Đảng Bảo thủ Anh mất thêm 2 ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử bổ sung
Thủ tướng Anh Rishi Sunak đang đối mặt với khó khăn khi đảng Bảo thủ của ông để mất ghế tại hai khu vực bầu cử ở Anh.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kết quả bầu cử bổ sung được công bố ngày 16/2, ứng cử viên Công đảng Dan Egan và Gen Kitchen lần lượt giành ghế Hạ viện ở Kingswood và Wellingborough. Cả hai ghế này trước đó đều do đảng Bảo thủ nắm giữ sau cuộc bầu cử năm 2019.
Kết quả này làm tăng thêm lo ngại rằng sau 14 năm cầm quyền, đảng Bảo thủ có thể mất đi ưu thế trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra năm 2025. Trong các cuộc thăm dò dư luận gần đây, đảng Bảo thủ liên tục bị Công đảng đối lập dẫn trước với khoảng cách từ 10 đến 20 điểm phần trăm.
Trong khi đó, lãnh đạo Công đảng Keir Starmer cho rẳng kết quả phản ánh cử tri Anh mong muốn có sự thay đổi.
Video đang HOT
Thất bại tại hai khu vực bầu cử trên là đòn tiếp theo giáng vào chính phủ của Thủ tướng Rishi Sunak hiện đang phải vật lộn với khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng, tăng trưởng kinh tế chậm chạp và hậu quả của Brexit – Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Sau khi nhậm chức vào tháng 10/2022, Thủ tướng Sunak được đánh giá cao vì đã khôi phục sự ổn định sau giai đoạn hỗn loạn dưới thời người tiền nhiệm Thủ tướng Liz Truss, nhưng ông vẫn chưa thể vực dậy uy tín của đảng Bảo thủ.
Thất bại liên tiếp trong các cuộc bầu cử bổ sung cho thấy tình hình khó khăn hiện nay của đảng Bảo thủ. Kể từ cuộc tổng tuyển cử gần nhất, đảng này đã thua tại 10 cuộc bầu cử bổ sung, nhiều hơn bất kỳ chính phủ nào từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Các cuộc thăm dò cho thấy đảng Bảo thủ đang mất đi sự ủng hộ trên khắp đất nước, từ cử tri miền Nam giàu có không hài lòng với Brexit đến cử tri phía Bắc thuộc tầng lớp lao động, những người từng chuyển sang ủng hộ đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử năm 2019 – khi Thủ tướng lúc bấy giờ là Boris Johnson cam kết lan tỏa sự thịnh vượng tại nhiều khu vực. Tuy nhiên, những cam kết đó đến nay vẫn chưa được hiện thực hóa khi tăng trưởng kinh tế Anh gần như đi vào ngõ cụt với việc nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới này rơi vào suy thoái vào cuối năm 2023, đánh dấu lần suy thoái đầu tiên kể từ sau đại dịch COVID-19.
Anh bác bỏ khả năng điều quân đến Ukraine khi xung đột tiếp diễn
Thủ tướng Rishi Sunak khẳng định Anh sẽ không điều quân đến Ukraine khi xung đột tiếp diễn.
Binh sĩ Ukraine huấn luyện cùng binh sĩ Anh. Ảnh: EPA
"Sẽ không có binh sĩ Anh nào được điều đến chiến đấu trong cuộc xung đột hiện tại", hãng thông tấn TASS dẫn lời Thủ tướng Anh nhấn mạnh tại hội nghị thường niên của đảng Bảo thủ ở Manchester hôm 1/10.
Tuyên bố của ông Sunak được đưa ra chỉ vài giờ sau khi tờ Sunday Telegraph dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Grant Shapps nói rằng Chính phủ Anh muốn triển khai chuyên gia quân sự tới Ukraine, tăng cường huấn luyện các binh sĩ của Kiev ở Anh hoặc các nước phương Tây khác.
Ông Sunak giải thích ý của Bộ trưởng Quốc phòng Shapps là có khả năng Anh sẽ triển khai huấn luyện ở Ukraine vào một ngày nào đó trong tương lai. Tuy nhiên, đó là việc lâu dài, không phải ở đây và ngay lúc này.
Sau tuyên bố của ông Shapps, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo bất kỳ binh sĩ Anh nào huấn luyện quân đội Kiev ở Ukraine sẽ là mục tiêu hợp pháp của lực lượng Nga.
"Điều này sẽ biến những chuyên gia huấn luyện của họ thành mục tiêu chính đáng cho lực lượng vũ trang của chúng ta", ông Medvedev viết trên Telegram. Ông nói: "Hãy hiểu rõ rằng họ sẽ bị tiêu diệt. Và không phải với tư cách là lính đánh thuê, mà cụ thể là với tư cách là chuyên gia NATO của Anh".
Trong năm qua, Anh đã cung cấp các khóa huấn luyện quân sự kéo dài 5 tuần cho khoảng 20.000 binh sĩ Ukraine trong năm qua. Nước này cũng dự định đào tạo một số lượng binh sĩ tương tự trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến nay, Anh và các đồng minh vẫn tránh hiện diện quân sự chính thức ở Ukraine để giảm nguy cơ xung đột trực diện với Nga.
Trước đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết ông đã thúc giục Thủ tướng tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine thêm 50%.
Ông Wallace đã từ chức trong cuộc cải tổ vào tháng 8, nhưng cho biết một trong những hành động cuối cùng của ông với vai trò này là gây áp lực để hỗ trợ thêm tài chính cho các lực lượng Ukraine. Theo tờ Daily Telegraph, Anh không còn là nước ủng hộ quân sự lớn nhất cho Kiev ở châu Âu nữa mà đã tụt lại phía sau Đức.
Lời kêu gọi bổ sung viện trợ cho Ukraine của ông Wallace được đưa ra trong bối cảnh cuộc tranh luận về mức độ viện trợ Ukraine đang bùng lên ở phương Tây. Tại Mỹ, Chính phủ Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi đảm bảo thêm nguồn tài trợ cho Kiev. Trong khi đó ở Slovakia, cựu Thủ tướng Robert Fico, người vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội, đã tuyên bố sẽ rút hỗ trợ quân sự của nước này cho Ukraine.
Thủ tướng Anh sa thải Chủ tịch đảng Bảo thủ vì bê bối thuế Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 29/1 đã quyết định sa thải Chủ tịch đảng Bảo thủ Nadhim Zahawi khỏi Chính phủ do có sai phạm về thuế. Chủ tịch đảng Bảo thủ Nadhim Zahawi sau một cuộc họp ở London, Anh ngày 24/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Trong lá thư công khai gửi tới ông Zahawi, Thủ tướng Sunak nêu rõ quyết định trên...