Dân vận khéo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Giang
Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đóng vai trò quan trọng góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, quốc phòng; phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Xác định tầm quan trọng đó, thời gian qua, nhiều địa phương của tỉnh Bắc Giang đã có những mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, đồng thời phát huy tốt vai trò lãnh đạo của các cấp ủy trong việc thực hiện công tác dân vận.
Cán bộ thôn Ngọt, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn tuyên truyền, vận động người dân góp sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Vận dụng nhiều phương pháp
Tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 1,8 triệu người, trong đó đồng bào DTTS có gần 260 nghìn người, chiếm hơn 14% số dân toàn tỉnh, chủ yếu là các dân tộc: Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Sán Chí, Dao. Đến nay, toàn tỉnh xây dựng được gần 6.400 mô hình “dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó, các huyện miền núi gần 2.500 mô hình, riêng vùng đồng bào DTTS hơn 550 mô hình. Trao đổi về công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS của huyện Yên Thế, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nông Văn Tâm chia sẻ: “Không ai nghĩ rằng nhiều xã khó khăn, có đông đồng bào DTTS sinh sống như ở Yên Thế lại huy động được sức dân lớn để làm đường giao thông nông thôn (GTNT) nhanh và nhiều như thế. Nếu như dân vận không khéo khó có được thành công như hôm nay”.
Huyện ủy Yên Thế thành lập tổ dân vận do Trưởng ban Dân vận làm Tổ trưởng, các thành viên gồm một số ban, ngành liên quan. Tổ có nhiệm vụ phối hợp cấp ủy, chính quyền các xã tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, giải phóng mặt bằng, giám sát tiến độ. Với phương châm “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà”, chi ủy, đảng viên các chi bộ đến từng hộ vận động hiến đất, giúp đỡ ngày công; gia đình có đảng viên gương mẫu làm trước để các hộ khác làm theo. Xã Xuân Lương có chín trong số 14 thôn diện đặc biệt khó khăn. Cuối năm 2018, UBND xã chỉ dám đăng ký thực hiện 10 km nhưng đến nay đã làm được 33 km, hàng chục gia đình hiến hàng nghìn mét đất ở, đất canh tác để làm đường. Bí thư Chi bộ bản Tam Kha Nông Minh Hiên là người tích cực, đi đầu trong phong trào. Gia đình ông tình nguyện hiến gần 500 m2 để làm đường, nhà văn hóa. Bản Tam Kha có gần 10 hộ hiến từ 120 đến 500 m2 để phục vụ công trình giao thông. “Trước hết gia đình đảng viên gương mẫu làm trước, sau đó mới vận động được người khác làm theo”, ông Hiên chia sẻ.
Chuyện hiến đất làm đường GTNT ở huyện Yên Thế chỉ là một trong nhiều minh chứng về dân vận khéo ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bắc Giang thời gian qua. 5 năm qua, không ít các công trình, dự án lớn được triển khai xây dựng ở miền núi, vùng cao bước đầu gặp vô vàn khó khăn, nhất là khâu giải phóng mặt bằng, song nhờ làm tốt công tác dân vận, các dự án thực hiện đúng tiến độ, tạo đột phá trong phát triển kinh tế vùng. Điển hình như năm 2014, UBND tỉnh Bắc Giang quy hoạch xây dựng Khu văn hóa tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, diện tích 14 ha tại xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động. Đây được coi là dự án phát triển du lịch lớn nhất tỉnh bên sườn Tây Yên Tử với tổng vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng, chia ba giai đoạn (từ năm 2016 đến 2021). Dự án hoàn thành sẽ làm điểm nhấn đặc biệt, tạo đòn bẩy phát triển du lịch của tỉnh. Trên địa bàn xã sẽ có 12 km đường tỉnh 293 chạy qua với 76 hộ trong diện phải di dời, diện tích khoảng 136 ha thuộc sáu thôn. Khó khăn nhất của dự án là việc giải phóng mặt bằng, nhiều hộ không chấp nhận phương án bồi thường, không chịu di dời. Đảng ủy, UBND xã Tuấn Mậu tổ chức nhiều cuộc họp dân, kết hợp tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã, thôn để bà con hiểu. Nhiều đảng viên, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ có uy tín của xã đến tận gia đình tuyên truyền, vận động. Đến nay, các công trình, dự án đã hoàn thành theo đúng tiến độ, bà con vô cùng phấn khởi vì được hưởng lợi. Nhiều hộ dân trong xã tự nguyện di dời và hiến hàng trăm mét đất canh tác để làm đường.
Ở nhiều nơi, cũng từ công tác dân vận khéo đã thúc đẩy các phong trào thi đua lao động, sản xuất đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, nhất là phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới (NTM). Đơn cử ở thôn Ngọt, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn – nơi có gần 100% số dân là dân tộc Sán Dìu. Bí thư Chi bộ thôn Dương Văn Trình cho biết: “Để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, tổ dân vận phân công từng thành viên phụ trách theo nhóm hộ, những hộ đóng góp nhiều ngày công, tiền của được biểu dương trên hệ thống loa truyền thanh”. Tháng 8 vừa qua, thôn đã hoàn thành toàn bộ bảy tiêu chí NTM kiểu mẫu.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
Video đang HOT
Việc thực hiện “dân vận khéo” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bắc Giang thời gian qua để lại những bài học sâu sắc, có giá trị cho mỗi cấp ủy. Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác dân vận vùng đồng bào DTTS, thời gian tới, Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy một số giải pháp trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo như: Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 49 ngày 20-10-2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS; Nghị quyết số 110, ngày 11-7-2016 của Tỉnh ủy Bắc Giang về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay… Đẩy mạnh phong trào thi đua, xây dựng mô hình, điển hình “dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội gắn với xây dựng NTM và các phong trào thi đua yêu nước. Phát huy vai trò nòng cốt của hệ thống dân vận trong việc tham mưu với cấp ủy tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình, điển hình “dân vận khéo”. Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cơ sở kiến thức công tác dân vận, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở…
Để làm tốt công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, nhất là phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, bởi đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công. “Dân vận khéo” phải bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương; giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở cơ sở; xuất phát từ lợi ích, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào DTTS. Phát huy tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người có uy tín để thu hút lực lượng tham gia… Theo Bí thư Huyện ủy Sơn Động Nghiêm Xuân Hưởng, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải tăng cường đối thoại, lắng nghe ý kiến nhân dân, xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở. Mặt khác, quan tâm củng cố hoạt động bộ máy chính quyền các cấp, làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo…
Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Lục Ngạn Lê Xuân Thắng khẳng định, “dân vận khéo” ở vùng đồng bào DTTS phải chọn đúng người, lựa chọn cán bộ am hiểu về pháp luật, phong tục, tập quán, có uy tín. Mặt khác, cấp ủy, chính quyền nơi đó phải thật sự sát sao, mọi việc làm phải xuất phát vì lợi ích của nhân dân mới mang lại hiệu quả.
MINH NGỌC VÀ CÔNG DOANH
Theo NDĐT
Dư âm đẹp về vụ vải thiều và chuyện đưa quả tiến vua ra thế giới
Mặc dù vụ thu hoạch, tiêu thụ vải thiều đã kết thúc nhưng vẫn để lại nhiều dư âm đẹp với người dân huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Trong đó có câu chuyện nâng cao chất lượng phát triển thương hiệu sản phẩm vải thiều.
Đổi mới phương pháp trồng, chăm sóc
Đang thu dọn, cắt tỉa vườn vải, anh Nghiêm Văn Thắng, thôn Ao Mít (xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn) phấn khởi chia sẻ: Vụ vải vừa qua, gia đình anh đã thu được hơn 24 tấn quả, tổng doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng. Kinh nghiệm chăm sóc cây nhiều năm của gia đình cho thấy, giống vải U hồng có cây to, bộ rễ chắc khỏe, ít sâu bệnh nhưng nhược điểm là vỏ mỏng, hạt to, khó bảo quản, vận chuyển đi xa nên giá bán chỉ khoảng 30.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giống vải Thanh Hà có vỏ dày, hạt nhỏ, đẹp mã, được thị trường Trung Quốc ưa chuộng nên giá bán thường cao hơn gấp 2 lần.
Những quả vải thiều được sản xuất theo quy trình hữu cơ, đóng hộp, có giá trị kinh tế cao.
Năm trước gia đình anh Thắng đã ghép cành vải Thanh Hà vào cây U hồng giúp cây khỏe, chất lượng quả tốt; giá bán, thu nhập cao hơn. Với kết quả trên, năm nay gia đình anh đang ghép thêm 400 cây để nhân rộng mô hình.
Ông Vi Vỏng Sáng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồng Cốc thông tin, năm nay, toàn xã có hơn 1.300 hộ trồng vải thiều, sản lượng ước đạt hơn 4.000 tấn quả (giảm 50% so với năm 2018). Tuy vậy, do người dân đã thuần thục quy trình trồng, chăm sóc vải thiều từ nhiều năm nay nên vải luôn được giá, tổng thu nhập từ vải thiều toàn xã đạt hơn 160 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.
Tương tự, không chỉ ghép vải cho giá trị cao, ông Trần Văn Hành (thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn) còn phối hợp cùng Công ty CP Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Delco (Bắc Ninh) trao đổi và ký thỏa thuận hợp tác sản xuất vải thiều theo quy trình hữu cơ.
"Có nằm mơ tôi cũng không thể tin những quả vải do tay mình trồng lại bán được giá 200.000 đồng/hộp 12 quả. Quả vải cũng giống như nhiều nông sản khác, bao năm qua đều phải chịu cảnh được mùa mất giá, bị thương lái ép, có khi người dân uất quá phải đổ bỏ xuống sông" - ông Hành nói.
Anh Nghiêm Văn Thắng (thôn Ao Mít, xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn) chăm sóc vườn vải sau thu hoạch. V.G
Mở rộng thị trường
Chia sẻ về mô hình liên kết trồng vải hữu cơ, ông Lê Khánh Mạnh - Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Delco cho biết: "Đây là năm đầu tiên thực hiện nên tất cả mới chỉ đang dừng lại ở việc thí điểm để thăm dò, đánh giá thị trường. Hàng được tuyển chọn sơ chế không qua chất bảo quản, đảm bảo tươi ngon khi tới tay khách hàng.
Theo đó, khoảng 500 hộp loại 12 quả/hộp phục vụ nhu cầu làm quà biếu, tiêu dùng của một số cơ quan và khách hàng cao cấp, đã bán sạch ngay khi vừa chào hàng. Việc minh bạch hóa thông tin, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm đi kèm với thiết kế mẫu mã, bao bì chuyên nghiệp chính là lời giải bền vững cho nâng cao giá trị quả vải".
Lý giải thành công từ mô hình liên kết trồng vải hữu cơ, ông Lê Bá Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, xây dựng quy trình khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ, đảm bảo sản phẩm tuyệt đối sạch và an toàn là điều kiện tiên quyết.
"Quá trình chăm sóc vườn vải được theo dõi và ghi lại từng ngày. Trước khi ra thị trường, có trang web chuyên biệt để giới thiệu sản phẩm, kèm theo nhiều thông tin hữu ích khác để nhận diện thương hiệu vải thiều Lục Ngạn. Song song với đó là kết nối với những kênh tiêu thụ online, tập trung vào đối tượng VIP" - ông Thành nói.
Tại Lục Ngạn hiện nay, ngoài diện tích trồng thử nghiệm vải hữu cơ, toàn huyện đang duy trì khoảng 12.000ha vải thiều sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Sau nhiều năm kiên trì kết nối, quảng bá thương hiệu, năm 2019 cũng là mốc đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi quả vải lần đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.
"Không riêng quả vải mà tất cả nông sản của Việt Nam còn rất nhiều cơ hội cả trong lẫn ngoài nước. Tuy nhiên, vấn đề lâu nay việc kết nối với các nhà phân phối, đặc biệt phân phối phi truyền thống, dường như vẫn còn bị bỏ ngỏ" - ông Thành nói.
Không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh thông thương cũng có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao giá trị vải thiều. Trong đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều như tổ chức diễn đàn kinh tế sản xuất, tiêu thụ vải thiều và quảng bá các sản phẩm văn hóa, du lịch, nông sản năm 2019 tại TP.Bắc Giang.
Cùng đó là các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở Bằng Tường (Trung Quốc) và Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh... cũng được thực hiện, tạo hiệu ứng tích cực, thu hút hàng nghìn doanh nhân. Quả vải thiều Lục Ngạn cũng được xuất khẩu sang nhiều thị trường như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khu vực Trung Đông, EU... đem lại giá trị kinh tế cao.
Sau nhiều năm kiên trì kết nối, quảng bá thương hiệu, năm 2019 cũng là mốc đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi quả vải lần đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc với đầy đủ nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc. Cơ quan chức năng nước bạn cũng đã cấp hơn 40 mã vùng trồng, điểm sơ chế sản phẩm tại 30 xã, thị trấn và một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn Lục Ngạn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường đông dân nhất thế giới này.
Ông Nguyễn Văn Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết: Năm tới, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá hơn nữa thương hiệu vải thiều Lục Ngạn ở trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Sở sẽ cùng UBND huyện Lục Ngạn phối hợp đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hỗ trợ giúp người dân biết rõ, tháo gỡ rào cản kỹ thuật về tem, nhãn, nguồn gốc xuất xứ, quy cách đóng gói...
Theo Danviet
Những người không ngủ, thức xuyên đêm vặt lá, bẻ vải ở Lục Ngạn Mỗi năm khi vụ vải đến thời điểm chín rộ, người dân tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang lại thức xuyên đêm vặt lá vải, đi bẻ vải cho kịp thời vụ. Ghi nhận tại xã Kim Thành, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, dù đã hơn 10h đêm nhưng chỉ cần đi dạo một vòng quanh xã vào những ngày này...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

38 học sinh ói, tiêu chảy ở trường Tuệ Đức là do ngộ độc thực phẩm

Nhiều tâm trạng ở Vạn Hạnh Mall sau 3 vụ nhảy lầu liên tiếp

Sự trùng hợp khó tin của 2 vụ tai nạn 4 người chết trên đường đèo Tam Đảo

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo

'Đinh tặc' lại lộng hành trên cầu Vĩnh Tuy?

Lật xe khách 35 chỗ ở Tam Đảo, 3 người tử vong, 14 người nhập viện cấp cứu

Kiến nghị đánh sập 9 hầm khai thác vàng như địa đạo giữa rừng phòng hộ
Có thể bạn quan tâm

7 biện pháp tự nhiên duy trì làn da trẻ trung, khỏe mạnh
Làm đẹp
07:41:52 27/04/2025
Không thể nhận ra Park Bom (2NE1) được nữa!
Sao châu á
07:41:10 27/04/2025
Bài thuốc chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân
Sức khỏe
07:34:31 27/04/2025
Clip con trai Lý Hải khóc mếu máo giữa sự kiện, Minh Hà phải có động thái gấp
Sao việt
07:30:54 27/04/2025
Người được ông Trump đề cử lãnh đạo NASA từng bị bắt vì gian lận
Thế giới
07:24:41 27/04/2025
Có giá gần triệu, tựa game vừa ra mắt đã có hàng trăm nghìn người chơi đã bị crack, chỉ sau 40 phút xuất hiện
Mọt game
06:54:57 27/04/2025
Bắt nghi phạm 15 tuổi cầm đầu nhóm cướp ở Nghệ An
Pháp luật
06:53:32 27/04/2025
iPhone 16 Pro bất ngờ trở thành 'kẻ thua cuộc', iPhone 16 thăng hoa
Đồ 2-tek
06:20:10 27/04/2025
3 loại rau lá xanh đứng đầu trong việc giúp trẻ tăng chiều cao tự nhiên, tận dụng để đổi món ngay cho trẻ
Ẩm thực
05:56:13 27/04/2025
Nam chính 'Trạm cứu hộ trái tim' tái xuất trong phim phá án
Phim việt
05:53:58 27/04/2025