Đang cập nhật: 12 người chết vì bão, người dân vẫn đùa với tử thần
15h30, bão Haiyan đang chuyển hướng về phía Đông Bắc bộ, có thể suy yếu. Hải Phòng huy động 4 xe thiết giáp, 600 CSGT Hà Nội sẵn sàng chống mưa ngập.
Giới trẻ Thanh Hóa vẫn đổ ra biển tạo dáng chụp ảnh, bất chấp lệnh cấm trước bão Haiyan.
17h30:
Bão đã được dự báo không đổ bộ vào khu vực miền Trung. Đêm nay 10/11, bão số 14 sẽ đổ bộ vào Thái Bình và Quảng Ninh. Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, cho biết: “Các tỉnh từ Thái Bình đến Quảng Ninh là trọng tâm cơn bão số 14 đổ bộ trong khoảng 12 đến 18 giờ tới, gió sẽ giật đến cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 11 -12. Ngay từ bây giờ 16h ngày 10/11, ở trên biển, toàn bộ vịnh Bắc Bộ đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8 trở lên, vùng gần tâm bão cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15, biển động dữ dội. Thời tiết từ giờ đến khi bão tan, gió mạnh và sóng biển rất lớn, có thể đánh đắm nhiều tàu trọng tải lớn”. Theo Quân đội nhân dân.
17h:
“Chiều 10/11, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (huyện Nam Đàn, Nghệ An) cho biết, khoảng 7h sáng 10/11, bà Nguyễn Thị Vân (67 tuổi, trú xóm 9, xã Nam Xuân) ra vườn cây trước nhà để chặt tỉa cành để phòng chống bão Haiyan. Do trời mưa, bị trượt chân rơi xuống ao khiến bà Vân bị đuối nước. Người dân phát hiện và tìm vớt bà Vân lên rồi đốt lửa sưởi ấm cứu bà Vân, nhưng do sức yếu bà Vân đã tử vong”, PV Phạm Hòa cho hay.
“Hà Tĩnh có một cán bộ thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ phòng chống bão”, PV Phạm Hòa cho biết. “Vào 21h ngày 9/11, trong khi đang làm nhiệm vụ điều tiết nước phòng chống bão Haiyan, do trời tối, anh Nguyễn Cảnh Bình (SN 1975, huyện Đức Thọ), Phó tổ trưởng Tổ quản lý cống Đức Xá trên đê La Giang thuộc địa bàn xã Bùi Xá, Đức Thọ, bị trượt chân rơi xuống nước và thiệt mạng. Đến khoảng 22h cùng ngày, thi thể anh Bình được phát hiện, đưa lên bờ”.
15h chiều nay 10/11, tỉnh Thanh Hóa đã chính thức phát đi thông báo ngừng di dân vì bão số Haiyan đã đổi hướng về phía Bắc, không đổ bộ vào Thanh Hóa trong đêm nay.
16h30
Đại diện hãng hàng không Jetstar Pacific cho biết, do thời tiết tại Đà Nẵng tốt lên, 17h20 hôm nay, hãng này sẽ khôi phục chuyến bay từ TP.HCM đi Đà Nẵng. Chuyến ngược lại Đà Nẵng về TP.HCM xuất phát lúc 19h5.
Theo Jetstar Pacific cho biết, có 12 chuyến bay giữa TP.HCM và Đà Nẵng, Vinh, và giữa Hà Nội – Đà Nẵng của hãng trong ngày 10/11 phải hủy để bảo đảm an toàn do ảnh hưởng của bão Haiyan. Theo Tiền Phong.
Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung – Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng) vừa cho biết đã có 10 người chết do bị tai nạn trong lúc phòng, chống bão Haiyan. Quảng Nam có 3 người, Quảng Ngãi 2 người, Thừa Thiên – Huế 5 người).
Cụ thể, ông Nguyễn Hoa (57 tuổi trú P.Hoà Thuận, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) trong lúc chặt cây bị ngã, chết lúc 13h ngày 9/11. Ông Ngô Tấn Đức (48 tuổi, trú huyện Thăng Bình, Quảng Nam) trong lúc tháo bảng quảng cáo bị điện giật chết. Ông Nguyễn Văn Hiền (44 tuổi, trú Đại Lộc, Quảng Nam) trong lúc chằng chống mái tôn bị ngã và chấn thương sọ não, tử vong. Ông Phùng Thanh Liêm (50 tuổi) ở xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) trong lúc chặt cây phòng, chống bão số 14 bị ngã, chết lúc 15 giờ ngày 9/11. Chị Nguyễn Thị Hồng Sen (27 tuổi, quê xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ) là PV Đài Truyền thanh huyện Đức Phổ, trên đường đi tác nghiệp về nhà, bị tai nạn tử vong. Tỉnh Thừa Thiên – Huế có 5 người thiệt mạng và 2 người bị thương do bão lũ.
16h00:
Tính đến trưa nay 10/11, TP Hải Phòng đã bố trí gần 37.000 lực lượng xung kích, 328 xe ôtô các loại, 107 tàu và xuồng cao tốc, 4 xe thiết giáp sẵn sàng phòng chống bão lũ.
Tại Hà Nội, 16 xe quân dụng đã được CSGT huy động dể tham gia cứu hộ, cứu nạn trong mưa bão. Tại các điểm, nút giao thông ngập sâu, các đơn vị sẽ bố trí xe tải hoặc xe cẩu thường trực đẻ cẩu, kéo ô tô bị sự cố chết máy ra khỏi nơi ngập úng, không để ùn tắc, tai nạn giao thông xảy ra.600 chiến sĩ đã được huy động.
Theo trung tâm dự báo KTTV, ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ từ chiều tối nay (10/11) gió sẽ mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11 – 12.
15h00:
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc và Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20km, đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13 giờ ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt – Trung. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp7.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 – 35km. Đến 1 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh phía Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
“Mực nước ở hồ chứa Rào Đá (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) hiện là 26,6m, trong khi mức cao trình cho phép là 29,7m. Dù ở Quảng Bình mưa nhỏ nhưng lượng nước về hồ khá nhanh. Do đó, công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình đang tiến hành xả lũ ở mức vừa phải để bảo vệ an toàn hồ đập, đồng thời tránh lũ gây thiệt hại cho vùng hạ du. Hồ Rào Đá có dung tích thiết kế 82 triệu m3 nước. Trong khi đó, trạm thủy nông Phú Vinh (xã Thuận Đức, TP.Đồng Hới, Quảng Bình) cũng đang tiến hành xả lũ với mức 27 m3/s. Hiện, đơn vị quản lý công trình bố trí người theo dõi chặt chẽ mực nước để chủ động đưa ra phương án đối phó với các nguy cơ, đồng thời chủ động phương tiện và lực lượng sẳn sàng ứng cứu khi có sự cố”, PV Hà Thương cập nhật.
Một đoạn kè biển dài khoảng 150m ở xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) bị sạt lở, đe dọa đến người dân. Ngoài biển Quảng Bình có sóng gió cấp 5 – 6, sóng vỗ cao 1 – 2m, nhưng nhiều người dân vẫn đứng xem.
Theo TT dự báo TT KV, 14h ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Nghệ An – Quảng Trị khoảng 270km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, vào 13h chiều nay 10/11, tâm bão Haiyan cách bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị khoảng 270km về phía Đông. Cường độ mạnh cấp 13. Dự báo trong 6 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió giật mạnh cấp 9, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 8, ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Đồng Hới (Quảng Bình và Thuận An (Huế) đã có gió giật mạnh cấp 7. Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có mưa vừa đến mưa to; lượng mưa phổ biến tính đến 10h sáng nay (10/11) khoảng 40 – 100mm, một số nơi lớn hơn trên 100mm.
Ninh Bình cấm ra khơi toàn bộ đối với các tàu thuyền trên biển và sông. UBND tỉnh Ninh Bình đã thực hiện cấm toàn bộ các tàu thuyền ra khơi từ 10h ngày 10/11 cho đến khi bão tan.
Hiện nay tỉnh Ninh Bình có 245 chòi canh ngao với 392 lao động đang hoạt động từ đê Bình Minh III ra Cồn Nổi và 748 hộ với 896 nhân khẩu đang nuôi trồng thủy sản từ đê Bình Minh II đến đê Bình Minh III. UBND tỉnh đã yêu cầu lực lượng Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Ninh Bình liên tục cập nhật, thông báo để người dân có biện pháp bảo vệ tài sản và sẵn sàng di chuyển khi có lệnh.
Tỉnh Ninh Bình cũng sẵn sàng 100% quân số, chuẩn bị phương tiện cứu hộ cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có tình huống bất thường xảy ra; bố trí lực lượng cảnh sát giao thông hướng dẫn và kiểm soát giao thông tại các tuyến đường bị ngập sâu trên địa bàn thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp, khu vực ngầm tràn qua sông, suối.
Theo PV Phạm Hòa, Thiếu tá Lê Hồng Tuấn trợ lý cứu hộ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An cho biết, đến thời điểm hiện tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã huy động 100% quân số sẵn sàng chống bão. Dự kiến chiều nay sẽ tổ chức 6 đoàn đi các vùng trọng điểm để cùng người dân triển khai công tác phòng chống cơn bão số 14. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh cũng huy động 3 xuồng lớn, 6 xuống loại trung bình và 56 xuồng cứu hộ khác cùng 40 xe ô tô xe vận chuyển các loạị để chuẩn bị đón bão. Đặc biệt có 3 xe thiết giáp cũng đã sẵn sàng khởi động máy chờ lệnh điều động phục vụ chống bão…
Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Kỳ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An cho biết, mọi công tác triển khai đón bão đã sẵn sàng, hiện lãnh đạo địa phương đang theo sát diễn biến của cơn bão số 14 để có phương án ứng phó kịp thời với phương châm 4 tại chỗ. Sở huy động 100% con số để tham gia chống bão. Ra lệnh tạm dừng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an toàn khi bão vào. Việc tham gia lưu thông trên các tuyến đường 1A và đường mòn HCM được đặc biệt lưu tâm và theo dõi sát để tiến hành cấm đường, phân luồng khi xảy ra tình trạng sạt lở. Các máy móc hiện đại nhất cũng được huy động sẵn sàng tham gia cứu hộ, sửa chữa công trình giao thông khi có yêu cầu.
Trưa 10/11, trước những diễn biến bất thường của cơn bão Haiyan, Giám đốc Sở GD – ĐT Nam Định đã gửi công điện khẩn số 2 yêu cầu các trường học, trung tâm trên địa bàn toàn tỉnh cho học sinh nghỉ học ngày thứ hai (11/11) và chủ động có kế hoạch dạy bù sau. Sở GD – ĐT yêu cầy các trường học thông báo học sinh và phụ huynh biết để quản lý con em mình, PV An Hoàng ghi nhận.
14h00: “Gần 300 người dân sinh sống trên đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã xuống hầm có sẵn trên đảo để trú bão. Mọi thông tin liên lạc đều không thể thực hiện. Hiện nay, vùng biển Vĩnh Linh có sóng cao từ 2 – 3m”, PV Hà Thương cập nhật.
Thông tin vào lúc 13h10 cho biết một số xã ở vùng trũng Hải Lăng (Quảng Trị) như Hải Dương, Hải Thiện, Hải Thành… đã bị ngập sâu trong nước lũ từ 0,5 – 1m. Dọc đường tránh lũ Hải Lăng, nước ngập trắng đồng, gió to khiến người đi lại bằng xe máy rất khó khăn. Tại vùng biển Mỹ Thủy, gió to cấp 7 – 8 uốn cong ngọn dương, sóng cao từ 1 – 2m.
Trong ngày 10/11, UBND tỉnh Quảng Trị có công văn yêu cầu hoãn nhiều đám cưới trong tỉnh. Riêng tại TP.Đông Hà, số liệu do PV ghi nhận có khoảng 10 đám cưới phải hoãn lại. Một số nơi ở Quảng Trị đã bị cắt điện để phòng tránh nguy cơ tai nạn trong bão.
Trượt ván đùa giỡn với tử thần bất chấp lệnh cấm ở Sầm Sơn, Thanh Hóa.
13h00: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió giật mạnh cấp 9, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 8, ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Đồng Hới (Quảng Bình và Thuận An (Huế) đã có gió giật mạnh cấp 7.
Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có mưa vừa đến mưa to; lượng mưa phổ biến tính đến 10h sáng nay (10/11) khoảng 40 – 100mm, một số nơi lớn hơn như Bạch Mã (Huế): 159mm, Nam Đông (Huế): 106mm; Trà Bồng (Quảng Ngãi): 136mm, Bình Đông (Quảng Ngãi): 102mm.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 12h ngày 10/11, tâm bão ở cách bờ biển các tỉnh Thừa Thiên Huế – Quảng Trị khoảng 180km về phía Đông. Cường độ mạnh cấp 13. Dự báo, trong 6 giờ tới, di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km.
Video đang HOT
Sáng 10/11, thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên tiểu đoàn DK1, cho biết toàn bộ cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1, vũ khí, trang thiết bị đều an toàn tuyệt đối trước sự tấn công của cơn bão Haiyan. Thiếu tá Nguyễn Xuân Nam ở nhà giàn DK1/9 vừa gọi điện thoại về cho biết hiện tại sóng rất dữ dội. Sóng lớn đánh qua sàn cập tàu, có lúc lên đến lan can chiếu nghỉ đầu tiên.
Ngày mai, Hà Nội và Hải Phòng có thể hứng chịu lượng mưa lớn, có nơi lên đến 300mm, gây ngập úng lớn.
11h30:
8h sáng nay 10/11, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết tỉnh đã quyết định di dời khẩn cấp 10.023 hộ với 44.620 người ở các vùng cách mép nước biển 200m thuộc 6 huyện, thị xã ven biển Thanh Hóa đến nơi an toàn. Theo ông Quyền, việc di dời phải được hoàn tất trước 18h ngày 10/11.
9h10 sáng nay 10/11, gió rít rất mạnh đang cày xới đảo Cù Lao Chàm (thuộc xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An, Quảng Nam). Hơn 900 người dân của 2.400 dân trên đảo đang phải trú ẩn ở các căn nhà tránh bão cộng đồng, trường học, trạm xá, các hội trường của tiểu đoàn 70, và biên phòng đóng quân trên đảo này.
Sóng to tại cảng Vũng Áng…13.000 công nhân đã được sơ tán, công trường tạm dừng.
11h00:
Đến trưa 10/11, hơn 36.700 hộ/117.000 nhân khẩu nằm trong vùng nguy hiểm ven biển, sạt lở… ở các huyện trong tỉnh đã được di dời trước đó để tránh siêu bão Haiyan, trở về nhà. Hiện Quảng Ngãi chỉ có mưa nhỏ và gió nhẹ tại một số vùng ven biển. Riêng tại vùng biển huyện đảo Lý Sơn gió đã giảm, nhưng vẫn còn ở cấp 7, chưa có thiệt hại về người và tài sản.
Lúc 9h ngày 10/11, Thượng tá Nguyễn Trọng Bình, Chính trị viên Đảo Song Tử Tây cho biết từ 9h – 11h trưa 9/11, bão HaiYan đi qua đảo Song Tử Tây gây mưa to, gió giật cấp 12, biển động giữ dội. Hiện nay, sóng đã ngớt và chỉ vào khoảng cấp 4, thời tiết tốt. Theo Quân đội nhân dân.
10h30:
Theo TT dự báo KTTV TW, 9h sáng nay 10/11, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Quảng Nam – Quảng Trị khoảng 190km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Tại cuộc họp tại Sở chủ huy tiền phương (đóng tại TP.Đà Nẵng) vào sáng sớm nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói chúng ta không hoài công trong việc ứng phó bão, kế hoạch triển khai phòng chống bão Haiyan thể hiện trách nhiệm đối với người dân. Thậm chí đã có phương án công bố tình trạng khẩn cấp. Riêng người dân cũng đã rất chủ động, như đào hầm tránh bão ở Quảng Nam… Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bão bây giờ đã vượt qua vùng biển Đà Nẵng nên người dân và chính quyền địa phương có thể tạm yên tâm, tuy nhiên tuyệt đối không được lơ là, chủ quan vì cơn bão này có hướng đi rất khó lường. Từ 12h hôm nay, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi có thể đưa dân trở về nơi ở, trừ các đảo như Cù Lao Chàm, Lý Sơn. Quân đội, thanh niên hỗ trợ đưa dân về an toàn, trật tự, trách nhiệm. Người già bị ốm đau bệnh tật phải được chăm sóc chu đáo. Bộ Công thương chỉ đạo các hồ thủy điện xả lũ an toàn. Các địa phương họp rút kinh nghiệm và chuẩn bị ứng phó với tình hình mưa lũ.
10h: “Quảng Trị có 130 hồ thủy lợi và 1 hồ thủy lợi thủy điện và 204 đập đã đầy nước. UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các đơn vị, địa phương chú ý theo dõi và kiểm tra thường xuyên các hồ trên, đề phòng nguy cơ mất an toàn hồ đập xảy ra, đồng thời có chế độ xả hợp lý đảm bảo an toàn cho vùng hạ du”, PV Hà Thương thông tin.
Ông Hồ Đại Nam, Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị), cho biết hiện Hải Lăng chỉ có gió cấp 5 – 6, trời mưa nhỏ. Tại các điểm sơ tán dân chỉ còn người già và trẻ em ở lại. Còn đàn ông và phụ nữ trở về nhà để thực hiện các công việc thường ngày. “Khi bão vào, lũ lên chia cắt thì tình hình mới phức tạp hơn. Khi nghe tin bão không vào đất liền và giảm cấp nên người dân đang rất bình tĩnh”, ông Nam cho biết.
Hình ảnh đường đi của bão dự báo lúc 9h30 sáng nay.
Đến 9h45, lượng mưa ở Đà Nẵng đang đã giảm dần, tuy nhiên gió vẫn còn tương đối mạnh. Tranh thủ lúc trời ngớt mưa, người dân Đà Nẵng đã hé mở cửa để nhìn ra ngoài quan sát tình hình. Trên các trục đường chính, người dân cũng bắt đầu ra ngoài để mua thêm các nhu yếu phẩm cần thiết.
Thông tin mới nhất do Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền trung Tây Nguyên cho biết cách đây ít phút, cơn bão số 14 đã làm 6 người chết. Trong đó Quảng Ngãi 2 người, Quảng Nam 3 và Thừa Thiên – Huế 1. Ngoài ra, từ chiều qua đến 9h sáng nay, các tỉnh miền trung từ Quảng Trị đến Bình Định đã có 30 người bị thương khi phòng chống bão số 14.
Quảng Trị: 9h sáng 10/11, ông Trương Khắc Trưởng, Phó ban PCLB và TKCN huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) cho biết hiện trên đảo gió cấp 7, trời âm u và không mưa. Hiện toàn bộ 118 người gồm nhân dân, cán bộ và công nhân xây dựng đã được sơ tán đến các nhà cao tầng và địa đạo quân sự để tránh bão. Mì tôm, lương khô và thuốc men đã chuẩn bị đầy đủ. Người dân Cồn Cỏ sẵn sàng đón bão.
Tại các huyện, thị khác của Quảng Trị, trời có mưa nhỏ và gió nhẹ. Ngoài đường, người dân vẫn đi lại rải rác mặc dù bão đang tiến sát đất liền. Trên Quốc lộ 1, xe ô tô vẫn đi lại rất nhiều.
Đà Nẵng: Đến thời điểm này, Đà Nẵng đã ngớt mưa, chỉ còn gió nhẹ. Nhiều người đã đổ ra đường, các quán ăn sáng mở cửa bán trở lại. Tuy nhiên, những người dân có nhà ở ven biển di tản tránh bão chưa được phép trở về nhà. Tại Sơ chi huy tiên phương phòng chống bão, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo mặc dù tâm bão đã chệch hướng khác nhưng người dân Quảng Nam, Đà Nẵng và các cấp chính quyền không được lơ là.
Tại Nghệ An, Thiếu tá Đinh Xuân Lâm, Đảo trưởng đảo Mắt, cho biết ngoài đảo đang mưa, gió giật cấp 5,6. Trong khi đó ở đảo Ngư, Đảo trưởng Vương Kiêm Cường cũng chia sẻ đang có gió nhẹ”, PV Phạm Hòa cập nhật.
Sáng 10/11, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết đến thời điểm này một số nơi ở miền Trung đã bị mất điện do ảnh hưởng của cơn bão Haiyan. Cụ thể, tại tỉnh Quảng Bình, mất điện một phần thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch, một phần huyện Quảng Ninh. Tại tỉnh Quảng Nam, mất điện xã Tam Nghĩa, cụm công nghiệp Chu Lai và huyện Núi Thành. Tỉnh Quảng Ngãi: mất điện xã Bình Đông, Bình Nguyên, Bình Trung, thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn), mất điện xã Bình Thuận và Cảng Dung Quất. Còn tại tỉnh Bình Định: mất điện thị trấn Tây Sơn thuộc huyện Phú Phong. (Theo Tuổi Trẻ).
9h22: Dự báo mới nhất của cơ quan khí tượng Nhật Bản, đường đi của bão sẽ hướng vào phía Bắc Thanh Hóa và có ảnh hưởng tới các tỉnh phía Bắc.
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định, bão số 14 (Haiyan) ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Nam Đinh từ chiều và đêm nay (10/11) có mưa, sau có mưa to đến rất to; lượng mưa cả đợt phổ biến từ 200 – 300mm; trong đất liền có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10; vùng ven biển cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12; cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 3- 4 m.
Đến sáng 10/11, Quảng Ngãi đã thoát khỏi vùng nguy hiểm của siêu bão Haiyan. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh đã có 2 người chết, 8 người bị thương và 1 nhà dân bị sập.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng, sáng nay cán bộ từ cấp quận, huyện phường xã tiếp tục xuống các hộ dân để kiểm tra công tác phòng chống lụt bão, đồng thời tiếp tế các nhu yếu phầm cần thiết cho nhân dân. Tại P.Nại Hiên Đông (Q.Sơn Trà), trong sáng nay hàng trăm thùng mì tôm và nước đóng chai đã được cán bộ phường đem xuống từng khu dân cư. Theo phản ánh của người dân, từ chiều qua hầu hết các chợ trên địa bàn tạm dừng hoạt động nên nguồn thực phẩm dự trữ đã sắp hết. Do đó, sự quan tâm tiếp tế của lãnh đạo địa phương dù không lớn nhưng đã phần nào giúp dân ấm lòng trong giờ phút bão vào. Ảnh: Hàn Giang.
Đến 8h45, một số nơi ở Đà Nẵng tiếp tục mưa to. Ở khu vực dọc tuyến đường Nguyễn Tất Thành, Trường Sa – Hoàng Sa (những nơi giáp biển) cảm nhận được sức gió vẫn rất mạnh. Mực nước ở các sông ở TP đang dâng cao. Sóng biển có lúc dâng từ 2 – 4m.
Theo thông tin mới nhất từ cuộc họp tối qua của các nhà chức trách Philippines, con số người chết do cơn bão Haiyan chỉ tính riêng ở khu vực tỉnh Leyte của nước này đã là hơn 10,000 người. (Theo Business Insider)
Do ảnh hưởng của mưa bão số 14, từ đêm 9/11 mực nước trên các sông từ Phú Yên đến Thừa -Thiên Huế sẽ lên, sau mở rộng ra các sông từ Quảng Trị đến Thanh Hóa.
Mực nước các sông từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Bình, thượng nguồn các sông ở Hà Tĩnh có khả năng lên mức báo động 3, có nơi trên báo động 3. Các sông từ Quảng Nam đến Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum và từ Thanh Hóa đến Nghệ An và hạ lưu sông La lên mức báo động 2, có nơi trên báo động 2.
Lúc 8h30, theo Trung tâm dự báo thời tiết Trung ương, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang có gió giật mạnh cấp 10, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) cấp 8; TP.Đà Nẵng và Thuận An (TP.Huế) có gió giật mạnh cấp 7. Ở quần đảo Hoàng Sa đã có gió giật mạnh cấp 11; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) gió giật cấp 7.
Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có mưa vừa đến mưa to; lượng mưa phổ biến tính đến 7h sáng nay (10/11) khoảng 20 – 40mm, một số lớn hơn như Nam Đông (Huế) 82mm; Tam Kỳ (Quảng Nam) 45mm.
Đến 8h ngày 10/11, tâm bão ở vào khoảng 16,6 độ vĩ bắc; 110,1 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi – Thừa Thiên Huế 195km về phía Đông. Cường độ mạnh cấp 13, cấp 14. Trong 6h tới, bão Hải Yến di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 – 30km.
18 phút trước
Lượng mưa đêm 9/11 (từ 19h ngày 9/11 đến 1h ngày 10/11), các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, khu vực Tây Nguyên có mưa vừa, phổ biến từ 20mm đến 40mm. Một số trạm có mưa lớn hơn như Thượng Nhật (TT. Huế): 46mm, Trà Bồng (Quảng Ngãi): 60mm. Các khu vực khác hầu như không có mưa.
1 phút trước
Do ảnh hưởng của mưa bão số 14, từ đêm 9/11 mực nước trên các sông từ Phú Yên đến Thừa -Thiên Huế sẽ lên, sau mở rộng ra các sông từ Quảng Trị đến Thanh Hóa.
Mực nước các sông từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Bình, thượng nguồn các sông ở Hà Tĩnh có khả năng lên mức báo động 3, có nơi trên báo động 3. Các sông từ Quảng Nam đến Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum và từ Thanh Hóa đến Nghệ An và hạ lưu sông La lên mức báo động 2, có nơi trên báo động 2.
Lúc 8h30, theo Trung tâm dự báo thời tiết Trung ương, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang có gió giật mạnh cấp 10, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) cấp 8; TP.Đà Nẵng và Thuận An (TP.Huế) có gió giật mạnh cấp 7. Ở quần đảo Hoàng Sa đã có gió giật mạnh cấp 11; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) gió giật cấp 7.
Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có mưa vừa đến mưa to; lượng mưa phổ biến tính đến 7 giờ sáng nay (10/11) khoảng 20 – 40mm, một số lớn hơn như Nam Đông (Huế) 82mm; Tam Kỳ (Quảng Nam) 45mm.
Đến 8h ngày 10/11, tâm bão ở vào khoảng 16,6 độ vĩ bắc; 110,1 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi – Thừa Thiên Huế 195km về phía Đông. Cường độ mạnh cấp 13, cấp 14. Trong 6h tới, bão Hải Yến di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 – 30km.
Lượng mưa đêm 9/11 (từ 19h ngày 9/11 đến 1h ngày 10/11), các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, khu vực Tây Nguyên có mưa vừa, phổ biến từ 20mm đến 40mm. Một số trạm có mưa lớn hơn như Thượng Nhật (TT. Huế): 46mm, Trà Bồng (Quảng Ngãi): 60mm. Các khu vực khác hầu như không có mưa.
8h30, Đà Nẵng hầu như không có gió, mưa nhẹ.
12 phút trước Sau một đêm đi tránh bão, người dân Hội An, Quảng Nam bắt đầu trở về nhà.
8h sáng nay, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.Hội An (Quảng Nam), cho biết 5.426 hộ với hơn 22.000 người dân sẽ rời các khu lánh nạn quay trở về nhà sau một đêm đi tránh bão, vì Hải Yến theo dự báo sẽ không đổ bộ vào Quảng Nam và quay đầu ra hướng Bắc.
Một PV tử nạn khi đi tác nghiệp phòng chống siêu bão Haiyan. Sáng 10/11, thân nhân gia đình đã chuẩn bị an táng cho chị Nguyễn Thị Hồng Sen (SN 1986), PV của Đài truyền thanh Đức Phổ (Quảng Ngãi). Được biết trước đó, vào tối 9/11, trong quá trình đi nắm thông tin tại các xã trong huyện để phản ánh việc triển khai phòng chống siêu bão Haiyan, trên đường trở về cơ quan thì chị Sen bị tai nạn giao thông, tử vong sau đó.
Mưa đã nhỏ bớt nhưng gió vẫn khá mạnh, người dân đã hạn chế ra đường. 6h sáng nay một số hộ dân sống ven biển – chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em – đã vào chùa Thuận An tránh bão. Theo người dân cho biết nếu bão lớn đổ bộ thì có tới khoảng gần 200 người sẽ vào chùa tránh bão.
Tính đến 5h ngày 10/11, các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên đã thực hiện sơ tán, di dời 174.582 hộ/ 602.838 người.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Ninh Bình dự kiến sáng nay 10/11 sẽ tổ chức di dời. Các tỉnh, thành phố Nam Định, Hải Phòng họp Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong sáng 10/11 và quyết định phương án di dời dân.
Tính đến sáng 10/11 đã có 5 người chết vì bão Hải Yến, trong đó Quảng Nam có 2 người, Quảng Ngãi có 2 người và Thừa – Thiên Huế có 1 người. Ngoài ra, có hàng chục người bị thương trong quá trình chuẩn bị phòng chống bão.
Tính đến sáng 10/11 đã có 4 người chết vì bão Hải Yến, trong đó Quảng Nam có 2 người, Quảng Ngãi có 2 người và Thừa – Thiên Huế có 1 người. Ngoài ra, có hàng chục người bị thương trong quá trình chuẩn bị phòng chống bão.
Theo Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng, đến 6h ngày 10/11, biên phòng các tỉnh, thành tuyến biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đã phối hợp với gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, hướng dẫn cho 85.969 phương tiện và 389.253 người biết hướng đi của bão để chủ động di chuyển phòng tránh.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh có công điện phê bình Chủ tịch các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang do chậm chễ trong công tác sơ tán dân.
Đỗ Pha Phin, tại địa chỉ phaphinth..@gmail.com:
Hiện tại, ở địa phận xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Huế, đang có gió giật nhẹ từng cơn. Có mưa vừa từ sáng đến giờ. Điện và thông tin liên lạc vẫn đảm bảo, dường như mọi hoạt động của người dân vẫn diễn ra bình thường, Chợ Diên Đại (xã Phú Xuân) vẫn họp như mọi ngày. Tất cả người dân vẫn chú ý theo dõi thường xuyên đường đi của cơn bão! Theo dự báo thì khoảng đến trưa nay, siêu bão mới đi ngang qua Thừa Thiên Huế.
Cả đêm qua, cụ Nguyễn Thị Tâm (78 tuổi, trú P.Mân Quang, Đà Nẵng) hầu như không chợp được mắt. Cụ không những lo cho tính mạng của mình mà còn lo cho “số phận” của ngôi nhà đơn sơ gần biển. “Tôi sống chừng này tuổi rồi, đã từng chứng kiến hàng trăm cơn bão, nhưng nghe đài báo cơn bão này lớn nhất trong lịch sử nên rất lo sợ”. Cùng chung tâm trạng, cụ trần thị Tiến (trú ở khu vực âu thuyền Thọ Quang được chính quyền sơ tán đến tòa nhà A7, P.Nại Hiên Đông) lo lắng: “Nghe nói cơn bão này to đến mức có thể thổi bay một chiếc ô tô hả chú? To vậy thì dân mình có sao không?”.
Số hiệu cơn bão tại Việt Nam từ đầu năm đến nay được Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn trung uơng đặt số hiệu:
Bão số 1 (Sonamu)
Bão số 2 (Bebinca)
Bão số 3 (Rumbia)
Bão số 4 (Cimaron)
Bão số 5 (Jebi)
Bão số 6 (Mangkhut)
Bão số 7 (Usagi)
Bão số 8 (Áp thấp nhiệt đới 18W)
Bão số 9 (Utor)
Bão số 10 (Wutip)
Bão số 11 (Nari)
Bão số 12 (Krosa)
Bão số 13 (Áp thấp nhiệt đới Wilma)
Bão số 14 (Haiyan)
40 phút trước
7h35 sáng 10/11, trong khu vực đất liền Quảng Ngãi có mưa nhỏ và gió nhẹ tại một số vùng ven biển. Riêng tại vùng biển huyện đảo Lý Sơn, nơi được dự báo là tâm của siêu bão Haiyan, ông Trần Ngọc Nguyên – Chủ tịch UBND huyện – cho biết: “Hiện gió ở cấp 7 – 8, lượng mưa 50mm, chưa có thiệt hại gì về người và tài sản”.
43 phút trước
Hiện PV đang có mặt tại một điểm trú ẩn tập trung tại Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng. Dù đã được chính quyền tạo nhiều điều kiện, song ở nơi ở mới người dân thiếu thốn trăm bề. Hàng trăm người phải tá túc trong một hội trường chỉ có một nhà vệ sinh. Sáng nay họ đang vội vã ăn tô mì tôm. “Bão mà chú. May mà còn có mì tôm để ăn”, cụ Nguyễn Thị Như (67 tuổi, đang trú ẩn tại nhà A7, P.Nại Hiên Đông), vừa bưng tô mì tôm vừa nói
.49 phút trước Đà Nẵng đang mưa rất to.
07:23 ngày 10/11/2013
số điện thoại 0987717*** chia sẻ:
“Hiện tại huyện Bình Sơn và đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió đang rất mạnh. Điện đã bị cúp từ 3h sáng. Tất cả mọi người đều án binh bất động trong nhà”.
07:20 ngày 10/11/2013
Ông Ngô Sĩ Thân, Chánh văn phòng trung tâm sát hạch lái xe cơ giới Hà Tĩnh: “Hiện ở Thạch Hà – Hà Tĩnh có mưa to, tương đối dày hạt”.
07:15 ngày 10/11/2013
Nguyễn Đắc Anh Khoa, đại học Nông Lâm Huế, chia sẻ:
Lúc 7h sáng ngày 10/11, khu vực thành phố Huế có mưa, ngày càng lớn kèm theo gió giật mạnh nhưng mọi thứ vẫn đều ổn, người dân hạn chế ra đường.
Khoảng 6h30 sáng vẫn còn thấy nhiều xe khách chạy từ hướng Bắc – Nam trên Quốc lộ 1A. Tàu hỏa chạy về phía ga Huế tránh bão.
07:15 ngày 10/11/2013
Tính đến sáng 10/11 đã có 4 người chết vì bão Hải Yến, trong đó Quảng Nam có 2 người và Quảng Ngãi có 2 người. Ngoài ra, có hàng chục người bị thương trong quá trình chuẩn bị phòng chống bão.
07:14 ngày 10/11/2013
Theo ghi nhận từ sáng sớm nay, tại tỉnh Quảng Nam trời có mưa nhỏ, gió nhẹ. Người dân rất vui mừng khi đón nhận thông tin khi bão Haiyan không đổ bộ trực tiếp vào địa phương. Một số người dân xóm thuyền ở xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ đã trở lại cuộc sống sông nước thường ngày. Tại các tuyến đường nội thị TP.Tam Kỳ, người dân vẫn mở quán bán hàng ăn bình thường. Trong khi đó, tại TP.Hội An, trời đang đổ mưa nhỏ, kèm gió.
07:12 ngày 10/11/2013
Số điện thoại 0988863*** chia sẻ:
“Mới gọi về cho mẹ, ở Thành phố Quảng Ngãi hiện giờ trời vẫn chưa có gió mạnh, mưa to. Lo quá, mong cho nó tan đi”.
07:08 ngày 10/11/2013 Người dân Duy Hải, Duy Xuyên, Quảng Nam đào hầm chống bão dã chiến. Ảnh: Tuổi Trẻ.
07:08 ngày 10/11/2013
Ngày 10/11, Vietnam Airlines hủy tổng cộng 62 chuyến bay đến – đi từ các sân bay Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Vinh, Đồng Hới, Thanh Hóa, Playku, Buôn Mê Thuột, Quy Nhơn, Tuy Hòa.
VietJetAir cũng phải hủy tất cả các chuyến bay đến – đi từ Đà Nẵng (18 chuyến bay) và Huế (6 chuyến bay) trong ngày 10/11 (ngày 9/11 đã hủy 4 chuyến bay). JetstarPacific cho hay sẽ hủy 4 chuyến bay từ Hà Nội và TP.HCM đi – đến Đà Nẵng trong ngày mai 10/11.
07:05 ngày 10/11/2013
Tính đến 19h ngày 9/11, các tỉnh từ Phú Yên đến Quảng Bình đã sơ tán được 132.860 hộ với hơn 700.000 người đến các nơi trú ẩn an toàn để tránh bão, khi siêu bão Haiyan mạnh nhất thế kỷ sắp đổ vào Việt Nam.
Dù bão Haiyan chưa đổ bộ vào nhưng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi đã có 3 người tử vong và nhiều người khác bị thương.
06:55 ngày 10/11/2013
Trao đổi với PV qua điện thoại, lãnh đạo Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng (nơi được dự báo chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất), cho biết hiện ở khu vực chân đèo Hải Vân có gió rất mạnh. Người dân ở các khu nhà liền kề, vùng nguy hiểm đã được di dời đến nơi an toàn từ tối qua. Cũng theo lãnh đạo quận này, hiện hầu hết sinh viên sống trọ ở các ngôi nhà tạm bợ đã được di dời đến nơi an toàn.
6:51 ngày 10/11/2013 Nguyễn Chín chia sẻ:
Xin chào nhé Hải Yến ơi vĩnh biệt
Đang yên bình em đừng ghé nơi anh Nhà tan hoang, cây ngã, lá xa cành Nếu em đến, thành phố anh sẽ thế…
Philippin tan hoang cơn gió xé
Tacloban tim ngừng đập nghìn người Buồn thế đấy nơi em qua thế đấy Đừng nghe em, dù đến chỉ một lần Chào hân hoan em Hải Yến đi xa (Đà Nẵng 5h30 ngày 10/11/2013)
6:47 ngày 10/11/2013 Đến 6h40 sáng nay, tại Quảng Nam
Theo Xahoi
Nữ phóng viên tử nạn trên đường đi làm tin bão
Sáng 10/11, phó chủ tịch UBND huyện Đức Phổ Trần Em, xác nhận việc nữ PV Đài truyền thanh - phát lại truyền hình Đức Phổ Nguyễn Thị Hồng Sen gặp nạn.
Ông Trần Lên, 54 tuổi dỗ dành cháu nội - Trần Trí Khang trong ngày tang lễ con dâu
Sáng 10/11, sau khi cơn bão "hủy diệt" Haiyan đi qua vùng biển Quảng Ngãi, bầu trời âm u đã dần hửng nắng. Ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, đông đảo người dân, hàng xóm đã đến chia buồn gia đình phóng viên Hồng Sen.
Căn nhà cấp bốn của gia đình chị Sen nằm lọt thỏm trong ngõ ngách của làng quê nghèo Phổ Thạnh.
Mắt đỏ hoe vì thương khóc vợ, anh Trần Ngọc Trang, kể: "Lúc 7h tối, vợ tôi còn gọi điện nói đi trực bão lũ nên không về nhà sớm được. Một tiếng sau lại thấy số máy vợ nhưng lần này là công an gọi tới báo tin vợ tôi đang cấp cứu ở bệnh viện. Nhưng mọi việc không kịp nữa..."
Đến 11h trưa, việc khâm liệm cho chị Sen được cử hành. Bà Nguyễn Thị Hoa, mẹ ruột chị Sen vẫn ngồi trong góc nhà khóc nấc, luôn miệng gọi tên con. Trên ban thờ nhỏ có đặt di ảnh chị Sen nở nụ một cười rạng rỡ, thảng trong hương khói bay bay.
Bão HaiYan đã đi qua, nhưng người dân và những đồng nghiệp ở huyện Đức Phổ đã mất đi một nữ phóng viên trẻ yêu nghề.
11h gia đình bắt đầu làm lễ khâm liệm cho chị Nguyễn Thị Hồng Sen
Đông đảo người thân và bà con hàng xóm tới chia buồn gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Sen sáng nay 10/11
Trước đó, khoảng 19h ngày 9/11 tại quốc lộ 1A đoạn đi qua xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra vụ tai nạn giữa xe khách 16 chỗ chạy tuyến Đà Nẵng - Quy Nhơn và xe máy.
Vụ tai nạn làm phóng viên Nguyễn Thị Hồng Sen (28 tuổi, Đài PTTH Quảng Ngãi), thiệt mạng. Vào thời điểm này, phóng viên Hồng Sen đang trên đường đi thực hiện các tin tức liên quan đến việc bão Haiyan (số 14).
Phóng viên Hồng Sen (28 tuổi, thôn Đông Quang, xã Phổ Văn, huyện Đức Phổ) công tác ở đài từ năm 2008. Hoàn cảnh của gia đình chị Sen rất khó khăn, con nhỏ mới 3 tuổi, chồng không có việc làm ổn định.
Sáng nay, các cơ quan đơn vị trên địa bàn, ngành giao thông đã đến viếng và chia buồn cùng gia đình.
Theo Xahoi
Dân Hà Nội "khoắng" sạch chợ đối phó siêu bão Haiyan Lo siêu bão Haiyan sẽ khiến Hà Nội ngập nặng, sáng nay, người dân Hà Nội đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ. Người dân đổ xô đi mua thực phẩm sáng nay. Siêu bão Haiyan đang trở thành nỗi khiếp đảm khi mang theo sức gió mạnh chưa từng có. Không chỉ các tỉnh ven biển miền Trung bị tàn phá,...