Dân vùng lũ có cần siêu xe, ở khách sạn 5 sao?
“Trong lúc thiên tai, tất cả sự đóng góp, chia sẻ với người dân đều đáng quý. Dù doanh nghiệp có thêm mục đích gì, mọi hoạt động nhân đạo đều xứng đáng được biểu dương “, Trưởng ban Phòng ngừa và ứng phó thảm họa, Hội chữ thập đỏ Việt Nam nói.
Dân vùng lũ có cần siêu xe, ở khách sạn 5 sao?
Những trận mưa lớn liên tục trút xuống miền Bắc trong hơn 1 tuần qua khiến nhiều tỉnh bị lụt lội nghiêm trọng.
Đặc biệt, tại Quảng Ninh đã có 23 người chết và mất tích, thiệt hại ước tính trên 2.000 tỷ đổng. Hàng trăm tổ chức, cá nhân tham gia cứu trợ, ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Gần đây, dư luận xôn xao về việc ông Đào Hồng Tuyển, người được mệnh danh là “chúa đảo Tuần Châu” tình nguyện bán đấu giá siêu xe Rolls-Royce Phantom ủng hộ bà con vùng lũ.
Ông còn thông báo sẵn sàng cho bà con ăn ở miễn phí trong các khách sạn 4-5 sao ở đảo Tuần Châu.
Nhiều người cho rằng hành động của vị “chúa đảo” thể hiện tấm lòng thiện nguyện, chia sẻ khó khăn với đồng bào.
Nhưng bên cạnh đó có một số ý kiến nhận xét đó là một cách quảng cáo danh tiếng bản thân hơn là giúp đỡ thực tế cho người dân vùng lũ.
Quanh vấn đề này, ông Trần Quốc Hùng, Trưởng ban Phòng ngừa và ứng phó thảm họa, Hội Chữ thập đỏ VN cho rằng dư luận không nên đánh giá quá khắt khe việc làm từ thiện của các doanh nghiệp.
“Trong lúc thiên tai, tất cả sự đóng góp, chia sẻ với đồng bào đều đáng quý. Dù doanh nghiệp có thêm mục đích gì, mọi hoạt động nhân đạo đều xứng đáng được biểu dương.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc để làm từ thiện sao cho thiết thực nhất”, ông Hùng nói.
Khi lũ lụt xảy ra, những thứ người dân cần nhất là nước sạch, lương thực, chỗ ở, quần áo và y tế (Ảnh: Hoàng Anh Tuấn)
Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia cứu trợ trực tiếp, ông Hùng cho biết, khi lũ lụt xảy ra, những thứ người dân cần nhất là nước sạch, lương thực, chỗ ở, quần áo và y tế.
Video đang HOT
Họ cần được đáp ứng nhu cầu tối thiểu giúp chống chọi lại với thời tiết, bảo đảm sức khỏe, sau đó mới đến tiền mặt để chủ động mua sắm.
Tiền mặt được đánh giá nhanh nhạy, thiết thực, nhưng người ủng hộ thường e ngại tiền sẽ thất thoát trên đường đến tay người dân.
Chính vì vậy, nhiều người chọn cách trao hiện vật. Cứu trợ tốt nhất nên kết hợp cả hai hình thức tiền và vật phẩm.
“Năm 2010, sau trận lũ lụt miền Trung, chúng tôi thực sự khó xử khi trụ sở của Hội chất đầy quần áo cũ. Lọc ra trong đó lẫn quần áo cũ rách, cả bơm kim tiêm, váy đầm, thậm chí cả đồ lót phụ nữ.
Tấm lòng hảo tâm và giá trị của món đồ không thể đem ra đong đếm. Người làm từ thiện nên đóng góp hiện vật là những thứ thực sự hữu ích với bà con”, ông Hùng chia sẻ.
Được biết, đợt mưa lũ vừa qua, Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN đã trực tiếp hỗ trợ các gia đình vùng lũ gần 700 thùng hàng gia đình (mỗi thùng trị giá 500 ngàn đồng), và 360 triệu đồng tiền mặt.
Theo tiêu chuẩn tối thiểu trong cứu trợ nhân đạo quốc tế (Sphere), hoạt động cứu trợ phải đáp ứng được những nhu cầu của người dân gồm cung cấp nước sạch, lương thực, chỗ ở, các mặt hàng phi lương thực và hỗ trợ y tế.
Theo Dân Việt
Không có chuyện Văn Miếu 72 tỉ đồng ở Hà Tĩnh xây xong nhưng không biết thờ ai?
Ngày 4.8, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Bùi Đức Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh khẳng định công trình Văn Miếu có tổng mức đầu tư 72 tỉ đồng tại phường Thạch Linh, TP.Hà Tĩnh là để thờ Khổng Tử và các bậc hiền tài, danh nhân văn hóa của Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du...
Phối cảnh công trình Văn Miếu Hà Tĩnh
"Dự án phục hồi và phát huy giá trị di tích Văn Miếu Hà Tĩnh đã được UBND tỉnh phê duyệt và được các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh xác định cụ thể, rõ ràng về mục đích từ trước. Đây là công trình tâm linh để thờ Khổng Tử và các bậc hiền tài, danh nhân văn hóa như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du... Không có chuyện Văn Miếu xây xong nhưng không biết thờ ai như dư luận đồn thổi trong thời gian qua", ông Hạnh nói.
Theo ông Hạnh, Văn Miếu Hà Tĩnh được xây dựng từ năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) trên cánh đồng thuộc xã Đông Lộ (nay là tổ dân phố Vĩnh Hòa, phường Thạch Linh, TP.Hà Tĩnh). Mục đích là để tế lễ và dựng bia đề danh những người đỗ đạt cao, những bậc tiên hiền, tiền bối, danh nhân văn hóa Việt Nam.
Công trình đang trong giai đoạn thi công
Trải qua sự bào mòn của thời gian, đặc biệt là sự tàn phá của 2 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Văn Miếu Hà Tĩnh đã bị tàn phá nặng nề, nay chỉ còn lại rất ít dấu tích nên rất cần thiết phải được phục hồi lại.
Ông Nguyễn Văn Quý, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Tĩnh cho biết Văn Hiếu Hà Tĩnh được phục hồi và xây dựng trên tổng diện tích khoảng 1,6 ha; tổng mức đầu tư là 72 tỉ đồng. Ngân sách chủ yếu của dự án là xã hội hóa, do con em Hà Tĩnh đang sinh sống, làm việc trong và ngoài nước đóng góp.
Cổng phụ bên phải
Theo quy hoạch tổng thể thì Văn Miếu Hà Tĩnh bao gồm 19 hạng mục, trong đó có các hạng mục quan trọng nhất như nhà đại bái, nhà tả hữu vu, nhà bia, nhà trưng bày, khải thánh, văn miếu môn... Công trình được chia làm 2 khu vực rõ rệt đó là khu phục cổ tâm linh và khu sinh hoạt.
Khu phục cổ tâm linh rộng 5.400 mét vuông là khu vực thờ cúng chính, thực hiện các lễ hội, nghi thức, hoạt động truyền thống. Khu sinh hoạt rộng 4.300 mét vuông là nơi diễn ra các hoạt động dài ngày như trại sáng tác văn học nghệ thuật, các cuộc thi, nơi phục hồi các cuộc thi truyền thống và các hoạt động liên quan.
Để triển khai dự án này, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định di dời Trường dạy nghề số 5 đến một địa điểm khác để lấy đất.
Thanh Niên Online ghi lại một số hình ảnh công trình Văn Miếu Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư 72 tỉ đồng:
Cổng phụ bên trái
Cổng hậu
Nền móng nhà đại bái
Tường bao xung quanh công trình
Tường bao cũng được trang trí gạch men rất tinh tế
Hạng mục thoát nước chạy xung quanh công trình
Gạch men cao cấp được dùng để trang trí tường bao quanh công trình
Đá trắng nguyên khối có nguồn gốc từ Thanh Hóa được đưa về xây dựng công trình
Cột tròn của công trình được làm từ lỗ lim đưa từ Lào về
Để có kiến trúc công trình đẹp, Hà Tĩnh đã mời nhóm thợ mộc từ tỉnh Bắc Ninh vào chạm trỗ
Nguyên Dũngthực hiện
Theo Thanhnien
Người đàn ông bị hoại tử chân xin tiền trên phố Văn Miếu nhất quyết từ chối vào viện Chứng kiến cảnh người đàn ông với chân phải bị vết thương lớn, cầu xin sự giúp đỡ của mọi người trên phố Văn Miếu (Hà Nội) "để có tiền chữa bệnh", nhiều người đã dừng lại hỏi han, cho tiền. Tuy nhiên, khi y bác sĩ đến đề nghị đưa vào viện, mọi người sẽ lo kinh phí chữa trị, người đàn...