Đăng ảnh ngồi đắn đo xem điểm thi cuối kỳ, nam sinh viên nhận được sự đồng cảm của hàng loạt dân mạng
Nhiều bạn sinh viên cảm thán môi trường học tập ở Bách khoa thật là khắc nghiệt khi bài thi dưới 3 điểm là liệt.
Đối với sinh viên, bên cạnh áp lực học phí thì nỗi lo điểm số cũng luôn thường trực mỗi khi phải ngồi chờ đợi kết quả. Đặc biệt với những trường đại học nổi tiếng với chấm bài kiểm tra khắt khe, chất lượng yêu cầu cao thì đôi khi chỉ cần qua môn, không bị điểm liệt thì cũng đủ để ăn mừng.
Mới đây trên trang Bách Kinh Xây Confessions, một hình ảnh nam sinh ngồi suy tư ôm máy tính xem điểm thi của chính mình kèm nội dung “Một hàng 3, 2, 1, 0.5 rồi vẫn chưa thấy tên mình đâu” đã thu hút nhiều bình luận của cư dân mạng. Đây đang là thời điểm kết thúc thi cuối kỳ của nhiều trường đại học, cho nên nhiều bạn đang là sinh viên hoàn toàn thấu hiểu cảm giác như tim chậm lại vài nhịp mỗi khi ngồi tra điểm thi trên website của trường.
Khoảnh khắc nam sinh ngồi đắn đo xem điểm thi của mình. (Ảnh: Bách Kinh Xây Confessions)
Phía dưới phần bình luận nhiều bạn có chia sẻ, ở trường Bách Khoa dưới 3 điểm là liệt nên chỉ cần thấy bản thân trên 3 điểm là cảm thấy hạnh phúc lắm rồi, còn ngược lại thì đủ hiểu rồi đó, tháng này chắc chắn phải ăn mì gói chừa tiền đóng lại tín chỉ kỳ sau.
Vũ Đinh Rồi: “Tìm thấy tên mình không có điểm do bị đánh dấu bài. Ôi bầu trời đen như tương lai chị Dậu”.
Mộc Mộc: “Kiếp trước tạo nghiệp kiếp này làm sinh viên Bách khoa”.
Thành Hoàng: “Ngày xưa xem phim kinh dị tim vẫn đập bình thường mà cứ xem điểm thi là đập như phủi bụi, tay toát hết cả mồ hôi”.
Video đang HOT
Nguyễn Viết Hiếu: “Không chỉ riêng Bách khoa đâu mà còn nhiều trường khác cũng tương tự đấy”.
Theo Helino
Trường học cô đơn nhất Nhật Bản: Mở cửa chỉ để đón 1 nam sinh, ngày cậu ấy tốt nghiệp trường cũng đóng cửa luôn
Ba năm trung học ở trường Tobishima chỉ có duy nhất một học sinh. Ngày cậu bé đặc biệt này rời đi cũng là ngày ngôi trường đóng cửa.
Từ lâu, Nhật Bản được biết đến không chỉ là một đất nước hùng mạnh về kinh tế mà còn là một quốc gia dẫn đầu hệ thống giáo dục về sự đa dạng và hiệu quả. Bên cạnh đó, Nhật Bản không ít lần khiến nhiều người ngạc nhiên về các trường học đặc biệt ở quốc gia này. Một trong số đó có thể kể đến là trường trung học Tobishima, nơi chỉ có một nam sinh duy nhất theo học. Câu chuyện tưởng đùa nhưng có thật xảy ra tại một hòn đảo nằm ngoài khơi của tỉnh Yamagato. Hòn đảo Tobishima bé nhỏ, bán kính chỉ khoảng 10 km với dân cư trên dưới 200 người. Hòn đảo có duy nhất một trường học, mang tên Tobishima.
Nam sinh đặc biệt này là Shibuya Arata. Ngay từ khi đặt chân vào trường, Shibuya Arata đã nhận được sự ưu ái đến từ thầy cô và dân làng trên đảo. Hầu như tất cả mọi người nơi đây đều quan tâm đến sự nghiệp học hành của Shibuya Arata và luôn cố gắng tạo cho cậu bé một môi trường học tập tốt nhất.
Học sinh duy nhất của trường Tobishima - nam sinh Shibuya Arata.
Ngôi trường Tobishima vốn đã đóng cửa từ lâu nhưng mở lại để chào đón Shibuya Arata vào học. Có gì đặc biệt ở nam sinh này khiến cả ngôi trường thậm chí cả hòn đảo Tobishima quan tâm đến cậu bé như vậy?
Bởi lẽ, việc Shibuya Arata quyết định dành việc học ở đây đã tiếp thêm năng lượng sống cho những người dân trên đảo. Hòn đảo Tobishima vốn là một hòn đảo nổi tiếng ở Nhật Bản với tỷ lệ người già cực cao. Những người trẻ tuổi từ lâu đã rời bỏ hòn đảo này để lên thành phố kiếm sống, kéo theo những đứa trẻ của họ cũng đi theo. Để giải quyết vấn đề học hành của Shibuya Arata, ngôi trường được mở lại với sự triệu tập của những nhà giáo tốt nhất để chuyên tâm dạy học cho cậu bé.
Việc học của cậu bé Shibuya Arata đã đem đến những niềm vui mới cho những người dân trên đảo.
Trường học có một trang web thường xuyên update tin tức về các hoạt động trong trường nhưng gần như tất cả mọi hình đều là ảnh của Shibuya Arata. Là nam sinh duy nhất, Shibuya Arata tham gia tất cả mọi hoạt động của trường và các hoạt động trong trường cũng chỉ xoay quanh đời sống học tập của một mình cậu bé. Tin tức trong vòng 3 năm trở lại đây không khác gì quyển sổ nhật kí ghi lại quá trình học hành, sinh hoạt và trưởng thành của Shibuya Arata.
Từ ăn uống cho tới học tập, cậu bé đều làm chung với hiệu trưởng và các giáo viên khác. Chỉ có duy nhất một học sinh nhưng ngôi trường này lại có tới 5 giáo viên, trong đó chưa tính các giáo viên lâm thời được mời về giảng dạy vài buổi cho cậu bé. Thậm chí nhà trường còn tự đầu tư 100 triệu yên chỉ vì mua bổ sung các dụng cụ học tập cho cậu học trò nhỏ thực hành.
Những lúc rảnh rỗi, giáo viên trong trường sẽ chờ cậu bé tan học để cùng nhau rảo bước trên con đường trở về nhà. Trong những ngày kỉ niệm trường hoặc các hoạt động ngoại khóa, người ở bên cậu bé Shibuya Arata luôn là những thầy cô trường Tobishima. Họ không chỉ muốn hoàn thành thật tốt công việc giáo dục mà họ còn muốn giúp cậu bé phát triển toàn diện về lối sống và nhân cách.
Là một đứa trẻ mới bước vào tuổi trưởng thành, Shibuya Arata vẫn không tránh khỏi cô đơn khi không có những người bạn cùng trang lứa ở bên. Cậu không có những người bạn để tâm sự chuyện học hành, trường lớp, gia đình... như những cậu bé cùng tuổi khác. Chính vì thế, nhà trường đã nghĩ ra cách để sắp xếp cho Shibuya Arata tham gia các hội thao, hội diễn âm nhạc ở các trường quanh vùng để cậu có cơ hội kết bạn với những người bạn khác.
Hình ảnh nam sinh Shibuya Arata khi mới bước chân vào trường và trong buổi lễ tốt nghiệp.
Trong bài diễn văn của mình, Shibuya Arata chia sẻ: "Trong suốt ba năm qua, tuy không có bất kì người bạn cùng trang lứa nào bên cạnh, con không hề cảm thấy cô đơn hay buồn chán".
Ba năm trung học trôi qua, đã đến lúc cậu bé Shibuya Arata phải rời mái trường đặc biệt để bước tiếp những hành trình mới. Cũng vào giây phút cậu bước ra khỏi cổng, ngôi trường trung học này sẽ đóng cửa, chờ đợi một học sinh mới đến mở cánh cổng này một lần nữa.
Theo Helino
Mùa tuyển sinh cuối cấp: Cân bằng tâm lý cho học sinh Bước vào mùa tuyển sinh cuối cấp, học sinh phải đối mặt với hàng loạt nỗi lo từ điểm số, kết quả thi cử, định hướng tương lai và áp lực từ chính gia đình. Nếu không quan tâm và tìm cách xử trí, khắc phục sẽ dẫn đến những rối loạn tâm lý ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trong giờ...