Đăng ảnh so sánh tiề.n học nhà mình và “nhà người ta”, bà mẹ Hà Nội khiến hội phụ huynh tranh luận rôm rả
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, việc chi tiề.n học cho con không nhà nào giống nhà nào.
Một phụ huynh ở Hà Nội mới đây thu hút sự chú ý khi chia sẻ hình ảnh tiề.n học của con mình và một gia đình khác. Chị cho biết, nhìn “ nhà người ta” mà bản thân mình “áp lực ngang”, bởi hiện con chị học cấp 1, chưa học thêm nhiều chị đã thấy tốn kém. Nếu lên cấp 2 con bắt buộc phải đi học thêm thì kinh tế càng khó khăn hơn.
“Chỉ mỗi học thêm hơn 13 triệu, chưa liệt kê tới ăn uống sinh hoạt khác. Không biết sau này con nhà em lên cấp 2 sẽ thế nào, chứ giờ bạn lớn học cấp 1, bạn nhỏ chưa đi học mầm non mà 1 tháng chi tiêu cho 2 bé hết khoảng 4-5 triệu đồng là em cũng thấy tốn kém kha khá rồi. Bạn lớn nhà em chỉ học ở trường công, hiện không học thêm, bạn bé chưa mất tiề.n học. Nuôi con càng lớn càng tốn kém hay sao các bố mẹ? Càng lên cấp lớn hơn thì nhất định phải học thêm ạ?”, bà mẹ than thở.
Trong hình ảnh được chia sẻ, con chị một bé học lớp 3 trường công, tốn 1,3 triệu đồng/tháng. Một bé khác 17 tháng tuổ.i chưa đi học. Còn “nhà người ta” thì riêng tiề.n học thêm cho con đã hết 13 triệu đồng/tháng. Trong đó, bé lớp 9 tốn 6,8 triệu đồng/tháng, bé lớp 7 tốn hơn 6,4 triệu đồng/tháng. Các bé được học đủ thứ từ Toán, tiếng Anh, Ngoại ngữ, đàn cho tới cầu lông…
Phụ huynh ở Hà Nội thu hút sự chú ý khi chia sẻ hình ảnh tiề.n học của con mình và một gia đình khác.
Có nhất thiết phải học thêm?
Thực tế cho thấy, học sinh hiện nay đang học thêm khá nhiều. Nhiều học sinh bắt đầu học thêm từ lớp 1 cho đến lớp 12 với nhiều môn học khác nhau.
Một người cho biết, con mình năm nay ôn thi lên cấp 3, con học ở lớp, rồi học thêm, tự học ở nhà, ngày nào cũng 1-2 giờ sáng mới ngủ, 6h30 dậy ăn sáng đi học. Thương con thì thương thật nhưng phải theo guồng quay của xã hội, mình chậm 1 bước là sẽ đi sau người khác 100 bước. Các con áp lực, ba mẹ cũng áp lực không kém. Đơn giản vì bây giờ các con không học thì không đỗ được trường công, bắt buộc phải học trường tư, chi phí cho học hành sẽ đắt đỏ.
“Dẫu biết cái gì cũng có giá của nó, nhưng thực lòng tôi thấy với hoàn cảnh cụ thể của gia đình tôi, nỗ lực đến cùng rồi sẽ được đền đáp. Con trai tôi mới vào học Chuyên Ngữ. Để có kết quả đó, cháu đã liên tục học từ 7h15 sáng tới 3h sáng hôm sau trong 2 năm, mắt thêm 4 Diop. Học phí toàn bộ có tháng tới hơn 30 triệu. Tất nhiên, vợ chồng tôi cũng cố gắng chạy theo sức học của cháu.
Kết quả là, hiện giờ cháu đang được vào học trong môi trường rất cởi mở, năng động, thường xuyên được làm chuyên đề, project, ngiên cứu… Tôi thấy cháu trưởng thành rất nhanh trong thời gian ngắn, với các kỹ năng rất phù hợp với môi trường công việc hiện đại sau này. Thực sự thời nay các con học vất vả hơn chúng ta nhiều”, một ông bố chia sẻ.
Luồng ý kiến này nhận định, đi học hay đi làm đều vất vả. Con được đầu tư học hành là một sự may mắn. Nếu đứ.a tr.ẻ có năng lực, có đam mê học thì dù mệt mỏi con vẫn cũng vẫn thích.Vì vậy, quan trọng là đán.h giá tình hình con để có lựa chọn phù hợp chứ không nên mặc định là để các con chơi, không học để có tuổ.i thơ. Tuổ.i thơ chỉ chơi thì khả năng tương lai khó sáng sủa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số bố mẹ cũng cho rằng, việc lựa chọn học thêm hay không, đầu tư cho con thế nào là của từng gia đình. Tùy vào kinh tế của gia đình, cha mẹ có thể cân nhắc, đừng chạy theo trào lưu dẫn đến quá sức. Lúc này việc học của con có thể gián đoạn, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Một ông bố chia sẻ con mình vừa vào đại học năm nhất. Cấp 3 con không học thêm bất cứ môn nào, chỉ duy nhất đi luyện IELTS. Vậy mà cả 3 năm con vẫn đạt học sinh giỏi, tốt nghiệp loại giỏi và tuyển thẳng ĐH theo hướng tuyển sinh của trường. Do đó, vấn đề không phải là học thêm mà các con phải tự học là chính.
“Rất thông cảm với sự lo lắng của phụ huynh, nhưng đừng tạo áp lực quá cho các con, chúng cần có thời gian để nghỉ ngơi thì mới tiếp thu được kiến thức. Cũng như bố mẹ ngày đi làm tối về chỉ muốn nghỉ, thì các con đi học cũng thế. Học hết chỗ nọ đến chỗ kia liệu có tiếp thu được chút nào không hay chỉ để cho phụ huynh yên tâm là con mình cũng học như các bạn thôi.
Học thêm ở lớp nhưng về phải có thời gian làm bài tập. Mình là giáo viên, nhiều bố mẹ cố gom tiề.n cho con đi học mà đến lớp con ngồi bấm điện thoại và làm bài tập. Mình nhắn thẳng cho mẹ mà mẹ bất lực không nắn được con, cố đi buổi nào hay buổi ấy”, một cô giáo nói.
Học sinh đi học thêm có nhiều nguyên nhân, chủ yếu ở đây là những mong muốn, kỳ vọng của phụ huynh về các con. Phụ huynh mong con được chuẩn bị nền tảng vững chắc cho tương lai, cải thiện thành tích, chuẩn bị kiến thức để thi vào trường tốp, “trường chuyên lớp chọn”. Đó được xem là những mong muốn chính đáng. Nhưng ở góc độ ngược lại, cũng có những phụ huynh quá đề cao điểm số, hay so sánh với con nhà người khác, thấy điểm con mình thấp hơn là cho con đi học thêm. Hoặc cha mẹ cho con đi học thêm vì quỹ thời gian của cha mẹ ít, khó có sự kiên nhẫn khi giảng bài cùng con, khó theo kịp sự thay đổi chương trình giáo dục nên nhờ người có chuyên môn kèm con học.
Một phụ huynh có kinh nghiệm chia sẻ, nếu không có điều kiện cho con đi học thêm, bố mẹ có thể mua cho con khóa học trực tuyến phù hợp để con tự học. Quan trọng nhất là học kỹ sách giáo khoa. Với thời lượng học tập như thế trên trường, bắt buộc phải đáp ứng đủ những nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình đối với học sinh. Tức là bản chất, không cần đi học thêm, học sinh cũng được đảm bảo thụ hưởng những yêu cầu cần đạt của chương trình. Ngoài việc học kỹ bài cũ là cần thiết đối với mỗi học sinh thì học sinh cũng nên dành thời gian để học qua bài mới, bởi điều này sẽ giúp học sinh khi đến lớp có thể sẽ hiểu sâu bài học hơn.
“Phải công nhận nếu chỉ học ở trường thì không đủ, dù là thời mình ngày xưa hay các con bây giờ. Nhưng không vì thế mà chỉ có 1 giải pháp là học thêm. Mình nhớ hồi đầu cấp 3 cũng ham hố đi học thêm với bạn bè. Nghe bạn rủ chỗ A, B, C thầy cô dạy hay là cắp vở đi học cùng (tính ham vui, lại được mẹ tin tưởng cho tự quyết). Mất 1 năm lớp 10 để nhận ra rằng khi mình quá mải đuổi theo các lớp học thêm, đến chỉ biết chép và ghi, về đến nhà thì cũng muộn, vội ăn xong là ngủ, chẳng có thời gian tự học, tự ôn, kiến thức cứ thế trôi đi mất, đọng lại chắc được 1/4, lãng phí thời gian, tiề.n của. Lên lớp 11 mình thay đổi cách học, chọn lọc giáo viên để học, còn dư thời gian cứ lên thư viện, quán cafe ngồi tự học bằng sách, tài liệu, bộ đề… Lúc đó, mình còn cảm giác thiếu thời gian nữa, vẫn có lúc đi chơi bóng rổ, chơi game, cafe nghe nhạc, vẫn có thời gian để đọc cả tiểu thuyết.
Có lẽ vậy nên giờ mình cũng không theo đuổi các lớp học thêm cho con. Vẫn nghe các mẹ bảo học thầy này cô này tốt lắm, nhưng thôi cứ chậm chậm, để xem nếu con không tự học được thì sẽ tìm đến các địa chỉ đó sau. Mình chủ yếu mong rằng lúc đó con gặp được người truyền cảm hứng để con tự học và biết cách tự học thì là tốt nhất. Có vậy thì con mới có thời gian cho bản thân mình”, một phụ huynh chia sẻ.
Mỗi gia đình, mỗi học sinh, sẽ có một môi trường, điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Không phải ai cũng có khả năng và thời gian để tự quản lý và dạy con em mình thành học sinh học tốt, chưa nói đến học sinh giỏi và thực tế cực kỳ ít cha mẹ có khả năng này. Học thêm không phải xấu, nếu đi học thêm mà chất lượng học sinh tốt lên, cha mẹ đỡ tốn công sức để… “đánh vật” với con mình, dành thời gian cho việc kiếm ít tiề.n và nhiều việc khác… thì không có lý do gì phải “cương quyết” không cho con đi học thêm.
Dù vậy cần nhận thức và đủ sự tự tin, bản lĩnh để quyết định con mình cần và có xu hướng về điều gì thì học thêm cái đó. Đừng hoang mang khi thấy con người ta đi học thêm môn này môn kia rồi đăng ký theo. Cái gì cũng muốn con giỏi như những thế mạnh của tất cả các bạn khác, rồi đăng ký học thêm cho bằng được thì chỉ làm hại chính con mình.
Hội phụ huynh cãi nhau ỏm tỏi chuyện "tặng quà hay tiề.n cho cô giáo ngày 20/11"
Chỉ vì chuyện nên tặng quà hay tặng tiề.n cho giáo viên ngày 20/11, nhiều phụ huynh nảy sinh mâu thuẫn, cãi cọ nhau vì bất đồng quan điểm.
Từ đầu tháng 11, hội phụ huynh lớp con chị Trần Thu Tươi (40 tuổ.i, Hà Đông, Hà Nội) đã rục rịch lên kế hoạch chuẩn bị quà cho giáo viên.
Ban đầu một số phụ huynh trong lớp đề xuất trích quỹ tặng cô giáo chủ nhiệm bức tranh khắc chữ "tri ân" bằng đồng có giá khoảng 2,5-3 triệu đồng làm kỷ niệm. Với điều kiện của hội phụ huynh, đa số nhất trí với phương án tặng tranh vì chi phí không quá cao, món quà cũng có ý nghĩa.
Tuy nhiên chỉ cách đây ít ngày, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lại lấy ý kiến về việc trích thêm 2 triệu đồng từ quỹ lớp để tặng cô giáo. Đề xuất này gây ra cuộc tranh luận bùng nổ trong nhóm chat.
Nhiều phụ huynh bất đồng chuyện mua quà 20/11. (Ảnh minh hoạ)
Một số phụ huynh đồng tình việc chi thêm tiề.n vì cả năm mới có ngày lễ lớn dành cho giáo viên, không còn dịp nào để tặng quà tốt hơn dịp này. "Các lớp khác thậm chí tặng cô giáo món quà gần chục triệu đồng, nếu lớp mình tặng quà nhỏ quá thì không hay, nếu không bằng người ta thì cũng cố được một nửa là khoảng 5 triệu đồng". "Nếu lấy số tiề.n này chia nhỏ cho hơn 40 học sinh trong lớp cũng không phải quá đắt đỏ".... nhiều ý kiến được đưa ra.
Tuy nhiên có người cho rằng, đã tặng bức tranh trị giá khoảng 3 triệu đồng thì không nên đi thêm phong bì để giáo viên tránh khó xử.
"Mấy ngày hôm nay, tôi đau đầu chỉ vì câu chuyện tặng quà giáo viên như thế nào. Tin nhắn nhóm chat cứ reo liên tục khiến tôi không thể tập trung làm việc", chị nói. Ban đầu mọi người chỉ nêu quan điểm suy nghĩ của mình nhưng câu chuyện ngày càng đi xa, các phụ huynh thậm chí dùng các ngôn từ rất thiếu chuẩn mực để đáp trả nhau... Chỉ vì vấn đề nhỏ mà hội phụ huynh lại mất đoàn kết, ai cũng như đứ.a tr.ẻ, sẵn sàng cãi cọ hơn thua với nhau.
Đỉnh điểm của cuộc cãi vã, có phụ huynh còn rời khỏi nhóm chat, xin thôi tham gia ban đại diện cha mẹ học sinh.
Chung cảnh với chị Tươi, anh Nguyễn Văn Hải (44 tuổ.i, Hải Phòng) mất ăn mất ngủ mấy ngày nay chỉ để nghĩ cách giảng hòa 2 phó trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp con gái lớn.
"Làm trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh nhiều năm, lần đầu tiên tôi gặp trường hợp éo le như thế này. Người thì đề xuất tặng quà 20/11 cho giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn, người lại không đồng tình vì quỹ lớp không đủ để tặng quà cho 10 thầy cô. Không tìm được tiếng nói chung nên 'cạch' mặt nhau gần 1 tuần nay", anh Hải nói.
Dù ủng hộ quan điểm tiết kiệm, nhưng những vẫn đề liên quan đến chi tiêu trong lớp, anh Hải không thể tự quyết, cần đưa ra bàn bạc trong Ban đại diện và toàn bộ phụ huynh.
Khác hai phụ huynh trên, chị Đinh Thu Trang (37 tuổ.i, TP.HCM) lại là nhân vật chính trong cuộc cãi vã với hội phụ huynh vì phản đối tặng tiề.n hay quà giá trị cho giáo viên ngày 20/11.
Trao đổi với các phụ huynh khác trong lớp, chị Trang không tin vào tai mình khi có người tặng phong bì 2 triệu đồng cho giáo viên, người nào hạn chế về tài chính hơn cũng đi tới 500.000 đồng/thầy cô.
"Tôi thắc mắc sao các con mới học lớp 1 mà phải đi quà cô giáo nhiều tiề.n thế, có phụ huynh nói con càng nhỏ càng phải đi nhiều, như vậy cô mới để ý quan tâm con", điều này khiến chị Trang thấy khó hiểu vì dạy dỗ học sinh là trách nhiệm của thầy cô, đi tiề.n như vậy không khác nào bảo không tặng quà 20/11 thì thầy cô không dạy học sinh nữa.
Nhiều phụ huynh phản đổi việc tặng quà đắt tiề.n cho thầy cô. (Ảnh minh hoạ)
Chị Trang kể, một phụ huynh khác trong lớp còn phải vay mượn để đủ tiề.n đóng phong bì tặng cô giáo vì sợ nếu ít quá thì con cái không được "bằng bạn bằng bè".
Với nhiều người, việc tặng tiề.n giáo viên ngày lễ tết trở thành điều quen thuộc, nên bình thường hóa nhưng với chị Trang, đây là hành động rất xấu, dễ sinh ra tiêu cực. Bởi vậy, mỗi lần được hỏi "Đi cô giáo 20/11 bao nhiêu là đủ?", chị Trang đều bức xúc trả lời: "Tôi không muốn tri ân thầy cô bằng tiề.n".
Thái độ cương quyết của chị Trang khiến nhiều phụ huynh phật ý, lời qua tiếng lại. Chị dự tính trong dịp 20/11 năm nay sẽ cùng con cắm một lẵng hoa để tặng cho cô giáo chủ nhiệm. "Đây sẽ là món quà của con, do chính tay con chuẩn bị thay cho lời cảm ơn cô luôn yêu thương, dạy chữ cho con. Tôi muốn con mình hiểu sự tri ân phải đến từ quá trình, tình cảm, không phải đến từ tiề.n bạc", chị Trang nói.
Cô Nguyễn Thanh Vân (57 tuổ.i, một giáo viên về hưu ở Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, 20/11 là Tết của thầy cô, ngày đặc biệt này không chỉ để tôn vinh, khen ngợi mà còn là dịp để người giáo viên tự nhìn nhận lại mình xem còn thiếu sót ở đâu để thay đổi ngày một tốt hơn.
"Nghề giáo thiêng liêng nhưng cũng áp lực bởi giáo dục là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Tôi thấy thế hệ giáo viên ngày nay còn áp lực hơn chúng tôi ngày xưa nhiều lần", cô Vân nói và kể ngày xưa, đến ngày 20/11 cô trò đều hân hoan, nhận được lời chúc, lời cảm ơn là vui cả ngày nhưng giờ đây đến ngày Nhà giáo, các thầy cô khó vui nổi vì nhiều nỗi lo, lo nhất có khi là chuyện phụ huynh tặng quà, thậm chí sợ khi món quà đó là tiề.n.
Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, chưa một lần cô Vân nhận tiề.n hay món quà đắt đỏ từ phụ huynh trong các ngày lễ Tết, mỗi lần rơi vào tình huống khó xử, cô giáo này đều thẳng thắn chia sẻ tâm tư với phụ huynh, "cô chỉ nhận tấm lòng, còn tiề.n các phụ huynh hãy mang về mua quần áo, sách vở cho con".
"Nếu nhận thì trái với đạo đức nghề nghiệp, trái với lương tâm. Với tôi món quà lớn nhất là nhìn học trò trưởng thành mạnh khoẻ, thành công bởi chung quy lại giữa danh dự và tiề.n bạc, danh dự người giáo viên thiêng liêng cao quý vẫn là điều lớn hơn tất cả", người giáo viên về hưu chia sẻ.
Đoạn chia sẻ của phụ huynh Hà Nội khiến nhiều người trăn trở: "Xin lỗi xã hội vì mình chưa dạy được con trở thành công dân tốt" Con cái chưa ngoan ngoãn, người buồn nhất không ai khác chính là cha mẹ. Nuôi dạy con cái luôn là một trong những nhiệm vụ đầy thách thức mà bất kỳ người làm cha mẹ nào cũng phải trải qua. Không chỉ là việc cung cấp nhu cầu vật chất, việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái còn đòi hỏi sự...