Đang chờ khám tiêu chảy, bé lên cơn co giật vì nắng nóng
Cô bé tiêu chảy kèm sốt cộng với nhiệt độ bên ngoài cao đã lên cơn co giật, không xử lý đúng có thể nguy hiểm tính mạng.
Ngày 21/2, PGS-TS-BS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, trong ngày 20/2, Khoa tiếp nhận một trường hợp khá hi hữu.
Đó là cô bé (9 tháng tuổi) đang được cha mẹ đưa đến BV Nhi đồng 1 để khám tiêu chảy kèm theo sốt. Lúc ở phòng khám chờ đến lượt thì bé đột ngột lên cơn sốt cao, biến chứng co giật khiến ba mẹ hốt hoảng.
Ngay sau đó, bé đã được đưa đến Khoa hồi sức để xử trí. Tại đây, bé đã được lau mát, thông đường thở, đặt nằm nghiêng cho thở oxy. Vài phút sau, bé hồi tỉnh. Đến tối, tình trạng của bé ổn định nên đã được chuyển sang Khoa tiêu hóa tiếp tục điều trị.
Theo BS Phạm Văn Quang, nguyên nhân khiến bé co giật có thể do bé đang sốt cộng với nhiệt độ bên ngoài cao làm cho thân nhiệt của bé tăng cao gây co giật.
Trong các tình huống này, nếu phụ huynh không biết cách xử trí có thể gây nguy hiểm tính mạng cho bé. BS Quang hướng dẫn nếu bé lên cơn co giật tại nhà, phụ huynh nên lập tức đặt bé nằm nghiêng.
“Sở dĩ phải đặt bé nằm nghiêng thì lúc này lưỡi của bé sẽ rớt ra phía trước, giúp khai thông đường thở. Nếu chẳng may bé có ói ra đàm nhớt thì tư thế này cũng sẽ giúp tống khứ dịch ra. Nếu áp dụng theo cách này, khoảng vài chục giây sau, bé sẽ hết co giật. Tuyệt đối không nặn chanh, đổ sả, đổ nước vào miệng bé lúc này vì sẽ gây hít sặc, biến chứng viêm phổi”, BS Quang lưu ý.
BS Phạm Văn Quang đang thăm khám cho một bệnh nhi. Ảnh: HL
Cũng theo BS Quang, thời tiết TP.HCM đang nắng nóng, đây là thời điểm thuận lợi cho các bệnh lý liên quan tăng cao. Trong đó là các bệnh lý về đường tiêu hóa, bệnh lý hô hấp, bệnh lý về da, các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lý về đường tiêu hóa có thể kể ra là tiêu chảy cấp, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm do thức ăn trong môi trường nóng dễ ôi thiu, ô nhiễm. Do đó, phụ huynh cần chú ý thực hiện ăn chín, uống sôi bảo vệ trẻ.
Bên cạnh đó, trời nóng nên nhà nhà sử dụng quạt, máy lạnh nhiều hơn. Trẻ con bản tính hiếu động nên thường chạy ra chạy vào giữa hai môi trường trong nhà và bên ngoài. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến trẻ viêm amidan, viêm hô hấp trên, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi. Do đó, phụ huynh cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, cho trẻ ở nơi thoáng mát nhưng đừng để nhiệt độ xuống quá thấp.
Video đang HOT
Bệnh lý về da gồm có rôm sảy, nhiễm trùng. Nguyên nhân do trời nóng, bé sẽ đổ mồ hôi, khó chịu nên có khuynh hướng gãi tay chân, môi trường da chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, cần tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho bé bớt đổ mồ hôi.
Ngoài ra, đối với các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu đã có vắc xin nên phụ huynh cần đưa bé đi tiêm ngừa đầy đủ đầy đủ, nhận biết các dấu hiệu phát hiện bệnh sớm để đưa đi thăm khám, chủ động cách ly bé nếu mắc phải để bảo vệ cho cộng đồng.
Quá tải bệnh nhi
Theo BS Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa khám bệnh BV Nhi đồng 1, số bệnh nhi đến khám luôn trong tình trạng quá tải. Mỗi ngày, tại đây tiếp nhận 4.000 đến 5.000 bệnh nhân đến khám và điều trị. Trong số đó, khoảng 20-30% bệnh nhi mắc các bệnh lý về đường hô hấp, 10-20% mắc các bệnh lý về tiêu hóa, khoảng 5% mắc bệnh tay chân miệng và rải rác một số ca bệnh thủy đậu, viêm não.
Theo các bác sĩ, chính sự thay đổi của thời tiết đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus bùng phát và tấn công khiến trẻ mắc bệnh.
Hoàng Lan
Theo Pháp luật TPHCM
7 điều gì có thể xảy ra nếu bạn không rửa tay sạch?
Rửa tay là một hành động đơn giản, được thực hiện nhiều lần trong ngày, nhưng nó quan trọng hơn bạn nghĩ đấy. Nếu không rửa tay hay giữ tay sạch sẽ thì bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh sau, theo Reader.
Hãy rửa tay vì chính bạn và vì người khác - SHUTTERSTOCK
Bệnh hô hấp nặng
Nếu bạn không rửa tay, bạn sẽ bị bệnh. Bạn có thể bị cảm lạnh thông thường, nhưng những rủi ro nghiêm trọng hơn thế nhiều. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cúm, viêm phổi, adenovirus và thậm chí là bệnh tay, chân và miệng là tất cả các bệnh về đường hô hấp mà bạn có thể mắc phải từ việc "bỏ bê" việc rửa tay.
Rửa tay sạch có thể làm giảm số lượng cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp mà bạn mắc phải từ 16 đến 21%. Đó là lý do tại sao rửa tay là một trong 20 bí mật của những người không bao giờ bị bệnh, theo Reader.
Tiêu chảy
Các bệnh liên quan đến tiêu chảy có thể tấn công dễ dàng ở những người không rửa tay, Tanya McIntosh, học viên kiểm soát nhiễm trùng tại Trung tâm Y tế Đại học Kansas (Mỹ), nói.
Rửa tay sau khi bạn đi vệ sinh là một điều quan trọng. Vi khuẩn và vi rút từ phân có thể gây ra các bệnh liên quan đến tiêu chảy khác nhau, bao gồm salmonella, norovirus và E. coli 0157.
Theo báo cáo của CDC, hành động rửa tay đơn giản giúp giảm 31% số người mắc bệnh tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm
Rửa tay đóng vai trò chính trong việc tránh bệnh? Khi bạn nấu ăn, rửa tay thường xuyên là điều cần thiết để ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Các loại thực phẩm như thịt sống, rau có chất bẩn hoặc trứng có thể chứa vi khuẩn có hại có thể gây bệnh cho bạn nếu không được xử lý đúng cách, theo Reader.
Lây nhiễm cho người khác
Hãy nhớ rằng, bàn tay đang chạm vào khá nhiều thứ xung quanh suốt cả ngày. Điều này có nghĩa là khi bạn chạm vào tay nắm cửa sau khi chạm vào mắt, miệng, mũi hoặc mặt, bạn sẽ đặt bất cứ ai chạm vào nó sau khi bạn có nguy cơ nhặt vi trùng.
Và tương tự như vậy, khi bạn chạm vào tay nắm cửa đó, bạn cũng sẽ nhặt vi trùng của tất cả những người chạm vào nó trước bạn.
Khiến những người có hệ miễn dịch yếu gặp nguy hiểm
Theo bác sĩ gây mê Christian Whitney tại Mỹ, tay có thể tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng có hại và cũng lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và những người khác bị suy giảm miễn dịch và dễ bị nhiễm trùng.
Nói cách khác, bằng cách không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc chạm vào thực phẩm có khả năng bị ô nhiễm, bạn có thể tạo ra các biến chứng lớn cho những người xung quanh có hệ miễn dịch yếu hơn. Hãy giảm thiểu rủi ro bằng cách rửa tay, theo Reader.
Góp phần kháng kháng sinh
Rửa tay là bước quan trọng nhất trong việc không bị nhiễm trùng ngay từ đầu, do đó, thực hiện thường xuyên có thể làm giảm số lượng nhiễm trùng lây nhiễm bệnh nhiễm trùng thường được điều trị bằng kháng sinh.
CDC báo cáo rằng rửa tay có thể ngăn ngừa khoảng 1/3 các bệnh liên quan đến tiêu chảy và khoảng 1% các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Nó cũng có thể làm giảm gần 60% sự lây lan của các bệnh liên quan đến tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu. Ít nhiễm trùng hơn có nghĩa là điều trị bằng kháng sinh ít phổ biến hơn và việc lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân hàng đầu gây kháng kháng sinh, theo Reader.
Rửa tay cũng có thể ngăn ngừa sự lây lan của những căn bệnh khó điều trị khỏi vi trùng đã trở nên kháng kháng sinh.
Dựa vào chất khử trùng tay quá nhiều
Chất khử trùng tay và khăn lau khử trùng chắc chắn có lợi, nhưng chúng không nên là thứ bạn nên làm. Theo bác sĩ Whitney, nó không chỉ là loại xà phòng làm chết mầm bệnh trên tay bạn.
Tuy nhiên, rửa tay cần được thực hiện đúng cách, có nghĩa là rửa đủ xà phòng và chà trong ít nhất 20 giây. Có một số mầm bệnh mà chất khử trùng tay không hiệu quả đó là C. difficile, mà mọi người thường mắc phải sau đó sử dụng kháng sinh kéo dài, theo Reader.
Theo thanhnien
Làm gì khi dị vật chặn đường thở? Tình trạng trẻ em suýt chết vì bị hóc dị vật ngày càng nhiều. Theo các bác sỹ chuyên khoa, dị vật đường thở là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng nên phải được xử trí kịp thời. Tai nạn này gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ. Bởi vậy, khi trẻ bị dị vật đường thở, người nhà...