Dân Úc coi Trung Quốc là mối đe dọa quân sự
Kết quả một cuộc thăm dò mới công bố ngày 24/6, ngay trước thềm chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Úc, cho thấy là hơn 40% người Úc nghĩ Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa quân sự đối với họ trong những thập niên sắp tới.
Người dân Úc đang lo ngại Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự trong tương lai.
Cuộc thăm dò thường niên của Viện Lowy, một tổ chức nghiên cứu độc lập, cho thấy thái độ lạnh nhạt của nhiều người Úc đối với Trung Quốc. Người Úc nghi ngờ về mối đe dọa quân sự và quan ngại về việc Trung Quốc ngày càng gia tăng đầu tư vào Úc. Cuộc thăm kết luận rằng nhiều người Úc tin chính phủ của họ cho phép Trung Quốc đổ tiền đầu tư vào Úc quá nhiều.
Trong số những người được hỏi, 82% cho rằng đất và các nguồn tài nguyên của Úc có thể là lý do bị tấn công hoặc xâm lược.
Hầu hết những người lo lắng về sức mạnh quân sự đang tăng lên của Trung Quốc cho rằng một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ, trong đó Úc có thể tham gia, chắc chắn sẽ nguyên nhân gây bất hòa giữa Trung-Úc.
Tuy nhiên cuộc thăm dò do Viện Lowy tại Sydney thực hiện cũng nêu bật mối quan hệ song phương phức tạp giữa hai nước. Cuộc thăm dò hàng năm cho thấy những đối tượng được thăm dò đánh giá cao vai trò của Trung Quốc đối với sự thịnh vượng của Úc. Nhu cầu của Trung Quốc về các tài nguyên thiên nhiên, hầu hết là quặng sắt, đã giúp nền kinh tế Úc tránh được cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc.
Bà Alex Oliver, một nhà nghiên cứu tại Viện Lowy nói bất chấp mối quan hệ thương mại có lợi với Trung Quốc, tại Úc vẫn có thái độ không tin tưởng đối với Trung Quốc.
Video đang HOT
“Đa số người Úc nói chính phủ cho phép Trung Quốc đổ quá nhiều đầu tư vào Úc, và điều đáng chú ý là, một thiểu số đáng kể nghĩ rằng Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa quân sự đối với Úc trong 20 năm tới, bất chấp hiện nay Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Do đó đây là một mối quan hệ không rõ rệt, có nhiều mâu thuẫn và sẽ tiếp tục phức tạp đối với bất cứ chính phủ nào để có thể giải quyết.”
Bruce Jacobs, giáo sư ngôn ngữ và nghiên cứu châu Á tại Đại học Monash, cho rằng kết quả cuộc thăm dò không có gì là ngạc nhiên, bởi Trung Quốc đã ra nhiều tuyên bố đe dọa trong khu vực và đang củng cố phát triển vũ khí. “Tôi cho rằng lo ngại chắc chắn sẽ gia tăng”, giáo sư Jacobs nhận định. Tuy nhiên, ông phủ nhận quan điểm cho rằng nguồn tài nguyên và đất đai của Úc là nguyên nhân bị tấn công.
Còn Giám đốc Viện Lowy, Tiến sỹ Michael Wesley, cho rằng trong chuyến công du Trung Quốc vào tuần này, Thủ tướng Gillard phải hết sức khéo léo. “Kết quả cho thấy Thủ tướng Gillard gặp khó khăn như thế nào khi phải cân bằng giữa nhu cầu về kinh tế trong mối quan hệ với lo ngại của công chúng về các vụ lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc, sự mở rộng quân sự của Trung Quốc và thái độ ác cảm đối với đầu tư của người Trung Quốc vào Úc”.
Khoảng 1.000 người được Viện Lowy thăm dò về thái độ của họ về chính sách đối ngoại của Úc và về các quốc gia khác.
Hơn 60% những người trả lời nói họ tin Trung Quốc cuối cùng sẽ thay thế Hoa Kỳ trong vai trò cường quốc dẫn đầu thế giới, trong khi 12% nói việc này đã xảy ra rồi.
Theo cuộc thăm dò, liên minh quân sự lâu dài với Mỹ vẫn là quan hệ quốc tế đáng kể nhất đối với Úc. Người Úc xem những mối quan hệ với Anh, Ireland, Đức và Mỹ là có giá trị nhất, trong khi mối quan hệ thiếu tin tưởng nhất là đối với Indonesia, Israel, Myanmar, Iran, và Triều Tiên.
Cuộc thăm dò cũng kết luận rằng hầu hết những người trả lời tin rằng phe đối lập bảo thủ tại Úc sẽ xử lý các vấn đề quốc tế của quốc gia – gồm chính sách đối với những người tìm cách tị nạn chính trị và an ninh, tốt hơn là chính phủ trung tả. Cử tri Úc sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9 năm nay.
Theo Dantri
Du khách Mỹ bị hãm hiếp tập thể ở Ấn Độ
Cảnh sát Ấn Độ cho biết một du khách người Mỹ đã bị hãm hiếp tập thể tại bang Himachal Pradesh, miền bắc nước này. Đây là nạn nhân mới nhất của nạn bạo lực tình dục nhằm vào phụ nữ và trẻ em tại quốc gia Nam Á.
Một cuộc biểu tình phản đối các vụ hãm hiếp phụ nữ tại Ấn Độ.
Theo thanh tra cảnh sát Abhimanyu Kumar, du khách Mỹ 30 tuổi đã bị các nam giới hãm hiếp trên xe tải vào tối 3/6 sau khi đề nghị cho cô đi nhờ xe và cô này đồng ý.
Vụ việc xảy ra tại Manali, một địa điểm du lịch nằm cách thủ đô New Delhi khoảng 500km. Các nghi phạm gồm tài xế xe tải và 2 đồng phạm.
Ông Kumar cho hay các cuộc kiểm tra y tế đã xác nhận du khách Mỹ bị hãm hiếp và cảnh sát đang truy lùng các nghi phạm.
"Người phụ nữ không nhớ biển số xe tải và cô cũng không hiểu điều mà các nghi phạm nói. Họ lái xe tới một địa điểm hẻo lánh và hãm hiếp cô trong gần một giờ", ông Kumar nói thêm.
Cũng theo ông Kumar, tất cả các tài xế xe tại Manali đã được lệnh ra trình báo tại đồn cảnh sát địa phương trong khuôn khổ cuộc điều tra.
Cũng trong ngày 3/6, cảnh sát ở miền đông Ấn Độ đã bắt giữ một doanh nhân địa phương vì bị tình nghi bỏ thuốc mê và hãm hiếp một nhân viên từ thiện Ireland sau tiệc sinh nhật của cô.
Nạn bạo lực tình dục ngày càng trở thành mối quan tâm tại Ấn Độ sau vụ hãm hiếp và sát hại một nữ sinh viên trên một chiếc xe buýt ở thủ đô New Delhi hồi tháng 12 năm ngoái.
Vụ hãm hiếp tập thể nữ sinh viên đã làm bùng phát các cuộc biểu tình và khiến chính phủ phải sửa đổi luật liên quan tới hành vi hãm hiếp tại Ấn Độ.
5 nam giới và một thiếu niên đã bị truy tố về tội hãm hiếp nữ sinh viên. Một trong số họ đã treo cổ tại nhà tù sau khi bị bắt.
Hồi tháng 3, một nữ du khách Thụy Sĩ đã bị hãm hiếp tập thể tại bang Madhya Pradesh và 6 người liên quan tới vụ việc đã bị bắt.
Cùng tháng đó, Ấn Độ đã thông qua một luật mới bao gồm các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn, trong đó có án tử hình, dành cho những kẻ hãm hiếp.
Theo Dantri
Nhân viên từ thiện nước ngoài bị hãm hiếp tại Ấn Độ Cảnh sát tại thành phố Kolkata, Ấn Độ hôm qua cho biết họ đã bắt giữ một doanh nhân địa phương bị tình nghi bỏ thuốc mê và hãm hiếp một nhân viên từ thiện người Ireland 21 tuổi sau bữa tiệc sinh nhật của cô này. Phụ nữ Ấn Độ biểu tình phản đối các vụ hãm hiếp. Cô gái đã báo...