Danameco (DNM): Lợi nhuận tăng hơn 500%
Quý II/2020, Tổng công ty cổ phần Y tế Danameco ( DNM) ghi nhận doanh thu thuần 239 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 17,4 tỷ đồng, tăng lần lượt 380% và 569% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân là dịch Covid-19 bùng phát, Tổng công ty tập trung đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, trang phục bảo hộ, khiến doanh thu tăng mạnh. Bên cạnh đó, DNM đầu tư thêm máy móc thiết bị, phát triển thị trường, giúp lợi nhuận tăng tới 569%.
Cụ thể, nửa đầu năm 2020, DNM mua thêm trên 78 tỷ đồng máy móc, thiết bị để đáp ứng nhu cầu khẩu trang. Con số này khá ấn tượng khi vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ hơn 110 tỷ đồng. Đây cũng là lý do nợ vay của Danameco tăng mạnh.
Ads by AdAsia
Tính đến cuối quý II, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đạt 184,6 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với đầu năm. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn đạt 12,8 tỷ đồng, tăng 4,9 lần so với số đầu năm 2020.
Vinamed: Doanh nghiệp khó khăn, bỏ lỡ cơ hội vì... thanh tra
Năm 2019, Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam (Vinamed) chỉ đạt 310 tỷ đồng doanh thu, tương ứng 56% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế đạt 7,2 tỷ đồng, tương ứng 49% kế hoạch.
Video đang HOT
Đối tác ngại ngần vì doanh nghiệp bị thanh tra
Lý giải việc không đạt kế hoạch đề ra trong ĐHCĐ tổ chức sáng 1/6, Tổng giám đốc Hoàng Minh Dũng cho biết do các sản phẩm truyền thống bị lỗ, thị trường cạnh tranh khốc liệt trong khi việc nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới cần thời gian.
Tại Đại hội, trước câu hỏi của cổ đông về việc sử dụng 2 lô đất tại Núi Trúc và Lương Định Của (Hà Nội), chủ tọa Đại hội đã nhắc đến câu chuyện thanh tra.
Cụ thể, sau khi cổ phần hóa, cổ đông có đơn thư kiếu nại dẫn đến Thanh tra Chính phủ vào cuộc. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vinamed gặp nhiều khó khăn vì sự việc thanh tra kéo dài gần 2 năm đã ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. Các đối tác cả trong và ngoài nước đều tỏ ra ngại ngần ngần trong việc hợp tác, đầu tư. Vì thế công ty đã bỏ lỡ nhiều cơ hội.
Cơ bản Tổng công ty đã thực hiện các nội dung kết luận, đảm bảo sử dụng đúng mục đích đối với các tài sản (đất đai) hiện hữu. Hiện còn một số vấn đề tồn tại của Ban cổ phần hóa và Tổng công ty đang tích cực phối hợp để thực hiện tốt các kết luận của Thanh tra Chính phủ.
"Các thỏa thuận, các đối tác chiến lược ngại ngần trong việc hợp tác với chúng ta. Chúng ta bỏ lỡ cơ hội nhất định cả với đối tác trong nước, đối tác nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất, phân phối. Từ sau khi có kết luận thanh tra, mọi việc rõ ràng, chúng tôi tin là trong năm 2020 Công ty sẽ thành công hơn, đạt kết quả như mong muốn" - chủ tọa Đại hội cho biết.
Trả lời chất vấn cổ đông về việc sử dụng tài sản đất đai, Chủ tạo Đại hội cho biết, sau khi Nhà máy Nhựa y tế tại Bắc Ninh hoàn thành, Công ty đã chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất sang Bắc Ninh. Năm 2018, văn phòng Công ty chuyển về 89 Lượng Định Của và đang sử dụng đúng quy định, đúng mục đích, chưa có dự định khác.
Đối với trụ sở tại số 1 ngõ 25 Núi Trúc, Công ty xây dựng phương án đầu tư dự án văn phòng để chỉnh trang lại tòa nhà vì đã quá cũ nát. Hiện đang trong giai đoạn chỉnh sửa dự án do các phương án xây dựng chưa phù hợp và đúng với định hướng của thành phố. Công ty đang trong quá trình xây dựng dự án, chưa đến giai đoạn phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Đến nay, Vinamed đã thành công sáp nhập Mediplast. Hoạt động chủ lực của Mediplast là sản xuất bơm kim tiêm và dây truyền dịch trở thành hoạt động sản xuất chính của Vinamed. Trước sáp nhập, EPS của cổ phiếu Mediplast có năm ở mức 8.000 đồng, nhiều năm Công ty có lợi nhuận sau thuế tương đương vốn điều lệ, trả cổ tức 20 - 30%.
Ban lãnh đạo Vinamed và Mediplast cho rằng, việc sáp nhập sẽ tạo ra một công ty lớn mạnh hơn, mở rộng phạm vi kinh doanh, mang lại lợi ích cho các cổ đông. Đây là bước quan trọng trong việc xây dựng Vinamed như một tổng công ty chuyên kinh doanh trên 5 lĩnh vực chính: Sản xuất trang thiết bị y tế; phân phối thiết bị và vật tư y tế; tư vấn và xây dựng y tế; các giải pháp công nghệ trong y tế; đầu tư trong lĩnh vực y tế.
Dự báo khả năng không hoàn thành kế hoạch 2020 từ đầu năm?
Năm 2020, Vinamed đề ra kế hoạch doanh thu 282 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 4,7 tỷ đồng, trả cổ tức 3%.
Phát biểu tại Đại hội, Tổng giám đốc Hoàng Minh Dũng cho rằng kế hoạch này "hơi cao", "hơi ý chí". Ông Dũng cho rằng, năm 2020 vẫn là một năm rất khó khăn với Vinamed trong điều kiện dịch bệnh chưa chấm dứt, các bệnh viện hạn chế nhận điều trị các trường hợp không cấp thiết. Vì vậy, lượng vật tư tiêu hao sử dụng giảm, kéo theo doanh số những tháng đầu năm của Vinamed xấp xỉ bằng 0.
Đối với các sản phẩm gia công xuất khẩu, do dịch bệnh nên giao thương, chuyên gia đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến các đơn hàng. Đến nay, đối tác Nhật vẫn chưa đưa đơn hàng, bởi chính họ cũng gặp khó khăn bởi đại dịch.
Bên cạnh đó, tại thị trường trong nước, Chính phủ cắt giảm ngân sách cho một số dự án mà Vinamed có bán hàng hóa (bơm kim tiêm) dẫn đến ảnh hưởng doanh thu và lợi nhuận.
Thời gian qua, Vinamed rà soát, đánh giá lại các sản phẩm không hiệu quả và dừng sản xuất (bơm kim tiêm 1ml, 3ml, 3ml, 10ml thông thường); phát triển thêm các sản phẩm mới (túi ép tiệt trùng), đổi mới quy cách đóng gói sản phẩm dây truyền dịch...
Theo kế hoạch, năm 2020, Vinamed dự kiến đầu tư hơn 36 tỷ đồng cho việc chuyển đổi kho bán thành phẩm thành phân xưởng ép nhựa PP, đầu tư máy móc, đầu tư máy móc thiết bị để sản xuát 3 sản phẩm mới là bơm tiêm insulin, bơm tiêm điện kim, bơm tiêm 0,5 thiết kế lại.
Theo BCTC năm 2019, trong 178 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, Vinamed có 117 tỷ đồng phải thu ngắn hạn, trích lập dự phòng phải thu khó đòi là 4,8 tỷ đồng. Tài sản dài hạn có 58 tỷ đồng tài sản cố định hữu hình; đầu tư vào công ty con, công ty liên kết gần 37 tỷ đồng.
Vinamed được cổ phần hóa năm 2016. Sau cổ phần hóa, Vinamed gây sự chú ý vì việc sáp nhập công ty con là CTCP Nhựa y tế (Mediplast). Sau đó, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra quá trình cổ phần hoá Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam; việc thoái vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần Nhựa Y tế (Mediplast), Tổng công ty cổ phần Y tế (Danameco); việc sáp nhập Công ty cổ phần Nhựa y tế vào Vinamed.
Quý III/2019 vừa qua, Thanh tra Chính phủ mới ban hành thông báo kết luận thanh tra quá trình cổ phần hóa tại Vinamed.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam đáp ứng nhu cầu trang phục bảo hộ y tế Tính tới đầu tháng 5/2020, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã sản xuất hơn 100 triệu quần áo bảo hộ y tế tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu trên 50 triệu chiếc cho các thị trường nước ngoài. Sản xuất khẩu trang kháng khuẩn tại một đơn vị thành viên của Vinatex. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam ) Ông Lê...