Đang bữa cơm chồng rủ vợ con đi sở thú, mẹ chồng ở bên liếc xéo “nhà có con cọp rồi, cần gì đi đâu”
Có ai đó đã từng nói rằng “bên trong mỗi ngôi nhà có một người đàn bà đang khóc” khi chia sẻ những nỗi ấm ức, tủi thân về cuộc sống sau hôn nhân với bố mẹ chồng. Quả thật, đôi khi chỉ cần 1 lời nói thốt ra từ miệng mẹ chồng dù vô tình hay hữu ý cũng đả thương mạnh gấp trăm lần điều gì khác.
Hầu hết các cô con dâu khi bước chân về nhà chồng đều mong muốn làm những gì tốt nhất để chăm sóc cho gia đình mình. Tuy nhiên thực tế cho thấy, mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu vẫn không thể tránh khỏi.
Trong cuộc sống thường ngày khi chung sống với bố mẹ chồng, đôi khi những lời nói vô tình hoặc cố ý của mẹ chồng khiến con dâu bị tổn thương ghê gớm, nó được ví như là “xát muối” vào lòng và rất khó khăn sau đó để cải thiện lại mối quan hệ một khi “lời nói như bát nước đổ đi không bao giờ lấy lại được”.
Trong diễn đàn tâm sự của nhiều chị em phụ nữ, hỏi đến 100 người thì 99 người đi làm dâu đều chia sẻ rằng, họ rất dị ứng và bị tổn thương sâu sắc bởi những câu nói “xóc óc” của mẹ chồng.
Chỉ vì một câu nói gây tổn thương mà sau này, trong suốt quá trình làm dâu, họ không thể gần được với mẹ chồng nữa.
Tương tự như vậy, một nàng dâu trong câu chuyện dưới đây cũng trải qua hoàn cảnh tương tự.
Bài đăng của nàng dâu đã nhận được rất nhiều bình luận từ hội chị em, mẹ bỉm. (Ảnh chụp màn hình)
Chẳng là chồng muốn ngỏ ý đưa vợ con đi chơi sở thú. Thế nhưng khi vợ chưa trả lời, mẹ chồng đã lập tức chen ngang, trả lời thay với những lời lẽ đầy tính “xách mé”, mắt không quên đá mắt về phía con dâu: “ Nhà có con cọp rồi, cần gì đi đâu“.
Video đang HOT
Quá tức giận và uất ức, nàng dâu đăng đàn tâm sự đồng thời hỏi hội chị em “Em phải trả lời câu gì cho ngầu đây mấy chị?”.
Đúng là chuyện mẹ chồng – nàng dâu muôn đời không hết chuyện, tình huống này ngay lập tức khiến hội chị em xôn xao bàn tán.
Người thì phê phán mẹ chồng ăn nói xéo xắt, người thì khuyên nàng dâu cách “trã đũa” sao cho thật hả hê. Người lại khuyên nên dĩ hòa vi quý.
Thành viên Hà Tú Anh bức xúc viết: “ Gớm, mẹ chồng gì mà chua ngoa hết phần người khác, lời nói chẳng có gì ghê gớm nhưng chính ẩn ý của nó mới là ghê gớm. Bà mẹ chồng này chẳng vừa”.
Nickname Zeni House thì gợi ý cách “đáp trả” mẹ chồng sâu cay nhất: “Nói lại với chồng là, mẹ nói đúng rồi anh ạ, ở nhà có hẳn 2 con cọp, chồng còn cần đi đâu xem nữa”, đảm bảo bà tức tím mặt mà không làm gì được“.
Bạn Thu Lạnh tiếp lời: “Bảo là đi công viên coi cọp non chứ suốt ngày coi cọp già ở nhà cũng chán (ý nói bà mẹ chồng), xem bà ta phản ứng sao”.
Mẹ Đặng Đạt Khánh Huyền thì hiến kế: “Mom cứ nói kháy cho câu “Cọp nhà không thích bằng cọp ngoài mẹ ạ”, xem bả nói sao”.
Bạn Mai Dương thì gợi ý: “Bạn cứ ngây thơ bảo cọp ở đâu vậy mẹ, xem bà trả lời sao”.
Thành viên Khánh Vy thì gợi ý sâu cay hơn: “A há! Hay à nha. Bạn trả lời rằng: Nhà đầy cọp, già có, cọp trẻ có, cần gì đi đâu hả anh? Xem bả nói sao”.
Bên cạnh đó, thành viên Minh Lý thì cho rằng, không nên đôi co, dĩ hòa vi quý là tốt nhất: “Thôi mẹ nó ạ, cùng cảnh làm dâu, đôi co chấp nhặt làm gì cho mâu thuẫn càng thêm mâu thuẫn.
Bà mẹ chồng đã vậy rồi thì mình chịu nhịn đi 1 chút mẹ nó ạ, chứ đáp trả rồi chẳng yên cửa, yên nhà được. Bạn cứ cho qua đi, chấp làm gì đôi ba câu nói“.
Mặc dù biết, cuộc sống chung giữa mẹ chồng – nàng dâu sẽ khó có thể hòa hợp mà không tránh khỏi mâu thuẫn.
Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, hầu hết các cô con dâu khi bước chân về nhà chồng đều mong muốn được yêu thương và được che chở, đổi lại việc gì cũng chẳng nề hà.
Chính vì vậy, mẹ chồng thay vì xét nét, cay nghiệt với con dâu cũng nên mở lòng và nhân từ hơn để đôi bên hòa hợp, hạnh phúc được vuông tròn.
Theo Trí thức trẻ
30 năm đổi mới nhìn vào mâm cơm của người Việt
Hội thảo khoa học dinh dưỡng, an ninh và an toàn thực phẩm trong bối cảnh hội nhập do Viện Y học Ứng dụng Việt Nam và Croplife (Tổ chức cây trồng Thế giới) diễn ra chiều ngày 18/9 tại Hà Nội với sự tham gia của cả các chuyên gia quốc tế và nội địa.
Chủ đề được nhiều người quan tâm là báo cáo về sự thay đổi trong khẩu phần ăn của PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia qua 30 năm.
Sau 30 năm, tổng lượng lương thực, thực phẩm tiêu thụ của một người Việt tăng từ 789 gram/người/ngày lên 877 gram/người/ngày trong đó thức ăn động vật tăng từ 91 gram lên khoảng 200 gram. Nếu như năm 1985 mỗi người Việt ăn tới 457 gram gạo/ngày, giờ chỉ còn 373 gram, giảm gần 100 gram/ngày.
Thức ăn động vật của người Việt sau 30 năm xu hướng đều tăng nhưng sự thay đổi lớn nhất là thịt và sữa. Hiện chúng ta tiêu thụ 85 gram thịt/ngày (bằng với người Nhật) tăng gấp khoảng 7 lần so với 1985 còn trứng sữa tăng khoảng 20 lần, từ 1,7 gram lên 32,3 gram tuy nhiên sữa chỉ tập trung cho người già và trẻ em, người trưởng thành khá thờ ơ với chúng.
Trong khi đó mức tiêu thụ cá có tăng nhưng chưa được như mong muốn, trước 40 gram/người/ngày giờ lên 59,8 gram còn rau không những không tăng mà lại giảm khoảng 10%. Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mỗi người mỗi ngày nên ăn 400gram rau, Bộ Y tế cũng khuyến cáo ăn 400 gram nhưng người Việt chỉ tiêu thụ khoảng 190gram/ngày. Mức tiêu thụ quả chín năm 2000 so với 1985 tăng khá nhiều nhưng từ đó đến nay lại không đổi thay, chỉ dừng ở mức khoảng 60 gram/người/ngày. Một đất nước có tiềm năng sản xuất rau quả rất cao nhưng lại thiếu rau trầm trọng trong mỗi bữa ăn hàng ngày là một nghịch lý.
Sau 30 năm mức cung cấp năng lượng qua bữa ăn của người vẫn dậm chân tại chỗ 1925kcal/ngày tuy nhiên cơ cấu năng lượng đến từ protid, lipid lại gia tăng ngoạn mục, làm cho khẩu phần ăn dần cân đối hơn trong đó tỷ lệ % protid vượt qua mức yêu cầu khuyến cáo còn tỷ lệ % lipid gần đạt. Ngược lại, nếu như năm 1985 có 84% năng lượng của người Việt do gạo cung cấp giờ chỉ giảm còn 66,4%.
Mức năng lượng cung cấp qua bữa ăn không thay đổi nhưng lại có sự phân cấp giàu nghèo rất rõ rệt, khác hẳn với thời kỳ đầu của đổi mới, khi bữa ăn nhà nào hầu như cũng đơn sơ như nhau. Mức thiếu đói dưới 1.500kcal/người/ngày ở các vùng miền đều có nhưng chỉ còn dưới 10%. Ngược lại, ở Việt Nam hình thành tầng lớp dân cư dư thừa năng lượng khi có trên 40% gia đình có mức tiêu thụ năng lượng trên 24.00kcal, dễ khiến thừa cân béo phì và các bệnh tim mạch.
Một bữa ăn của nhà khá giả ở quê
Mức lý tưởng tiêu thụ năng lượng 21.00-2.300kcal/người/ngày không nhiều. Bởi thế, dinh dưỡng không hợp lý tạo nên gánh nặng bệnh tật cho xã hội Việt Nam khi mỗi ngày có 256 người chết vì ung thư trong đó có khoảng 43% là liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. Bởi thế mà ngành y tế khuyến nghị người Việt cần thay đổi tỏng cách ăn, sử dụng nhiều sữa và chế phẩm sữa làm sao cho khẩu phần đầy đủ canxi, giảm l lượng muối đang sử dụng vì theo khảo sát gần đây chúng ta sử dụng tới 9,3 gram/người/ngày. Thói quen ít ăn rau, ít ăn các loạt hạt, các củ quả nhiều chất xơ được các nhà khoa học chỉ ra là một trong những nguyên nhân khiến cho người Việt dễ mắc bệnh.
Theo Nông nghiệp
Cơm chiều 5 món hơn 100 nghìn đồng thơm ngon, hấp dẫn cả nhà Mỗi món ăn đem lại hương vị hấp dẫn riêng đảm bảo cả nhà sẽ thích. Gợi ý bữa cơm hôm nay gồm có các món: - Thịt chân giò ngâm mắm - Thịt trâu xào rau răm - Rau khoai lang xào tỏi - Ngô chiên - Canh rau cải nấu thịt bằm THỊT CHÂN GIÒ NGÂM MẮM 4 lạng thịt bắp...