Đang bị tạm giam có thể đăng ký kết hôn không?
Những ngày giáp tết, công việc dồn dập, vậy mà cứ nghĩ đến một khách hàng còn đang ở trong trại tạm giam, sau một bản án sơ thẩm bị tước đoạt mạng sống, có thể đang chờ đợi tôi vào gặp, lòng tôi lại không yên…
Có một điều gì đó cứ day dứt, khiến tôi quyết định vào ngày 26 Tết, bước chân vào gặp ông trong Trại tạm giam. Cả tháng nay, trời Sài Gòn như chưa bao giờ lạnh hơn như thế, thời tiết đẹp hiếm hoi sau hơn ba mươi hai năm tôi sống và hành nghề ở thành phố phương Nam.
Mấy anh cán bộ quản giáo, vất vả với một phiên tòa hình sự lớn liên quan đến ngành ngân hàng kéo dài hơn hai mươi ngày, nghe chừng mệt mỏi, hỏi tôi giờ này sao còn vào đây làm gì? Tôi bảo, chính vào lúc tết nhất thế này, khách hàng mới cần sự gặp mặt, động viên của luật sư, chứ thực ra có làm việc gì đâu vì phiên tòa phúc thẩm chưa biết đến bao giờ mở lại.
Khi nhìn thấy tôi bước vào khu vực làm việc trong Trại tạm giam, mặc dù mái tóc đã bạc trắng, cả vóc dáng toát ra sự già nua, mệt mỏi nhưng ánh mắt của ông sáng lên lạ thường. Có lẽ, ông thật sự vui mừng khi thấy tôi vào gặp ông vào những thời khắc cuối năm.
Sau khi tôi thăm hỏi và động viên ông cố gắng giữ gìn sức khỏe và tinh thần trong những ngày Tết Âm lịch, chuẩn bị cho phiên tòa phúc thẩm sắp tới, bất chợt ông ngập ngừng hỏi tôi: “Thưa luật sư, liệu bản thân tôi trong hoàn cảnh này, có thể… kết hôn được không ?”.
Trời ơi, không rõ hoàn cảnh đưa đẩy thế nào, mà đến cả khi đối diện với cái chết, ông nghĩ mình lại có thể kết hôn? Mà ai sẽ đủ bản lĩnh và tình cảm để có thể đi đến cuộc hôn nhân dưới giá treo cổ như thế này kia chứ? Phụ nữ thời buổi này đâu có phải như ngày xưa…
Tôi nhìn ông chăm chú, đoán chừng có lẽ trong cơn tuyệt vọng, ông mới có suy nghĩ hoang tưởng, hoặc nghe theo lời gợi ý mang tính đùa cợt nhằm động viên của ai đó, rồi lấy đó làm hy vọng níu kéo cho sự tồn tại của chính mình trên cuộc đời này.
Video đang HOT
Nhưng rõ là ánh mắt của ông chân tình lắm, bàn tay ông nắm lấy tay tôi ấm áp lạ thường, rồi ông bảo đây là chuyện nghiêm túc, muốn trao đổi thật lòng với luật sư. Cuộc hôn nhân đầu tiên của ông đã chấm dứt ngay từ trước thời điểm vụ án được khởi tố, sau đó ông sống với một cô gái yêu thương ông thật lòng, sinh cho ông hai đứa con, nhưng chưa có hôn thú.
Chính người phụ nữ này đã đến liên hệ tìm luật sư để bào chữa cho ông, theo ông đi suốt các Trại tạm giam từ Bắc vào Nam, không quản vất vả lo toan. Vào một ngày sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, biết rõ ông đang bị tuyên mức án nặng nề nhất, trong khi vào thăm ông, bất ngờ cô ấy chủ động bày tỏ mong muốn sẽ làm thủ tục đăng ký kết hôn với ông!
Cả đêm hôm đó ông không sao ngủ được, cứ nhìn mãi lên tấm trần bê tông nặng nề rồi cánh cửa sắt tối tăm trong phòng giam, lại không thấy một lý lẽ thuận nào cho lời đề nghị sinh tử ấy. Nếu như cô ấy chỉ đơn giản nói là, cần thủ tục đăng ký kết hôn để trong khai sinh của những đứa con có tên cha trong đó, để sau này chúng lớn lên, dù có thể cha chúng là ai, thì cũng là tình máu mủ ruột thịt, để biết đường thờ phụng, nhang khói thì ông không phải trăn trở làm gì.
Đằng này, cô ấy bảo đấy là suy nghĩ, mong muốn thật tâm, tự đảm nhận lấy trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, để ông có thể hy vọng biết đâu nhờ ơn trời bể, may mắn nào đó mà ông còn sống để trở về với mẹ con cô…
Tôi lặng người trước lời nói và tâm trạng của ông khi đó, do bất ngờ nên không dám trả lời ngay với ông có được hay không, chỉ bảo sẽ về nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh luật pháp của vấn đề, rồi sau Tết Âm lịch tôi sẽ vào trao đổi kỹ với ông.
Cả mấy ngày Tết, ở nhà với gia đình và cháu nội, đầu óc tôi cứ vẩn vơ chuyện của ông – một người bị tuyên phạt án tử hình còn đang kháng cáo chờ xét xử phúc thẩm, hiện đang bị tạm giam, liệu có thể kết hôn được không? Tôi lật tung hết các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, các văn bản pháp quy dưới luật, kể cả các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tối cao, xem có chỗ nào cản trở cho một nguyện vọng bi ai và thắp lửa hy vọng nhân tính hơn thế nữa?
Trước hết, xét về điều kiện kết hôn, trường hợp của ông không nằm trong giới hạn hoặc phạm vào điều cấm của pháp luật, đó là: Chỉ cần nam nữ ở vào độ tuổi kết hôn, tự nguyện, không bị cưỡng ép, lừa dối và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn như điều 10 của Luật này quy định.
Kiểm tra kỹ, ông cũng không thuộc về các trường hợp người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự dẫn đến bị cấm đăng ký kết hôn. Như vậy, chỉ còn duy nhất một vấn đề về thủ tục đăng ký kết hôn, bắt buộc phải đến UBND xã, phường nơi người chồng cư trú hoặc nơi người vợ thường trú.
Nếu đăng ký ở UBND của người này thì người còn lại phải làm giấy xác nhận độc thân, và phải cả hai phải có mặt tại UBND nơi đăng ký. Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.
Bây giờ ông đang bị tạm giam, bên cạnh việc làm sao để có thể lấy được giấy chứng nhận độc thân, tôi hình dung mình sẽ phải trình bày và thuyết phục thế nào đây với Giám thị Trại, Tòa phúc thẩm hay cơ quan có thẩm quyền để cho phép ông được có mặt tại trụ sở UBND phường nơi cô ấy thường trú, rồi làm thủ tục đăng ký kết hôn, nhận Giấy chứng nhận kết hôn?
Vẫn biết các cơ quan tố tụng đã từng cho phép công chứng viên vào chứng thực cho các hợp đồng, giấy ủy quyền của người đang bị tạm giam, nhưng liệu có một nhân viên hộ tịch của UBND phường nào có thể là người đầu tiên làm một việc nghĩa cử và nhân đạo cho một người như ông? Đó cũng chính là một trong những ước nguyện đầu tiên khi bước vào hành trình tố The
Theo Luật sư Phan Trung Hoài
Lao động
Thủ tục làm khai sinh cho trẻ khi mẹ bỏ đi
Khi người mẹ để con lại cho người cha và bỏ đi không xác định được địa chỉ, trước khi làm giấy khai sinh cho trẻ, người cha phải làm thủ tục nhận con.
Ảnh minh họa
Trẻ em khi sinh ra có quyền được khai sinh. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trong 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu không thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 06/2012/NĐ-CP, người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Để giải quyết trường hợp cha, mẹ của trẻ chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng không đăng ký kết hôn, người mẹ để con lại cho người cha và bỏ đi không xác định được địa chỉ, theo quy định tại mục 4 phần I Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp, trước khi làm giấy khai sinh cho trẻ, người cha phải làm thủ tục nhận con.
Thủ tục này không cần phải có ý kiến của người mẹ. Sau khi được UBND cấp xã ra Quyết định công nhận việc nhận con thì người cha tiến hành thủ tục khai sinh cho trẻ (Để thuận tiện cho người dân thì một số ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đồng thời 2 thủ tục này cho đương sự).
Khi đăng ký khai sinh, phần ghi về người mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh, ghi theo lời khai của người cha; nếu người cha không khai về người mẹ thì để trống.
Như vậy, với các quy định vừa viện dẫn, bạn cần phải nộp hồ sơ đề nghị UBND cấp xã nơi bạn đang cư trú ra quyết định công nhận việc nhận con cho bạn. Sau khi có quyết định này thì bạn làm thủ tục khai sinh cho con bạn (theo diện không có giấy chứng sinh). Trường hợp có vướng mắc thì bạn có thể liên hệ với Phòng Tư pháp huyện hoặc Sở Tư pháp để được hướng dẫn cụ thể.
Theo VNE
Hàn Quốc: Cô dâu ngoại phải thi sát hạch tiếng Hàn Theo quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4 tới của Hàn Quốc, các cô dâu/chú rể ngoại quốc phải có kỹ năng tiếng Hàn cơ bản thì mới được nhận visa cư trú. Tờ Korea Times của Hàn Quốc ngày 9/2 đưa tin, theo quy định mới, cô dâu phải chứng minh trình độ tiếng Hàn của mình bằng...