Đang bán trà sữa thì nhận tin trúng độc đắc 6 tỷ, mẹ đơn thân bật khóc vì từ nay đã hết khổ
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng nhờ có số tiền trúng số mà cuộc sống đã hoàn toàn thay đổi.
Trên mạng xã hội mới đây đã xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh tượng khiến nhiều người vô cùng xúc động. Theo đó, một người phụ nữ đang bán trà sữa thì bất ngờ biết tin mình trúng số độc đắc.
Vì quá vui sướng, người phụ nữ đã ngay lập tức gọi điện cho bố mẹ để báo tin vui. Sau khi đoạn clip được chia sẻ, rất nhiều người cũng cảm thấy mừng cho chủ nhân giải độc đắc và xin vía trúng số.
Được biết, người phụ nữ trong đoạn clip này là chị Ngô Thị Nguyên (27 tuổi, ở Tân Châu, Tây Ninh, kinh doanh trà sữa). Bản thân Nguyên là mẹ đơn thân, một mình cô phải nuôi con suốt 6 năm qua.
Chị Nguyên đang bán trà sữa thì nhận tin trúng số độc đắc
Video đang HOT
Hoàn cảnh gia đình Nguyên cũng rất khó khăn, mẹ và chị gái bị bệnh, nợ nần bủa vây. Vì thế nên lúc nào Nguyên cũng cố gắng với mơ ước gia đình hết khổ, mẹ và chị gái hết bệnh.
Gần đây, chị gái của Nguyên đi bán vé số kiếm thêm thu nhập nên thỉnh thoảng cô ủng hộ chị vài tờ. Vào ngày 3/5 vừa qua, khi đang bán trà sữa, chị Nguyên dò kết quả xổ số và phát hiện mình có 3 tờ vé số trúng giải độc đắc của công ty xổ số kiến thiết Vĩnh Long. Sau khi trừ thuế và các khoản phí, Nguyên nhận về gần 5,4 tỷ đồng.
Chị Nguyên hạnh phúc khoe với gia đình
Vận may gõ cửa bất ngờ đã giúp Nguyên trả hết nợ nần, giúp mẹ và chị gái có tiền chữa bệnh. Ngoài ra, Nguyên còn trích một khoản làm từ thiện. Chủ nhân giải độc đắc nói thêm, cô dự định mua đất, xây nhà, chuyên tâm làm ăn và sẽ tiếp tục gắn bó với công việc kinh doanh trà sữa.
Số tiền giúp gia đình chị vượt qua khổ sở
Tâm sự trên báo Thanh Niên, Nguyên cho biết cảm xúc khi trúng số không từ nào có thể diễn tả hết. Cả nhà nhận tin chỉ biết nói với nhau: “Hết khổ thật rồi”. Gần 5,4 tỷ đồng là số tiền Nguyên nhận về sau khi đã trừ các khoản thuế, phí.
Người thầy vùng biên hết lòng vì học sinh
Thầy giáo Nguyễn Văn Duệ (giáo viên Trường THPT Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) được nhiều học sinh yêu mến và kính trọng.
Thầy Duệ không chỉ tận tụy với nghề mà còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện vì học sinh nghèo.
Thầy Duệ hết lòng vì học sinh
Trưởng thành từ những khó khăn, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Văn Duệ đã mơ ước được đứng trên bục giảng để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Ước mơ ấy đã trở thành động lực giúp Nguyễn Văn Duệ nỗ lực trong học tập và thi đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (TP. Hồ Chí Minh), với chuyên ngành Kỹ sư cơ khí (năm 1995). Sau khi ra trường, thầy Duệ xin vào dạy ở Trường THPT Vĩnh Xương và đã gắn bó với ngôi trường vùng biên này hơn 21 năm. Ngày ấy, điều kiện ở xã biên giới còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy và học. Bằng tình yêu nghề, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, thầy Duệ luôn tìm tòi, đưa những phương pháp giảng dạy mới trong từng bài giảng để học sinh tiếp thu một cách nhanh chóng, dễ hiểu.
Thầy Duệ chia sẻ: "Với môn công nghệ và điện, để học sinh hứng thú và thoải mái khi học cần phải liên hệ thực tế nhiều hơn. Như thiết bị điện thường gặp trong cuộc sống, tôi sẽ giới thiệu cho học sinh nhiều hơn. Từ đó, học sinh hứng thú khi thấy những kiến thức mình học có thể áp dụng trong thực tế". Chẳng những tận tâm với nghề, thầy Duệ còn không ngừng sáng tạo, đổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy. Để từng tiết dạy là những bài học lý thú, bổ ích với học sinh.
Ngoài công tác giảng dạy, thầy Duệ luôn ấp ủ, mong muốn có thể giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường. Những ngày đầu về trường, khi biết học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thầy Duệ vận động đồng nghiệp và học sinh của trường giúp đỡ những em có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình. Từ đó, phong trào xã hội hóa giáo dục trở thành nét đẹp tại ngôi trường vùng biên này. Từ nguồn vận động của thầy Duệ đã góp phần chỉnh trang lại cảnh quan sư phạm, khuôn viên nhà trường, giúp đỡ kịp thời cho hàng trăm lượt học sinh, với số tiền trên 100 triệu đồng. Nhờ sự giúp đỡ của nhà trường và thầy Duệ, nhiều học sinh thi đậu đại học, có việc làm ổn định và quay về tiếp tục đóng góp, hỗ trợ các em có cùng hoàn cảnh.
Chính sự tận tâm, tình thương yêu của thầy Duệ giúp học sinh ngày càng tiến bộ, các em có hoàn cảnh khó khăn luôn cố gắng trong học tập. Ngoài dạy cho học sinh kiến thức, thầy Duệ thường xuyên chia sẻ điều hay, lẽ phải, đạo đức làm người, giúp các em rèn luyện những chuẩn mực đạo đức, tác phong, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn, vượt khó học tốt và tiến bộ. Em Lê Bùi Phát Tài (học sinh lớp 12A3, Trường THPT Vĩnh Xương) chia sẻ: "Thầy Duệ rất quan tâm và nắm bắt được tâm lý của học sinh. Mỗi lần lên lớp, thầy luôn tạo cho lớp bầu không khí tích cực, làm cho tiết học sinh động. Thầy chủ động tìm đến giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn và mắc căn bệnh hiểm nghèo. Với việc vận động bằng cả trái tim vì học sinh thân yêu, thầy Duệ đã làm cầu nối, gắn kết sự sẻ chia của những tấm lòng nhân ái để chung tay giúp đỡ học sinh khó khăn".
Cô Nguyễn Ngọc Hạnh (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Xương) cho biết: "Thầy Duệ là giáo viên có năng lực, là người thầy mẫu mực, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, giúp đỡ đồng nghiệp, tích cực trong công tác xã hội hóa của trường. Vì vậy, trong mối quan hệ đồng nghiệp, thầy Duệ luôn tạo được sự đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ vì nhiệm vụ chung, để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy của trường".
Với thầy Duệ, học trò không chỉ là con, đôi khi cũng là bạn. Mỗi ngày đến lớp là những kỷ niệm đối với thầy. "Mong muốn của tôi là có thể tìm được nguồn hỗ trợ cho học sinh bước vào giảng đường đại học. Dù biết khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để thắp lên tinh thần hiếu học cho học sinh ở ngôi trường vùng biên này" - thầy Nguyễn Văn Duệ chia sẻ thêm.
Thăm làng Chăm yên bình bên dòng sông Hậu, An Giang Làng Chăm Châu Giang tọa lạc tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Làng cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 3km. Làng Chăm Châu Giang là ngôi làng theo đạo Hồi, dân cư trong làng sống chủ đạo với việc kinh doanh thuốc, thổ cẩm, trang sức. Họ còn đánh bắt thủy sản hay đan dệt vải...