Dân Trung Quốc chán làm người thành thị
Chị Liao Mei đã có một cô con gái 4 tuổi, gần đây được phép sinh thêm con thứ hai bằng cách đổi hộ khẩu từ dân thành phố sang nông dân.
Liao nói rằng chị chưa muốn có thêm con, nhưng không muốn một ngày nào đó sẽ bị ép phá thai theo chính sách kế hoạch hoá gia đình của Trung Quốc.
Hệ thống hộ khẩu của nước này được áp dụng từ năm 1958 chia dân số làm hai loại: nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Chị Liao, năm nay 29 tuổi, sinh ra ở tỉnh Sơn Đông. Theo chính sách của nhà nước, chị được đổi hộ khẩu sang diện gia đình phi nông nghiệp khi bắt đầu vào đại học. Chồng chị, quê ở tỉnh Hồ Nam, đã “chạy” được hộ khẩu thành thị để được hưởng những phúc lợi xã hội tốt hơn ở thành phố.
“Trước đây người có hộ khẩu thành thị là rất “oách”, nhưng đến nay thì mọi thứ đã thay đổi”, Liao nhận xét.
Hiện nay, chính sách của nhà nước ưu đãi khu vực nông thôn hơn, còn đất đai cũng đắt hơn do sự mở rộng của đô thị. Đất nước từng chứng kiến số lượng cư dân thành thị tăng vọt khi họ tìm cách thay đổi hộ khẩu. Nhưng giờ xu hướng đang bị đảo ngược.
Ly dị để lấy bố chồng vì tiền đền bù
Video đang HOT
“Tôi cũng đã chuyển được hộ khẩu quay về nông nghiệp. Tôi thấy rất tự hào. Nông dân có đất đai, đó là quyền lợi lớn nhất” Li Yingying ở huyện Deqing, tỉnh Chiết Giang, viết trên tài trang blog Weibo. Li đang làm việc cho một công ty tư nhân.
104 hộ gia đình nông thôn ở huyện Xuan’en, tỉnh Hồ Bắc, đang sống ở khu biệt thự liền kề rất khang trang do nông dân và chính quyền địa phương phối hợp xây dựng. Nguồn: CFP
Hồi tháng 11/2012, huyện Deqing ra chính sách cho phép những nông dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng sau năm 1995 chuyển về hộ khẩu nông nghiệp theo nơi sinh nếu được chính quyền địa phương đồng ý.
Năm 1995 được lấy làm mốc cho những sinh viên đại học, cao đẳng không có công việc ổn định từ đó đến nay.
Chính sách của huyện Deqing nhanh chóng được người dân hưởng ứng. Theo báo địa phương, chỉ trong 1 tháng đã có hơn 800 người nộp đơn xin chuyển hộ khẩu.
Trong những năm gần đây, người mang hộ khẩu nông nghiệp được hưởng nhiều quyền lợi lớn. Nông dân được phân đất, và họ được nhận tiền đền bù lớn khi đất bị thu hồi. Không ít người còn được hưởng cố tức đều đặn nhờ việc trở thành cổ đông của công ty nhà nước.
Trong cuộc họp của Hội đồng nhà nước vào tháng 11 về sửa đổi Luật đất đai của Trung Quốc, vấn đề chính được nêu lên là giá đền bù đất thu hồi. Dù chưa có kết quả cuối cùng, nhưng những người trong cuộc dự đoán rằng mức đền bù sẽ tăng gấp 10 lần so với khung giá hiện nay. Điều này càng khuyến khích người dân muốn có hộ khẩu nông nghiệp.
Xie, một công an mảng đăng ký hộ khẩu ở Dongying, tỉnh Sơn Đông, nói rằng xu hướng này rất phổ biến ở Sơn Đông, và người dân đang tìm mọi cách để được quay về hộ khẩu nông nghiệp, dù nhiều người đã rất giàu có.
“Cuộc di dân trên diện rộng sẽ dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn trong phân bổ tài nguyên xã hội nông nghiệp, và dẫn đến mâu thuẫn quyền lợi giữa những người xin chuyển hộ khẩu và nông dân hiện tại”, Xia nhận xét.
Tháng 3/2010, một số nông dân ở Yiwu, tỉnh Chiết Giang, tố cáo một số công chức chính phủ thay đổi hộ khẩu để trục lợi, dẫn tới cuộc điều tra trên hơn 4.000 công chức sau đó. Ít nhất 195 người đã bị vạch tội chiếm đoạt tài sản công cộng và bị buộc phải từ bỏ hộ khẩu nông nghiệp.
Quyền lợi cho hộ khẩu nông nghiệp cũng gây ra nhiều trường hợp lố bịch. Yuan Yula, luật sư ở Công ty luật Zhixing Chiết Giang, nói rằng gần đây có một phụ nữ đã ly dị chồng rồi cưới bố chồng để được đền bù tiền dỡ nhà, vì chồng chị ta không thuộc diện nông nghiệp nên không thể giúp vợ mình trở thành thành viên của làng.
Tuy nhiên, công an địa phương không có phép chị ta chuyển hộ khẩu về làng, nên gia đình người này quyết định đem vấn đề ra toà. “Cuộc hôn nhân thứ hai của chị ta được chấp thuận theo luật pháp, nhưng lại vi phạm giá trị đạo đức truyền thống”, Yuan nói.
“Điều đó cho thấy sự bất hợp lý về lợi ích xung quanh vấn đề hộ khẩu – cuốn số vốn chỉ để nói lên nơi sinh sống của người dân”.
Trước thực trạng này, một số thành phố đã có biện pháp hạn chế lượng người muốn thay đổi hộ khẩu, và khuyến khích dân nông thôn chuyển ra thành thị bằng một số chính sách ưu đãi. Nam Ninh, thủ phủ của khu tự trị dân tộc Zhuang Quảng Tây, vừa thông báo xoá bỏ khác biệt giữa hộ khẩu nông thôn và thành phố.
Theo 24h
Vì một thế giới khỏe mạnh
Kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh sản có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững và giảm đói nghèo cũng như đảm bảo các quyền con người cơ bản của phụ nữ.
Các bà mẹ trẻ ở Philippines hào hứng tham gia một buổi sinh hoạt
về kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản
Nhân Ngày Dân số thế giới (11-7), Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế phải hành động mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa để tăng số lượng phụ nữ được tiếp cận với các phương pháp về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Theo ông, đầu tư tăng cường tiếp cận phổ cập sức khỏe sinh sản là đầu tư thiết yếu cho một xã hội khỏe mạnh và tương lai bền vững hơn cũng như góp phần xây dựng một thế giới công bằng và bình đẳng.
Người đứng đầu tổ chức LHQ đưa ra lời kêu gọi trên khi các số liệu thống kê cho thấy sức khỏe sinh sản vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tật và tử vong của phụ nữ. Theo Quỹ Dân số LHQ (UNFPA), hiện có tới 222 triệu phụ nữ trên thế giới muốn tránh thai nhưng không được tiếp cận kế hoạch hóa gia đình hiệu quả, trong khi khoảng 1,8 tỷ thanh niên bước vào độ tuổi sinh đẻ hàng năm không được trang bị kiến thức, kỹ năng và dịch vụ cần thiết để tự bảo vệ.
Đáng quan ngại hơn, UNFPA cho biết số phụ nữ ở các nước đang phát triển không được tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại đã giảm từ 226 triệu người năm 2008 xuống 222 triệu người năm 2012. Ở 69 nước nghèo nhất thế giới, số phụ nữ này lại tăng từ 153 triệu người lên 162 triệu người, chiếm 73% số phụ nữ không được tiếp cận các biện pháp tránh thai ở các nước đang phát triển.
Số phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại trong thời gian từ năm 2008 đến 2012 trung bình 10 triệu người hàng năm, thấp hơn mức trung bình 20 triệu người mỗi năm của thời kỳ từ năm 2003 đến năm 2008. Tỷ lệ phụ nữ lập gia đình sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại hàng năm ở mức 56-57%, không thay đổi trong thời kỳ từ năm 2008 đến năm 2012.
Nguyên nhân của tình trạng trên, theo UNFPA, là do đầu tư để cung cấp các dịch vụ tránh thai chất lượng cho tất cả phụ nữ đã giảm đáng kể. Trong khi số đầu tư cần để cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại cho phụ nữ các nước đang phát triển lên tới 8,1 tỷ USD/năm, mức đầu tư hàng năm hiện nay chỉ đạt 4 tỷ USD.
Sự suy giảm đầu tư khiến thế giới đứng trước nguy cơ không đạt được mục tiêu thiên niên kỷ thứ 5 về cải thiện sức khoẻ cho bà mẹ với mục tiêu giảm 3/4 tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong giai đoạn 1990-2015 và phổ cập chăm sóc sức khoẻ sinh sản vào năm 2015. Hiện vẫn có 800 phụ nữ tử vong mỗi ngày do thai nghén và sinh đẻ, 21 triệu phụ nữ có thai do thiếu biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
Trước những con số đáng báo động, các nước phát triển cùng Quỹ Bill và Melinda Gates đã cam kết hỗ trợ
2,6 tỷ USD phục vụ công tác kế hoạch hóa gia đình tại các quốc gia đang phát triển, tạo cơ hội cho thêm 120 triệu phụ nữ và trẻ em gái tại các quốc gia nghèo được tiếp cận và sử dụng các biện pháp tránh thai đến năm 2020. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cam kết hoàn thiện các biện pháp tránh thai có chất lượng để phụ nữ ở các nước thu nhập thấp và trung bình có thể tiếp cận dễ dàng và sử dụng các sản phẩm tránh thai an toàn và hiệu quả.
Theo ANTD
"Chúng ta thà phá thai còn hơn là có con thứ hai" Theo AFP, Chính quyền trung ương Trung Quốc đang yêu cầu các quan chức địa phương ngừng sử dụng những khẩu hiệu mang tính chất đe dọa khi thực hiện chính sách một con được áp dụng chặt chẽ ở nước này. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)Theo đó, báo Shanghai Daily cho biết, chính quyền sẽ dẹp bỏ những khẩu hiệu như: "Hãy...