Đang bị đầu độc vì lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
VOV.VN-Việc lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất sản xuất nông nghiệp.
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của nước ta liên tục gặt hái được những thành quả đáng mừng, trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, đằng sau những vụ mùa bội thu ấy, đặt ra những lo ngại về việc quá lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây bức tử đồng ruộng. Những biện pháp quản lý của các cơ quan chức năng lại gần như vô hiệu trước mê hồn trận này.
Là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực như gạo, cà phê, chè… và nước ta cũng là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nhất thế giới. Theo Viện Môi trường Nông nghiệp, mỗi năm chúng ta sử dụng khoảng 100 tấn hóa chất bảo vệ thực vật. Thuốc bảo vệ thực vật bắt đầu sử dụng ở nước ta từ những năm 1950 với khoảng 100 tấn. 40 năm sau, lượng thuốc BVTV ở Việt Nam đã tăng gấp 150 lần. Sau khi xóa bỏ sản xuất nông nghiệp tập thể từ đầu những năm 1980, tốc độ tăng trưởng của thuốc BVTV càng dữ dội hơn.
Cán bộ quản lý thị trường kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật ở Gia Lai (Ảnh: baogialai.com.vn)
Sản xuất nông nghiệp có sử dụng thuốc BVTV để phòng trị sâu bệnh là chuyện đương nhiên, cả thế giới đều sử dụng chứ không riêng gì Việt Nam. Thế nhưng, sử dụng với mức độ nhiều cộng với tốc độ tăng nhanh chóng mặt và một cách vô tội vạ như thói quen của nhiều nông dân nước ta thì khó thấy ở nước nào khác.
Theo nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có đến 85% các hộ trồng rau phun thuốc dựa vào kinh nghiệm. 43% số hộ nông dân tăng nồng độ phun thuốc gấp đôi so với khuyến cáo. Đa số các hộ không tuân thủ đúng thời gian cách ly. Thậm chí, nhiều nông dân bất chấp sự ảnh hưởng tiêu cực của thuốc đến chất lượng rau màu và nguy cơ gây ngộ độc cho người tiêu dùng, họ đã tăng liều lượng, tần suất phun, có thể phun thuốc vào bất cứ thời điểm nào nếu phát hiện sâu bệnh.
Video đang HOT
Thói quen sử dụng thuốc BVTV của nông dân một cách bừa bãi, kiểu “điếc không sợ súng” như thế không chỉ khiến nông sản không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà môi trường đồng ruộng ngày càng bị hủy hoại, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa từng ngày.
Con số mỗi năm có 15.000 người mắc căn bệnh ung thư mà Bộ Y tế đưa ra khiến nhiều người không khỏi giật mình và lo ngại. Và không sai nếu cho rằng, trong số hàng ngàn người nhiễm căn bệnh nan y này, một phần không nhỏ mắc bệnh là do hàng ngày họ tiếp xúc các hóa chất bảo vệ thực vật và sử dụng các thực phẩm còn tồn dư hóa chất gây độc. Số liệu điều tra của Trung tâm phát triển nông nghiệp bền vững cũng đã chứng minh: cả nước có khoảng 15-20 triệu người thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV thì có đến 70% trong số này có triệu chứng ngộ độc. Ngộ độc thuốc BVTV là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại các bệnh viện.
Thêm vào đó, việc lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất sản xuất nông nghiệp cũng như hệ sinh thái tự nhiên của đồng ruộng, làm cho đất sản xuất ngày càng nghèo kiệt dinh dưỡng. Những loại thuốc trừ sâu có tàn dư độc cao không những tiêu diệt côn trùng có lợi trong môi trường mà còn làm ô nhiễm nguồn nước, đất, gây hại cho sức khỏe con người khi sử dụng nguồn nước này. Xót xa thay khi cả nước có đến hàng chục làng ung thư, mà nguyên nhân một phần do sử dụng nước có nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật gây độc!
Theo thống kê, số tiền mỗi năm nước ta bỏ ra để nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật về cũng không hề nhỏ, năm 2013 lên đến 700 triệu USD. Nếu đem so sánh với giá trị thu về do xuất khẩu chè của cả năm thì số tiền này lớn hơn gấp 3 lần. Còn cộng cả tiền nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, lúa giống thì cũng gần bằng tiền thu về do xuất khẩu gạo. Như thế, sự đánh đổi này có là quá đắt?
Từ những năm 1980, các nước trên thế giới đã nhận ra sự nguy hại khi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và trong 20 năm qua liên tục giảm sử dụng lượng hóa chất này (Thụy Điển giảm 60% lượng thuốc, Đan Mạch, Hà Lan cũng giảm 50%), thì nước ta lại đang đi ngược lại. Việc cắt giảm số lượng thuốc BVTV, kiểm soát chặt chẽ từ nhập khẩu đến kinh doanh, sử dụng mặt hàng này là việc làm cấp bách và hoàn toàn nằm trong tầm tay của các cơ quan chức năng nếu thực sự quyết tâm vào cuộc. Còn không, nếu cứ để như hiện nay, với khoảng 1.000 hoạt chất và 3.000 tên thương phẩm, 30 ngàn đại lý, cửa hàng kinh doanh, thị trường thuốc BVTV trở thành ma trận rối rắm không thể tháo gỡ./.
Hương Lan
Theo_VOV
"Lột mặt" khoai tây Trung Quốc đội lốt
Khoai tây Trung Quốc lại ồ ạt đổ về Đà Lạt để giả mạo xuất xứ bằng cách dùng đất đỏ nhuộm trước khi được đưa về TP.HCM và các tỉnh thành tiêu thụ.
Khoai tây Trung Quốc nhập về chợ nông sản Đà Lạt để "mông má" thành khoai Đà Lạt.
Để giúp người tiêu dùng tránh mua nhầm khoai tây Trung Quốc "đội lốt" khoai tây Đà Lạt, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng vừa chính thức công bố các tiêu chí nhận diện đâu là khoai tây Đà Lạt và đâu là khoai tây Trung Quốc.
Nhận diện khoai tây Trung Quốc
Nông dân Đà Lạt "chết" vì khoai tây Trung Quốc Trong khi khoai tây Trung Quốc tràn vào Đà Lạt, nhiều người dân có thâm niên trồng khoai tây tại hai xã Xuân Trường và Xuân Thọ, những địa bàn trồng khoai tây lớn nhất Đà Lạt - đã tính chuyện chuyển sang cây trồng khác. Bà Phạm Thị Thu Ba - người có hơn 1ha khoai tây tại Xuân Thọ - bức xúc cho biết từ ngày khoai tây Trung Quốc được các tiểu thương đưa về Đà Lạt "mông má", vườn khoai của bà không còn là thu nhập chính. "Giá bấp bênh quá, lúc Nhà nước làm căng, khoai tây Trung Quốc vào ít thì được giá, thả lỏng là nông dân chết đứng. Chắc tôi phải giảm diện tích trồng khoai tây để chuyển sang trồng hoa" - bà Ba cho biết. Ông Lê Thìn, chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Trường, cũng cho biết nhiều người dân ở xã đã bỏ trồng khoai tây do giá khoai rớt thảm hại, thua lỗ nặng kể từ khi khoai tây Trung Quốc tràn vào. Còn theo ông Nguyễn Đức Bình - chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ, diện tích khoai tây trồng trái vụ tại xã năm nay chỉ còn 15ha thay vì 40-50ha như trước, do nhiều nông dân lo ngại rủi ro về sâu bệnh, thời tiết và đặc biệt là sự xuất hiện của khoai tây Trung Quốc. "Khoai tây Đà Lạt càng ít thì khoai tây Trung Quốc càng nhiều cơ hội tràn vào Đà Lạt rồi mượn tiếng khoai tây Đà Lạt đánh lừa người tiêu dùng" - ông Bình lo lắng.
Ông Nguyễn Văn Sơn, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, thừa nhận có tình trạng nông sản Đà Lạt, đặc biệt là khoai tây, đang bị giả mạo ngay trên đất Đà Lạt. "Chúng tôi thừa biết mánh của tiểu thương tại Đà Lạt khi đưa khoai thẳng từ Trung Quốc đến Đà Lạt chủ yếu để thay đổi xuất xứ và phủ đất đỏ trước khi chuyển đi các tỉnh khác" - ông Sơn nói. Tuy nhiên, dù tận mắt chứng kiến hành vi bôi đất đỏ lên khoai tây Trung Quốc, nhưng đoàn kiểm tra không thể xử phạt do các giấy tờ buôn bán họ đều thể hiện là khoai Trung Quốc.
"Chúng tôi chỉ có thể kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong khoai để xử phạt hoặc tiêu hủy, do khoai tây Trung Quốc đa số có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, sắp vượt mức an toàn hoặc vượt mức" - ông Sơn nói. Ông Lại Thế Hưng, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, cho biết từng lấy các mẫu khoai tây Trung Quốc đã nhuộm đất đỏ để kiểm tra, đều phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hoặc vượt mức an toàn. Theo ông Hưng, nếu kiểm soát chặt chẽ hơn từ các cửa khẩu phía Bắc thì lượng nông sản Trung Quốc vào Đà Lạt sẽ ít hơn.
Tuy nhiên, trong khi chờ các biện pháp kiểm soát ngay từ gốc, theo ông Hưng, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cũng đã xây dựng tiêu chí nhận dạng hai loại khoai tây Đà Lạt và Trung Quốc để giúp người tiêu dùng không bị nhầm lẫn. Cụ thể, theo đặc điểm nhận dạng vừa được Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng chính thức công bố, giữa hai loại khoai tây da vàng, da hồng Đà Lạt và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt có thể phân biệt bằng mắt thường. Theo đó, với khoai tây loại da hồng, củ khoai Trung Quốc to, dài, kích thước đồng đều, vỏ dày, trên vỏ có các chấm li ti, mắt củ to, ruột khoai có màu vàng đậm. Trong khi đó khoai tây Đà Lạt củ vừa phải, hình bầu dục hoặc tròn, ít đồng đều, vỏ mỏng nên dễ bị trầy, mắt củ ít và nhỏ, ruột có màu vàng nhạt.
Cách nhận diện tương tự đối với khoai tây da vàng, nhưng ruột khoai tây da vàng Trung Quốc có màu trắng hơi ngả vàng, còn ruột khoai Đà Lạt có màu vàng, ươm. "Nếu dùng ngón tay lướt trên bề mặt cắt ngang của khoai thì thấy khoai tây Trung Quốc nhiều nước, còn khoai Đà Lạt khô" - ông Hưng nói. Cũng theo ông Hưng, trong quá trình so sánh, phân tích từ hình dáng bên ngoài đến hàm lượng tinh bột, nhóm phân tích nhận thấy ngoài hình dáng nhỏ, khoai tây Đà Lạt có chất lượng vượt khoai tây Trung Quốc. "Khoai tây Đà Lạt nhiều tinh bột, không bị nát khi chế biến món ăn. Khoai Trung Quốc ngoài ngoại hình đẹp thì chất lượng kém hẳn, đặc biệt là nặng cân do ngậm nước nhiều" - ông Hưng khẳng định.
Một vốn, bốn lời
Khoảng 13g ngày 19-6 tại chợ nông sản Đà Lạt - điểm tập kết nông sản lớn nhất của Đà Lạt trước khi chuyển đi các tỉnh thành khác, chúng tôi tận mắt chứng kiến tiểu thương chợ thực hiện các quy trình làm giả khoai tây Đà Lạt một cách công khai. Cụ thể, tiểu thương đổ đất đỏ ra những tấm bạt phơi dọc đường đi nội bộ của chợ hoặc đổ những bao đất đỏ vón cục ra lối đi của xe tải để xe qua lại cán cho mịn. Đây là giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu để "hô biến" khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại chợ nông sản này hiện có bốn cơ sở lớn trang bị máy chà tự động chuyên chà rửa khoai tây, trong đó chủ yếu tẩy bỏ lớp đất đen nhão dính trên khoai tây Trung Quốc. Chỉ vào đống khoai tây đã được tẩy bỏ lớp đất màu đen, đang được nhân công lấy đất đỏ rải đều lên số khoai tây này, bà Đoàn Thị Chè - một tiểu thương tại chợ này - "khoe" 3 tấn khoai tây Trung Quốc này vừa về sáng 19-6. Sau khi xong công đoạn thay hình đổi dạng, số khoai tây này được nhân viên của bà Chè đóng vào những bao nhỏ đưa thẳng lên những chiếc xe tải đang đợi sẵn.
"Khoai Trung Quốc tôi mua có hóa đơn, có giấy chứng nhận đạt chuẩn an toàn. Đất đỏ tôi bỏ lên cho đẹp khoai" - bà Chè nói. Tuy nhiên, bà Chè thừa nhận trong thời điểm khoai tây Đà Lạt đang khan hàng thì bán khoai Trung Quốc (giả khoai tây Đà Lạt) lời nhiều hơn, bình quân khoảng 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi có được, khoai tây Trung Quốc nhập về chợ này có giá 3.380 đồng/kg, sau khi "mông má" xong bán cho các đại lý nhỏ với giá 12.000 đồng/kg, và giá bán đến tay người tiêu dùng từ 25.000-30.000 đồng/kg. Ngoài vựa bà Chè, tại chợ này còn có vựa của bà Nguyễn Thị Vân và bà Lê Thị Nhung cũng nhập khoai Trung Quốc với số lượng lớn.
Ông Dương Minh Sơn, trưởng ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt, thừa nhận dù các tiểu thương đã cam kết không phủ đất lên khoai tây, nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên. Theo ông Sơn, khoai tây Trung Quốc sẽ đổ về Đà Lạt ngày càng nhiều hơn, nhất là từ tháng 7 đến cuối tháng 11, bình quân chợ này tiếp nhận 5-12 tấn/ngày. Riêng từ ngày 16-6 đến nay, hơn 40 tấn khoai Trung Quốc đã nhập về chợ và chia cho các tiểu thương khác thực hiện những thủ thuật trước khi bán đi.
Theo Tuổi trẻ
Dân ăn hoa quả độc trọn năm, "quan" nhận báo cáo 1 lần Một năm Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nhận được báo cáo tổng hợp của Cục BVTV về rau, củ, quả nhiễm độc 1 lần. Ngày 27/5, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) trực thuộc Bộ NN&PTNT Việt Nam có công văn 896/QLCL-CL2 gửi Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu...