Dân Việt chi hơn 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô đầu năm 2019
Tổng số tiền người Việt chi ra để nhập khẩu các loại ô tô đầu năm nay đã vượt mốc 1 tỷ USD.
Việc ô tô nhập khẩu nguyên chiếc liên tục đổ về nước đang giúp giải “cơn khát” nguồn cung trên thị trường.
Cụ thể, theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Thống kê, đã có khoảng 52.000 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước trong 4 tháng đầu năm 2019, đạt tổng giá trị kim ngạch 1,139 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu ô tô 4 tháng đầu năm nay đã tăng đến 678% về lượng và tăng trên 537% về giá trị.
Tính 3 tháng gần đây, kim ngạch nhập khẩu ô tô luôn vượt qua mốc 13.000 chiếc về lượng và vây quanh mức 300 triệu USD về giá trị, cao cấp nhiều lần so với cùng giai đoạn này của năm 2018.
Video đang HOT
Sau trọn vẹn năm 2018 bị rơi vào tình trạng ùn tắc, thị trường ô tô Việt Nam gần như chỉ được đáp ứng bởi các loại xe lắp trong nước. Do đó, việc ô tô nhập khẩu nguyên chiếc liên tục đổ về nước đang giúp giải “cơn khát” nguồn cung trên thị trường.
Đối với người tiêu dùng, cuộc đổ bộ quy mô lớn của ô tô nhập khẩu được cho là sẽ giúp mặt bằng giá xe dần hạ nhiệt và tiến đến “kỳ vọng” xe giá thấp đã từng chi phối mạnh mẽ thị trường trong suốt cả năm 2017.
Theo dân việt
Tháng 3, Việt Nam nhập khẩu hơn 11.000 ô tô, người dùng ngày càng chuộng xe ngoại
So với tháng trước đó, trong tháng 3/2019, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam có giảm đi nhưng vẫn vững vàng là tháng thứ 7 liên tiếp vượt mốc 11.000 chiếc.
Theo số liệu ước tính được Tổng cục Hải quan công bố, trong tháng 3/2019, cả nước đã chi 223 triệu USD để nhập khẩu hơn 11.000 xe ô tô các loại. Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2019, đã có 36.777 chiếc ô tô nhập khẩu cập cảng Việt Nam với tổng giá trị lên tới 797 triệu USD.
So với tháng 2 trước đó, lượng ô tô nhập khẩu trong tháng 3/2019 giảm khá nhiều nhưng lại tăng hơn 300% và giá trị tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2018. Thậm chí, nếu so quý I/2019 với cùng kỳ năm ngoái, số xe nhập khẩu còn tăng gấp 9 lần. Tất nhiên, đây cũng là điều dễ hiểu khi Nghị định 116 áp dụng từ ngày 1/1 năm ngoái khiến các hãng xe không kịp chuẩn bị giấy phép, dẫn đến tình trạng mảng xe nhập khẩu gần như bị đóng băng.
Cũng trong tháng 3/2019 vừa qua, các doanh nghiệp kinh doanh xe máy đã chi 65 triệu USD để nhập khẩu xe nguyên chiếc cùng phụ tùng, linh kiện phục vụ sản xuất, nâng tổng giá trị mặt hàng này kể từ đầu năm lên 177 triệu USD.
Trong tháng 3/2019, có hơn 11.000 xe ô tô các loại được nhập khẩu về Việt Nam (ảnh: Báo Hải Quan)
Cho đến thời điểm hiện tại, người dùng Việt đang ngày càng chuộng ô tô nhập khẩu thay vì xe được lắp ráp trong nước, ví dụ điển hình như hàng "hot" Honda CR-V nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan liên tiếp có doanh số đứng đầu toàn thị trường trong tháng 1 và 2 đầu năm hay mẫu MPV giá rẻ Mitsubishi Xpander có nguồn gốc từ Indonesia. Trong số ô tô nhập về trong tháng 3 vừa rồi, đáng chú ý chính là Mitsubishi Xpander với số lượng lớn gần 2.000 xe, bù đắp cho 5 chiếc ở tháng 2.
Lượng xe về nhiều là một điều đáng mừng đối với khách hàng đang chờ xe. Tuy nhiên, điều này lại khiến Trung tâm khí thải thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam bị quá tải do có nhiều ô tô đăng ký thông quan, dẫn đến hiện tượng khan hàng tại đại lý, có tiền cũng không mua được xe ví dụ như Ford Ranger và Mitsubishi Triton. Cả 2 mẫu xe này đều là cái tên nổi trội trong phân khúc, đặc biệt được khách hàng săn đón trong tháng 3/2019 nhằm "né" tăng lệ phí trước bạ xe bán tải vào ngày 10/4 tới.
Đứng trước xu hướng "sính ngoại" của người dùng Việt cùng mức thuế nhập khẩu xe từ khu vực ASEAN về 0%, nhiều hãng xe giờ đây đều chuyển dần sang hướng nhập khẩu, điển hình như thế hệ mới của Toyota Camry sắp được bán ra trong thời gian sắp tới. Mẫu sedan hạng D này trước đây được lắp ráp trong nước, tuy nhiên, phiên bản 2019 sẽ được chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, tương tự với đối thủ Honda Accord.
Các hãng xe đang ngày càng có xu thế đẩy mạnh phát triển mảng ô tô nhập khẩu (Ảnh: VOV)
Trong thời gian tới, Honda Việt Nam cũng sẽ bổ sung thêm danh mục sản phẩm của mình với 2 cái tên đến từ Indonesia làHonda Brio và Honda BR-V. Trong đó, Honda Brio được đưa về để cạnh tranh ở phân khúc hatchback hạng A cùng Hyundai Grand i10, Kia Morning cũng như Toyota Wigo. Honda BR-V sẽ được giao trọng trách cạnh tranh cùng Mitsubishi Xpander ở phân khúc MPV giá rẻ.
Trái ngược với chiến lược của Toyota và Honda Việt Nam, Hyundai Thành Công (HTC) cùng THACO vẫn trung thành với việc lắp ráp trong nước. Với xe giá hợp túi tiền và chất lượng tốt, HTC cùng THACO đang là 2 doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công nhất ở thị trường Việt. Trong tháng 2/2019, THACO đạt tổng doanh số cao nhất nhưng nếu chỉ xét ở mảng ô tô con từ 9 chỗ ngồi trở xuống, HTC mới là cái tên đứng đầu. Trong khi đó, Toyota Việt Nam lại có 1 tháng doanh số đang buồn khi chỉ đạt 2.300 xe.
Theo tin xe
Việt Nam chi 1,8 tỷ USD nhập ô tô năm 2018 Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 81.609 ô tô, với tổng kim ngạch 1,8 tỷ USD. Trong đó, nhiều nhất là ô tô nhập từ Thái Lan với 55.364 xe, từ Indonesia 17.146 xe. Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 81.609 ô tô, với tổng kim ngạch 1,8 tỷ USD. Ảnh: Tuấn Nguyễn Ô tô nhập khẩu 'loạn giá' Ô tô nhập khẩu...