Dân Trung Quốc lại kêu gọi tẩy chay Nike
Làn sóng chỉ trích và tẩy chay Nike lan rộng trên mạng xã hội Trung Quốc khi một nhân viên bán hàng ở Côn Minh, bị tố phân biệt đối xử với một gia đình công nhân nghèo tới mua hàng.
Mao Zhigao, 44 tuổi và vợ đưa ba con đến một cửa hàng Nike ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, vào chiều 13/8. Khi vợ chồng Mao cùng con gái đang chọn quần áo tại khu nữ, cậu con trai nhỏ 9 tuổi chạy đến với khuôn mặt lã chả nước mắt. Cậu con trai nói rằng đã chọn được hai bộ quần áo nhưng người phụ nữ bán hàng đã giật lại và đặt chúng trở lại kệ. Mao, một công nhân nhập cư, tin rằng người phụ nữ bán hàng của Nike đã phân biệt đối xử với gia đình ông vì bộ quần áo cũ kỹ mà ông mặc vào ngày hôm đó.
“Để bảo vệ phẩm giá của con trai họ, vợ của Mao đã có cãi cọ và xô xát với người phụ nữ bán hàng”, truyền thông địa phương đưa tin và cho biết vợ Mao bị một số vết xước trên cổ.
Một người đi bộ ngang qua cửa hàng Nike ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Cns .
Với sự can thiệp của các cảnh sát, gia đình Mao đã có được một đoạn video về những gì đã xảy ra với con mình. Khi gia đình xác nhận rằng người phụ nữ bán hàng đã giật quần áo của con trai họ, Mao đã gọi điện đến đường dây nóng của Nike để phàn nàn về vụ việc và hy vọng nhân viên công ty có thể xin lỗi họ.
Tuy nhiên bộ phận chăm sóc khách hàng của Nike đã không phản hồi ngay. Sáu ngày sau, gia đình Mao mới nhận được một cuộc điện thoại từ một nhân viên Nike. Nhân viên này đã xin lỗi gia đình Mao qua điện thoại và mời họ đến thăm cửa hàng một lần nữa, nhưng Mao từ chối.
Video đang HOT
Theo truyền thông địa phương, Nike cho biết trong một tuyên bố rằng công ty đã gửi lời xin lỗi chân thành đến gia đình Mao và đã sa thải nhân viên bán hàng. Trong một đoạn video được đăng trên trang mạng xã hội Weibo hôm 20/8, Mao cho biết ông không muốn Nike bồi thường, nhưng sẽ không bao giờ mua sắm tại các cửa hàng của Nike nữa. “Sự việc đã khiến chúng tôi tổn thương sâu sắc”.
Ngay sau đó từ khóa “Một nhân viên Nike phân biệt đối xử với lao động nhập cư đã bị sa thải” trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Weibo. Cư dân mạng đã chỉ trích thái độ của nhân viên ở Nike, và nhiều người kêu gọi tẩy chay thương hiệu này vì liên tục dính đến việc “coi thường người Trung Quốc”.
Hồi đầu năm, Nike nằm trong số những nhà bán lẻ phương Tây bao gồm Adidas và H&M, đối mặt với làn sóng tẩy chạy mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc do tẩy chay bông có nguồn gốc từ Tân Cương với cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức. Sau vụ việc, doanh thu quý IV của Nike tại Trung Quốc chỉ đạt 1,93 tỷ USD, thấp hơn so với mức kỳ vọng 2,25 tỷ USD của các nhà phân tích.
Vụ tẩy chay các thương hiệu phương Tây: Logo bị xóa hết trên chương trình TV ở Trung Quốc
Nối tiếp vụ việc tẩy chay các thương hiệu phương Tây, giờ đây, trong nhiều chương trình TV ở Trung Quốc, logo của các thương hiệu đó bị xóa mờ đi, nhiều trường hợp khiến cho hình ảnh trông rất kỳ lạ.
Các đài truyền hình Trung Quốc đã xóa mờ logo các thương hiệu phương Tây trong chương trình của mình, tạo ra một số cảnh tượng mà theo nhiều người là "rất kỳ lạ". Bởi đôi khi, cả phần thân người của nhân vật xuất hiện trên TV bị làm mờ.
Đôi khi, người xuất hiện trên chương trình bị xóa mờ hết cả người. Ảnh: Disclose.
Động thái này là bước đi tiếp theo nhằm tẩy chay các thương hiệu phương Tây, sau khi một số thương hiệu như Nike, Adidas, Burberry, H&M... tuyên bố rằng họ sẽ không dùng bông Tân Cương. Trước đó, nhiều ngôi sao Trung Quốc cũng dừng hợp đồng quảng cáo với những hãngđó.
Có những lúc, phần lớn màn hình bị xóa mờ. Ảnh: iQiYi.
Và giờ thì một số đài truyền hình cũng ra tay để thể hiện thái độ không hài lòng với các thương hiệu phương Tây. Trong số các chương trình có việc xóa mờ này thì hai chương trình thực tế Youth With You ( Thanh Xuân Có Bạn ) và Produce Camp 2021 ( Sáng Tạo Doanh 2021 ) là đáng chú ý nhất, bởi bị "biên tập" rất mạnh tay nhằm xóa các logo "gây khó chịu" kia.
Các logo Adidas bị xóa. Ảnh: QYI/ Adidas.
Chương trình Thanh Xuân Có Bạn hẳn là khiến những người làm công việc xóa mờ rất vất vả, do rất nhiều người tham gia mặc đồng phục có logo của các thương hiệu đồ thể thao.
Việc xóa mờ nhiều logo trên áo nhiều người thế này cũng không phải chuyện dễ. Ảnh: iQiYi.
Một số khán giả xem truyền hình chỉ ra rằng, có khi, toàn bộ phần thân người của một số người tham gia bị xóa mờ hoàn toàn, khiến trông họ rất kỳ lạ, như những người máy trên màn hình vậy.
Khi kỹ thuật viên quên không xóa mờ áo của một số người tham gia. Ảnh: Yahoo.
Trong một số trường hợp khác, thì hình in trên áo phông, hoặc cả đôi giày, quần... của những người xuất hiện trong chương trình cũng bị xóa mờ. Khi giày của nhân vật bị xóa, khán giả nói rằng trông họ cứ như đang... trôi nổi thay vì đang bước đi hoặc chạy.
Giày cũng bị làm mờ. Ảnh: Disclose.
Vậy là, sau khi nhiều cửa hàng của các thương hiệu phương Tây phải đóng cửa và địa điểm của cửa hàng cũng bị xóa khỏi dịch vụ bản đồ số, thì vụ tẩy chay đã lan đến cả các chương trình truyền hình rồi.
Sau H&M, Nike bị người dân Trung Quốc tẩy chay Nhiều nghệ sĩ Trung Quốc đã hủy hợp đồng với hãng thời trang thể thao do làn sóng tẩy chay mạnh mẽ. Global Times đưa tin Nike trở thành "mục tiêu tiếp theo" tại Trung Quốc sau H&M. Tuyên bố không sử dụng bông Tân Cương từ hai thương hiệu đã gây nên làn sóng tẩy chay dữ dội. Từ khóa "Nike" trở...