Đang cách ly, du học sinh Mỹ góp 18 triệu tiết kiệm để chống dịch
Cảm thấy biết ơn vì được về nước cách ly, Đinh Quang Nghị (sinh năm 2000, Hà Nội) quyết định dành toàn bộ 18 triệu tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác chống dịch Covid-19 ở Việt Nam.
Chia sẻ với Zing.vn từ khu cách ly ở Pháp Vân (Hà Nội), Đinh Quang Nghị – du học sinh Mỹ – cho biết tinh thần cậu rất tốt, sức khỏe ổn định sau 4 ngày sống tại đây.
Chàng trai 20 tuổi này vừa quyết định dành toàn bộ 18 triệu đồng tiền tiết kiệm của mình để đóng góp cho công tác chống dịch Covid-19 ở Việt Nam. Trước đó, nam sinh đã xin phép và nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ bố mẹ.
Nghị cho biết 18 triệu này là số tiền mình tích lũy được từ việc dạy thêm tiếng Anh và hoạt động khác ở Mỹ. Cậu muốn thể hiện sự biết ơn khi được về nước cách ly, cũng như thực hiện trách nhiệm với cộng đồng trong thời điểm khó khăn.
“Một lý do nữa khiến mình quyết định quyên góp là nhiều học sinh, sinh viên khác có thể đưa ra ý kiến không đồng tình với cách kiểm soát, thực hiện cách ly trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, đây là trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Bởi vậy, việc bắt bẻ, chê bai các khu cách ly là có phần quá đáng”, Nghị nói.
Ngoài việc ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, Nghị vẫn đảm bảo việc học trực tuyến và rèn luyện sức khỏe ở khu cách ly.
Đinh Quang Nghị lên máy bay từ New York, Mỹ trở về Việt Nam hôm 18/3 và đáp xuống sân bay Nội Bài 2 ngày sau đó. Tại đây, cậu thực hiện khai báo y tế, làm thủ tục nhập cảnh và kiểm tra sàng lọc y tế trước khi được đưa lên xe di chuyển về khu cách ly tập trung ở Pháp Vân.
Chàng trai được sắp xếp ở chung phòng với 3 người, là du học sinh từ Nhật Bản, Mỹ trở về. Không khí ở phòng thoải mái, vui vẻ, giờ giấc sinh hoạt của các thành viên khá tương đồng.
Do chênh lệch múi giờ ở Việt Nam và Mỹ, Nghị thường tham gia lớp học trực tuyến từ 21h tối tới 0h sáng hôm sau. Sau đó, cậu nghỉ ngơi đến 2h và thức dậy học tiếp. Tới 8h, 10X ăn sáng rồi nghỉ ngơi để tối tiếp tục học online.
Nghị cho hay bữa sáng thường là xôi hoặc bánh mì. Cơm hộp ở khu cách ly cho bữa trưa và tối đều dễ ăn.
Ngoài việc được ăn uống đầy đủ và đảm bảo việc học, Nghị cũng dành thời gian tập thể dục để giữ gìn sức khỏe. Đây cũng là thói quen của cậu từ khi còn ở Mỹ.
“Mọi thứ ở đây đều ổn. Mình không quá nhớ nhà hay muốn về vì đã quen với việc sống tự lập xa nhà”, Nghị cho hay.
10X cũng gửi lời cảm ơn các y bác sĩ, nhân viên y tế, chiến sĩ, tình nguyện viên đang ngày đêm vất vả chống dịch. Với cậu, việc mỗi người tuân thủ nghiêm túc việc cách ly đã phần nào san sẻ gánh nặng với họ.
Không gian phòng ở của Đinh Quang Nghị trong khu cách ly ở Pháp Vân.
Chia sẻ với Zing.vn, anh Đinh Quang Minh – bố của du học sinh Đinh Quang Nghị – cho biết kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, gia đình đã nhắc nhở Nghị giữ sức khỏe, rèn luyện thường xuyên ở Mỹ.
Ban đầu, gia đình dự định cho Nghị tự cách ly tại nhà khi về Việt Nam. Tuy nhiên, ngay khi biết chính phủ yêu cầu thực hiện cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ Mỹ, các nước châu Âu, các nước ASEAN từ 0h ngày 18/3, gia đình anh hoàn toàn tuân thủ.
“Gia đình tôi không có gì lo lắng cho con. Đây là biện pháp rất tốt mà Việt Nam thực hiện”, anh Minh cho hay.
Từ khi Nghị vào khu cách ly, gia đình anh Minh thường xuyên liên lạc để con đỡ buồn. Ông bố này không ủng hộ việc tiếp tế đồ ăn cho người đang được cách ly.
“Hai bố con thống nhất rằng không những mình tuân thủ, mà còn phải động viên người xung quanh tuân thủ vì hoàn cảnh đất nước đang khó khăn. Có gì ăn nấy, có gì dùng đấy. Việc tiếp tế đồ ăn, tụ tập ăn uống thừa mứa là không thể chấp nhận. Tôi chỉ gửi cho con sạc pin điện thoại, chút vitamin để con tăng cường sức đề kháng. Mẹ cháu gửi một chút hoa quả”, anh Minh nói.
Góc học tập của Nghị ở khu cách ly. 10X từng giành học bổng 80.000 USD từ Đại học Pace, New York, Mỹ – ngôi trường xếp hạng 177 trong top 200 của xứ cờ hoa.
Chia sẻ về việc con trai quyên góp 18 triệu đồng cho công tác chống dịch, anh Minh nói không hẳn tự hào mà thấy vui vì con có tinh thần trách nhiệm, suy nghĩ chín chắn, trưởng thành.
“Con suy nghĩ Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác, đang phải gồng mình chống lại dịch bệnh và suy thoái kinh tế. Khi còn tiền, con không muốn đất nước phải chăm sóc y tế cho mình miễn phí. Con đi làm có tích lũy được 18 triệu và muốn xin phép bố mẹ để ủng hộ quỹ”, anh Minh cho hay.
Người bố này cho biết thêm: “Lý do con xin phép là bởi gia đình đang gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh mùa dịch. Tuy nhiên, tôi nói với con rằng nếu bố có phá sản thì 18 triệu cũng không thể giải quyết vấn đề gì. Công ty tôi cũng đang kêu gọi ủng hộ công tác ‘chống dịch như chống giặc’. Con nhờ bố chuyển cùng khoản quyên góp này”.
Theo anh Minh, chi phí cách ly cho một người trong vòng 14 ngày có thể lên tới hàng chục triệu. Bởi vậy, du học sinh, người đi làm ở nước ngoài về có điều kiện kinh tế, đang được Nhà nước cho đi cách ly nên đóng góp để cùng chia sẻ với khó khăn này.
3 lý do để du học sinh ngừng than vãn các khu cách ly Việt Nam
Câu chuyện du học sinh ồ ạt về nước tránh dịch nhưng một vài người lên tiếng chê bai điều kiện cách ly 'bẩn, không thể ở được' khiến nhiều người bức xúc.
Vì sao du học sinh nên ngừng than vãn và chê bai các khu cách ly khi về nước? - Ảnh tổng hợp
Những ngày qua, hàng ngàn du học sinh và Việt kiều ồ ạt về nước trước khi các nước phương Tây đóng cửa "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Trở về nước có nghĩa là trở về với quê hương, gia đình, với nơi họ sinh ra và từng lớn lên. Tất cả phải trải qua 14 ngày cách ly tập trung trước khi trở lại cuộc sống bình thường. Mục đích của việc này không gì khác ngoài 2 chữ an toàn- an toàn cho chính bản thân họ, an toàn cho người sinh thành và cho những người xung quanh.
Tuy nhiên, vài ngày qua, những người mới trở về lập tức lên mạng than vãn về điều kiện cách ly ở Việt Nam với những từ ngữ như: "kinh khủng khiếp thật sự", "không dám đụng vào bất cứ cái gì" hay "không giống review trên Youtube"... Những lời nói trên khiến dư luận giận dữ trước thực tế cả nước đang gồng mình chiến đấu với đại dịch.
Sinh viên tình nguyện gấp rút dọn dẹp biến ký túc xá thành khu cách ly
Dưới đây là 3 lý do để các du học sinh ngừng "kể khổ" và phối hợp cách ly đúng quy định với cơ quan chức năng.
Thứ nhất, các bạn đang tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh
Có thể thấy hầu hết các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và lây nhiễm ra cộng đồng hầu hết đều trở về từ các quốc gia bùng phát dịch như Ý, Anh hay Mỹ...
Cập nhật đến sáng 23.3.2020, Ý là nước thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc với gần 60.000 ca nhiễm, hơn 5.000 ca tử vong. Ý cũng rơi vào những ngày tang thương khi hàng trăm người mất trong vòng 24 giờ vì Covid-19. Mỹ đứng thứ ba với 35.000 ca nhiễm, gần 500 người tử vong. Tiếp sau đó là các nước Tây Ban Nha, Đức, Iran, Pháp, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Anh... đều có số ca nhiễm tăng cao mỗi ngày.
Du học sinh và Việt kiều từ khắp nơi trên thế giới về nước để tránh dịch Covid-19 - Độc Lập
Trở về từ vùng dịch, có nghĩ là bạn đang tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cao và lây lan ra cộng đồng. Cả nước đang bước vào "2 tuần thử thách" để chống lại đại dịch thế giới. Việc cách ly 14 ngày đầu tiên là để an toàn cho bản thân của chính bạn. Sau đó, đây cũng là trách nhiệm, sứ mệnh của mỗi một công dân với cộng đồng, với Tổ quốc. Đã trở về Việt Nam, có nghĩa là bạn được hưởng đầy đủ quyền lợi của một công dân Việt, bạn được chào đón, được chăm sóc sức khỏe và được bảo vệ khỏi dịch bệnh. Vậy thì bạn cũng phải thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc bằng một hành động hết sức đơn giản, cách ly 14 ngày.
Việt Nam công bố bệnh nhân thứ 123 nhiễm virus corona một cô gái ở Bến Tre
Thứ hai, đi cách ly chứ không phải nghỉ dưỡng
Nếu bạn đi du lịch hoặc nghỉ dưỡng, bạn có quyền phàn nàn về dịch vụ kém hoặc tệ vì số tiền bạn bỏ ra không xứng đáng. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, các bạn đang được cách ly an toàn, được cộng đồng chăm sóc và bảo vệ mà chưa tốn phí bởi vì bạn là công dân Việt Nam.
Có bao giờ bạn nghĩ, ai là người thức đêm chạy những chuyến xe dài chở bạn về khu cách ly? Ai là người phục vụ đồ ăn và thực phẩm tận phòng mỗi ngày 3 bữa cho bạn? Ai là ngày đêm canh gác, túc trực để đảm bảo không ai xâm phạm, tấn công bạn? Trong khi bạn ngon giấc trên giường ngủ, có biết bao thanh niên phải nằm trên bìa carton, trên nền đất?... Họ cũng đều là những công dân Việt nhưng vì bạn, vì xã hội mà làm nhiệm vụ. Bạn đòi sự bình đẳng, vậy những người đang hy sinh thầm lặng để chống dịch Covid-19, họ đã đỏi hòi gì từ bạn?
Ùn ùn tiếp tế người thân ở khu cách ly tránh Covid-19: Hãy thương những người làm công tác phòng dịch, họ đã đủ mệt rồi. - Ảnh chụp màn hình
Trong những ngày này, Hà Nội đang đón 20.000 người Việt Nam; TP.HCM đang đón khoảng 17.000 người Việt từ vùng dịch về nước. Toàn bộ khu KTX Đại học Quốc gia TP.HCM lập tức trở thành địa điểm cách ly. Ngay trong đêm, hàng nghìn sinh viên và thanh niên phải dọn dẹp đồ đạc, phòng ốc để nhường lại không gian sinh hoạt cho các bạn.
Ký túc xá Đại học quốc gia TP.HCM ngày đầu thành khu cách ly
Với một số lượng người trở về quá lớn và ồ ạt như vậy, công tác chuẩn bị chắc chắn sẽ gặp nhiều thử thách, nhưng tất cả đã cố gắng hết sức. Câu chuyện về "đội phản ứng nhanh" tình nguyện dọn dẹp ký túc xá với hơn 120 tình nguyện viên đã trắng đêm dọn dẹp vật dụng, đồ đạc của sinh viên còn lại, chuyển đến các kho, kịp thời giúp ban quản lý KTX chuẩn bị cho khu cách ly phòng chống COVID-19 đã khiến nhiều người cảm động.
Nhiều thanh niên tình nguyện trắng đêm dọn dẹp, nhường chỗ ngủ cho người cách ly - Ảnh chụp màn hình
Nhưng bù lại, các du học sinh trở về nước đã nói gì?
"Nói không phải chứ ở đây kinh khủng khiếp thật sự. Không biết sống sao, không dám đụng bất cứ cái gì trong cái phòng này hết. Không như mấy cái review trên youtube đâu mọi người", một nữ du học sinh Mỹ chê bai điều kiện sống trong khu cách ly ĐH Quốc Gia TP.HCM trên Facbook.
"Không thể sống nổi luôn ấy. Như này quá sức chịu đựng của mình rồi mọi người ơi. Wifi không có, không có cái gì hết. Mọi người làm ơn đặt trường hợp đang sống ở một nơi gọi là sạch sẽ đi. Xong về ở như thế này thì cảm thấy như thế nào", Nữ du học sinh Canada dùng những từ ngữ rất khó nghe về khu cách ly.
"Có 4-8 người trong một phòng nhỏ và bẩn, không nệm, không quạt, không gối, không dịch vụ giao đồ ăn, 2 bữa cơm một ngày", một Việt kiều có tên Loc Selena Tran từ Bali (Indonesia) về Việt Nam đã viết như vậy trên Facebook cá nhân, mặc dù hình ảnh cô đăng tải có đầy đủ đồ dùng, quạt điện, nệm dày để sinh hoạt.
Du học Mỹ và du học sinh chê bai KTX Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh chụp màn hình
Nhiều cựu sinh viên ĐH Quốc gia tỏ ra bức xúc. Thúy Hằng (29 tuổi, cựu sinh viên ĐH Khoa học Xã hội nhân văn TP.HCM), cho biết: "KTX Đại học Quốc gia TP.HCM là nơi ở và sinh hoạt của biết bao thế hệ sinh viên chứ không phải nhà hoang mà để nhận chỉ trích như vậy. KTX nằm ở khu đất rộng lớn, cách xa đô thị ồn ào, không có khói bụi, KTX có thể cũ theo thời gian chứ không thể bẩn thỉu như các bạn du học sinh nói. Bản thân mình cảm thấy khá buồn khi đọc những lời bình luận đó".
Thứ 3, trở về Việt Nam để làm gì? Nghỉ ngơi, thăm nhà hay để được an toàn?
"Các bạn tự hỏi bản thân đi, mục đích các bạn trở về Việt Nam để làm gì? Để nghỉ ngơi, để thăm nhà hay... để an toàn?", một cựu sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM viết trên Facebook. "Rõ ràng các bạn về Việt Nam để tránh dịch, nhưng các bạn lại đang có nhiều sự đòi hỏi thái quá". Một người khác bình luận: " Nếu bạn có đầy đủ visa và giấy tờ hợp pháp, bạn cũng không phạm tội thì không có một đất nước hay quốc gia nào đuổi bạn cả, vậy thì lý do nào để bạn trở về?"...
Trong khi nhiều nước thế giới tỏ ra thờ ơ, thậm chí chủ quan khi Covid-19 bắt đầu lây lan thì tại Việt Nam, công tác phòng dịch để được thực hiện chủ động từ những ngày đầu. Mọi công tác phòng chống và ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19 được thực hiện đồng loạt ở các địa phương. Các thông tin về chăm sóc y tế và xét nghiệm đều được thực hiện khẩn trương và miễn phí nếu như bất kỳ một ai có dấu hiệu của dịch bệnh.
Bệnh nhân Trung Quốc xuất viện, liên tục cảm ơn bác sĩ Việt Nam - Nguyên Mi
16 trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên đều được chữa khỏi, trong khi thế giới nhiều người phải bỏ mạng vì không được chữa trị kịp thời. Quay trở lại với câu hỏi "Vì sao phải trở về?", câu trả lời chẳng phải vì bạn muốn được an toàn?
Nam ca sĩ Nathan Lee cũng từng viết một câu nói khiến nhiều cư dân mạng đồng tình, câu nói mang tính thông điệp rõ ràng: "Nếu không thoải mái, bạn hoàn toàn có thể book vé trở về nơi bạn đã đi. Để chỗ cho những người thật sự xứng đáng được quan tâm, chăm sóc".
Đây là lúc để mỗi người cùng đồng lòng góp sức, "đánh tan giặc" Covid-19 - Lê Nam
Đây không phải là lúc để du học sinh về nước đỏi hòi hay thể hiện sự ích kỷ của bản thân. Đây là lúc để mỗi người cùng đồng lòng góp sức chống đại dịch Covid-19, như những lời thơ trong bài D ịch bệnh rồi sẽ qua, nhưng bài ca ở lại tác giả Lương Đình Khoa gây xúc động những ngày qua.
Du học sinh vừa trở về từ Anh: Cảm ơn Tổ quốc Đôi mắt lờ đờ của mỗi người sau 12 tiếng bay mệt mỏi chợt ánh lên tia hy vọng. Mặt trời mọc từ từ ở phía xa, những tiếng thở phào nhẽ nhõm thốt lên qua lớp khẩu trang mỏng: "Về nhà rồi, an toàn rồi". Chuyến bay số hiệu VN50 đưa 164 hành khách đi từ London về TP.Hồ Chí Minh -...