Đăng ảnh tin nhắn của GVCN, một phụ huynh khiến cộng đồng mạng ghen tị: Thật may mắn khi gặp được giáo viên có tâm!
Tin nhắn của giáo viên khiến phụ huynh nào đọc xong cũng thấy ấm lòng.
Mới đây, một phụ huynh tiểu học ở Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện xảy ra ở lớp con mình và nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Cụ thể, phụ huynh này chụp lại màn hình tin nhắn của cô giáo chủ nhiệm trong nhóm chat giữa phụ huynh và giáo viên, cùng lời chia sẻ: “3 năm đại học chữ to thì năm nay là năm có GVCN mà em ưng nhất. Cô nghiêm khắc và rất tâm huyết”.
Trong đoạn tin nhắn được chụp lại, cô giáo chủ nhiệm nhắc các phụ huynh: “Cô gửi bài, bố mẹ in ra cho con ôn luyện. Mai cô gửi đáp án để bố mẹ kiểm tra con. Đây là bài luyện cô bỏ tiền ra mua, mà bên họ cũng không cho chia sẻ nên cô yêu cầu các bố mẹ không được chia sẻ cho bất cứ 1 trường hợp nào bên ngoài. Nếu cô và họ phát hiện là bố mẹ phải chịu trách nhiệm đó. Rất mong bố mẹ giữ gìn cho cô nhé. Cảm ơn bố mẹ nhiều”.
Tin nhắn của cô giáo chủ nhiệm
Video đang HOT
Khi có phụ huynh đề xuất hỗ trợ cô giáo chi phí mua tài liệu, cô giáo lập tức từ chối và giải thích rõ rằng, chi phí không quan trọng, thứ quan trọng là giá trị của tài liệu và sự cạnh tranh về chất xám. Phụ huynh sau đó đồng loạt thả tim với chia sẻ của cô.
Cộng đồng mạng sau khi đọc những dòng tin nhắn này cũng để lại vô vàn lời khen cho sự tâm huyết, hết mình với học sinh của cô giáo. Một số bình luận như sau:
- “Đọc tin nhắn mà thấy ấm lòng”;
- “Có những trường hợp giáo viên dính lùm xùm gây ảnh hưởng đến danh tiếng của ngành giáo dục, nhưng thực sự vẫn còn rất nhiều giáo viên tâm huyết, tận tâm với nghề, với học trò. Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện người thật việc thật này”;
- “Cần lan truyền những điều tốt đẹp này, đọc tin nhắn mà vui lây”;
- “Phụ huynh may mắn quá, giáo viên có tâm và có tầm”;
- “Thật sự ngoài những trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh” ra thì còn nhiều thầy cô tâm huyết lắm các bố mẹ ạ. Như con mình may mắn gặp được cô giáo tốt vô cùng, ngày nào đi học cũng thấy con vui vẻ”.
Hiện bài đăng của phụ huynh vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Bài toán tiểu học "4 + 4 + 2 = 10" bị chấm sai, phụ huynh thắc mắc, cô giáo giải thích thế nào?
Phép tính nói trên đã bị giáo viên chấm sai, điều này khiến cả học sinh lẫn phụ huynh cảm thấy vừa lạ lẫm vừa bức xúc.
Trong suy nghĩ của nhiều người, các bài toán tiểu học thường được coi là "dễ như ăn kẹo" và không bao giờ giải sai. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rất nhiều bài toán tiểu học lại khiến phụ huynh gặp khó khăn, dẫn đến tranh cãi và thậm chí là không thể tìm ra lời giải chính xác.
Gần đây, trên mạng xã hội Trung Quốc đã xuất hiện một bài toán tiểu học được phụ huynh chia sẻ rộng rãi. Đề bài yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh đã cho và điền phép tính phù hợp vào các ô trống.
Cụ thể, học sinh cần điền dấu thích hợp vào 2 ô tròn và số phù hợp vào 4 ô vuông.
Nhìn qua, bài toán này có vẻ rất đơn giản: trong hình là một đàn gà được chia thành 3 tốp. Tốp đầu tiên có 4 con gà, tốp thứ hai (ở giữa) cũng có 4 con gà, và tốp cuối có 2 con gà.
Với thông tin này, nhiều học sinh đã thực hiện phép cộng đơn giản và đưa ra đáp án là "4 4 2 = 10".
Tuy nhiên, đáp án này đã bị giáo viên chấm sai, khiến cả học sinh lẫn phụ huynh cảm thấy lạ lẫm và bức xúc.
Để làm rõ vấn đề, phụ huynh đã đăng bài toán lên mạng xã hội để "cầu cứu" cộng đồng mạng tìm hiểu lý do giáo viên chấm sai bài của con mình.
Sau đó, phụ huynh đã đến trường để hỏi giáo viên và được thông báo rằng đáp án chính xác là: "8 - 4 2 = 6".
Cô giáo giải thích như sau: Bài toán liên quan đến hướng đi của đàn gà. Hai con gà phía bên phải quay mặt vào trong, bốn con gà ở giữa quay mặt về phía hai con gà này, tạo thành một tốp. Còn bốn con gà phía bên trái quay lưng với số gà còn lại, như đang đi ra chỗ khác và tách khỏi đàn. Do đó, nhóm tám con gà ban đầu phải trừ đi bốn con gà phía bên trái và cộng thêm hai con gà mới gia nhập đàn thì mới chính xác.
Dù biết đáp án này, phụ huynh vẫn không hài lòng. Họ cho rằng đây là một bài toán mẹo, và hình ảnh dữ liệu bài toán không rõ ràng. Vì vậy, đáp án mà phần lớn học sinh đưa ra là "10" cũng không hề sai. Hơn nữa, vì là bài toán mẹo, nhằm đánh đố tư duy của học trò, giáo viên nên linh hoạt trong việc chấm điểm các đáp án.
Vụ giáo viên "xin hỗ trợ mua laptop": Trường lập tổ công tác "động viên" cô Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ laptop đã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày. Những ngày gần đây, vụ việc cô giáo T.P.H. (giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, Quận 1, TP.HCM) xin phụ huynh ủng hộ tiền để mua laptop đang gây xôn xao dư luận. Chiều 30/9, ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương...