Đang bị Mỹ cáo buộc tránh thuế bán phá giá, EVFTA sẽ “cứu cánh” cho “vua tôm” Minh Phú?
Dù kết quả kinh doanh của “vua tôm” đang có dấu hiệu sụt giảm, nhưng công ty thủy sản này vẫn được kỳ vọng tăng trưởng tích cực nhờ vào “hiệu ứng” hiệp định EVFTA.
Trong riêng tháng 5/2019, doanh thu xuất khẩu của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã MPC) tăng 7% lên 57,6 triệu USD.
Trong riêng tháng 5/2019, doanh thu xuất khẩu của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã MPC) tăng 7% lên 57,6 triệu USD với thị trường chính vẫn là Mỹ chiếm tỷ trọng hơn 43%. Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của MPC lũy kế đạt 225,04 triệu USD (-0,4%). Trong đó, tỷ trọng các thị trường xuất khẩu lần lượt là: Mỹ (37%), Nhật (19%), EU (11%). Xuất khẩu tôm tiếp tục chứng kiến mức giá xuất khẩu giảm nhẹ với giá bán trung bình 5 tháng đầu năm 2019 đạt 11,27 USD/kg (- 2,5%).
Tập đoàn cũng đánh giá, lợi nhuận từ tháng 5 sẽ bắt đầu khởi sắc.
Những khó khăn này phần nào đã được dự báo từ trước. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2019 vừa qua, MPC đặt kế hoạch kim ngạch xuất khẩu đạt 850 triệu USD (tăng 13%) và lãi trước thuế dự kiến là 1.430 tỷ (tăng 59%). Đáng chú ý, công ty đã hạ kế hoạch lãi trước thuế năm 2019 từ 2.300 tỷ xuống 1.430 tỷ. EPS 2019 dự kiến đạt 5.412 VND/cổ phiếu.
Kỳ vọng gì từ Hiệp định thương mại EVFTA?
Video đang HOT
Thống kê từ Vasep cho hay, xuất khẩu tôm sang EU trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt gần 184 triệu USD, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm 2018.
EU vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21,7% tổng giá trị cuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường.
Anh, Đức, Hà Lan là 3 thị trường đơn lẻ lớn nhất về nhập khẩu tôm Việt Nam trong khối EU. Giá trị xuất khẩu sang 3 thị trường này đều giảm ở mức 2 con số trong 4 tháng đầu năm nay.
EU là thị trường khó tính với các điều kiện nghiêm ngặt về kỹ thuật như kiểm tra dư lượng chất kháng sinh trong tôm. Ấn Độ hiện đang chịu tần suất kiểm tra chặt chẽ từ các nhà chức trách EU.
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này cũng được kỳ vọng tăng trưởng mạnh với hiệp định EVFTA, khi đó nhiều mặt hàng tôm xuất khẩu sẽ về mức 0% (mức thuế hiện tại là 4,2% cho tôm đông lạnh và 7% cho tôm chế biến).
Chia sẻ với truyền thông, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Minh Phú đánh giá, thuế nhập khẩu tôm vào EU về 0 khi hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ là cơ hội rất tốt cho ngành tôm Việt Nam. Ngoài ra, Minh Phú kỳ vọng sẽ tăng trưởng 50 – 100% từ mức thị phần vào EU chiếm 12% sẽ lên được 15 – 20%.
Hiện tại, doanh thu xuất khẩu MPC vào thị trường Châu Âu chỉ đạt 6,26 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11%, đứng sau thị trường Mỹ (37%) và Nhật (19%).
Hiện tại, như Nhadautu.vn đã đưa tin, Minh Phú bị “dính” cáo buộc tránh thuế bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ. Tuy vậy, trong điều kiện xuất khẩu qua thị trường Mỹ không thuận lợi, MPC vẫn sẽ có khả năng tập trung xuất khẩu thêm vào thị trường EU. Tuy nhiên, đánh giá từ CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), với tỷ trọng hiện tại của thị trường EU vẫn ở mức thấp, tác động tích cực có lẽ sẽ không quá lớn.
Hiện tại, MPC đang giao dịch ở mức P/E trailing khoảng 6,7x, thấp hơn 42% so với mức P/E 11,6 của doanh nghiệp trong 4 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do triển vọng ngành tôm chưa có dấu hiệu khả quan và cuộc điều tra liên quan đến phá giá tôm ở Mỹ của Minh Phú còn đang tiến hành, một số công ty chứng khoán vẫn nhận định “cần quan sát thêm” cổ phiếu MPC.
Theo Bảo Linh/nhadautu.vn
Minh Phú chào bán 60 triệu cổ phiếu cho MPM Investment
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Phú (UPCoM: MPC) vừa thông qua phương án phát hành 60 triệu cổ phiếu cho MPM Investments, tương đương 30% vốn.
Minh Phú chào bán 60 triệu cổ phiếu cho MPM Investment.
Giá chào bán là 50.630,5 đồng/cổ phiếu. Nếu thành công, Minh Phú sẽ thu về 3.037 tỷ đồng và nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. MPM Investments chưa sở hữu cổ phần MPC nào.
Hôm qua (15/5), một loạt Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Minh Phú, ông Lê Văn Điệp, ông Chu Văn An cùng bà Lê Minh Quý đã đăng ký bán cổ phiếu cho cổ đông chiến lược thông qua phương thức thỏa thuận. Khối lượng cụ thể đăng ký giao dịch của 3 cá nhân trên lần lượt là 3,93 triệu cổ phiếu, 2,22 triệu cổ phiếu và 4 triệu cổ phiếu. Lượng cổ phiếu này tương ứng 7,3% khối lượng lưu hành. Toàn bộ giao dịch kể trên dự kiến được thực hiện từ 20/5 đến 20/6.
Trong 3 cổ đông nói trên, bà Lê Minh Quý là con gái ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc và bà Chu Thị Bình, thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc.
Nếu giao dịch được thực hiện thành công, ông Lê Văn Điệp còn nắm giữ 85.790 cổ phiếu MPC (tỷ lệ 0,06%), ông Chu Văn An nắm 83.360 cổ phiếu (tỷ lệ 0,06%) và bà Quý nắm 564.600 cổ phiếu (tỷ lệ 0,4%).
Trước đó, vào tháng 2, HĐQT Minh Phú đã thông qua nghị quyết triển khai phương án phát hành riêng lẻ 75,72 triệu cổ phiếu MPC.
Bên cạnh việc chào bán 60 triệu cổ phiếu cho MPM Investments, Minh Phú cũng sẽ mua lại toàn bộ 26,7 triệu cổ phiếu (31%) của Công ty Cổ phần Minh Phú Hậu Giang từ Mitsui & Co với giá 32.693 đồng/cổ phiếu. Ước tính, tập đoàn sẽ cần chi gần 872 tỷ đồng để thực hiện giao dịch này.
Minh Phú Hậu Giang là công ty con lớn nhất của Minh Phú với vốn điều lệ 867 tỷ đồng. Minh Phú sở hữu 67,5% cổ phần tại đây.
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
Thủy sản Minh Phú: Cổ đông nội bộ đăng ký bán 10,2 triệu cổ phiếu Theo tin từ Minh Phú, ba cổ đông nội bộ vừa đăng ký bán tổng cộng 10,2 triệu cổ phiếu MPC cho cổ đông chiến lược thông qua phương thức thỏa thuận. Cụ thể, hai Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc của CTCP Tập đoàn Minh Phú (mã: MPC) đăng ký bán lần lượt là 3,93 triệu cổ phiếu, 2,22 triệu...