Indonesia: Nguy cơ bùng nổ dân số sau 5 năm nữa
Các nhà nhân khẩu học và các tổ chức sức khỏe cộng đồng Indonesia đã cảnh báo về nguy cơ bùng nổ dân số của nước này.
Trẻ em Indonesia. (Nguồn: Internet)
Đây sẽ là một thách thức lớn về kinh tế- xã hội đối với đất nước “vạn đảo” trong thời gian không xa, bởi tỷ lệ tăng dân số từ 1,45% trong giai đoạn 1990-2000 đã lên tới 1,49% trong giai đoạn 2000-2010.
Với ít nhất 3,5 triệu ca sinh nở mỗi năm, quy mô dân số của Indonesia sẽ nhanh chóng tăng từ 237,6 triệu người hiện nay lên 250 triệu người sau 5 năm nữa, và 263 triệu người vào năm 2025.
Những con số dự báo trên cho thấy khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng ở Indonesia trong 15-30 năm tới, khi dân số tăng hàng năm vượt quá các nguồn lực của nước này, gây ra các khó khăn về xã hội, kinh tế, an ninh, sinh thái, sức khỏe cộng đồng trong những những năm tới.
Điều đáng lo ngại là dân số tăng thường tập trung vào nhóm người nghèo, thu nhập thấp, ở nông thôn, vùng sâu và đảo xa.
Trước đây, Indonesia đã từng có một chương trình kế hoạch hóa gia đình tương đối thành công. Kể từ khi khởi đầu chương trình này vào năm 1970, Cơ quan quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Indonesia (BKKBN) đã triển khai nhiều chương trình, biện pháp để các gia đình Indonesia tiếp cận dễ dàng hơn, tốt hơn với các phương pháp tránh thai, và hỗ trợ cho các gia đình có quy mô nhỏ.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia về dân số, để nâng cao hiệu quả kế hoạch hóa gia đình, ngăn ngừa sự bùng nổ dân số, Chính phủ Indonesia cần tăng cường giáo dục, tạo khả năng tiếp cận lớn hơn cho những người thuộc nhóm có thu nhập thấp trong xã hội, cung cấp miễn phí hay ưu đãi các phương tiện tránh thai.
Ngoài ra, chính phủ cần giảm bớt các rào cản văn hóa, thúc đẩy các chương trình kinh tế-xã hội xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng cường cam kết và sự quan tâm đúng mức của chính quyền các cấp đối vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình./.
Theo TTXVN
Xóm ve chai lao đao trong bão giá
Nếu mấy năm trước nghề buôn bán phế liệu (ve chai) ở Huế đem lại thu nhập ổn định cho những người dân nghèo thì hiện nay lượng người hành nghề này ngày càng ít bởi lợi nhuận mang lại chẳng tăng được bao nhiêu.
Buồn, vui chuyện nghề
Người đầu tiên chúng tôi may mắn gặp được là chị Thắm (47 tuổi) là người có thâm niên trong nghề buôn bán ve chai ở đây. Đó là một người phụ nữ già trước tuổi, bàn tay chai sạn, dáng điệu khắc khổ bởi sự tàn phai của nắng và gió.
Chị kể: "Ở xóm tui, đa phần là dân tứ xứ vì làm ăn thất bát nên đến đây sống. Có người quê ở mấy tỉnh lẻ, cứ sau mỗi vụ mùa là dành thời gian mấy tháng lên đây để hành nghề ve chai kiếm thêm thu nhập. Còn tui rời quê đến đây theo cái nghề này ngót nghét mười lăm năm trời".
Cũng theo chị Thắm, ban đầu tại xóm này cũng tập trung đủ thành phần người, làm đủ mọi nghề: Bốc vác, bán vé số, làm thuê... nhưng rồi thu nhập khi có khi không cho đến khi gặp một số người lượm ve chai, chị Thắm theo chân họ đi học nghề, rồi cùng nhau lập xóm tại đây. Với thu nhập khả quan mà nghề này mang lại khi đó nên ai cũng học theo, thế rồi xóm ve chai ra đời từ đó.
Một người hành nghề ve chai tại Huế
Để làm nghề này, điều đâu tiên là phải thuộc hết từng con đường, ngõ hẻm trong thành phố, đặc biệt là làm quen với những "mối" dễ như: Nhà sách, quán sửa xe, nhà hàng... để tận dụng những nguồn phế liệu hàng ngày với giá rẻ. Vốn bỏ ra ban đầu cũng không cần nhiều, chủ yếu là đi bộ hoặc xe đạp, muốn có thu nhập ổn định phải chịu khó thức khuya, mỗi ngày phải đạp xe cả chục cây số để thu gom, lượm nhặt từng loại phế liệu có thể rồi về bán lại cho các đại lý.
Theo quan sát của chúng tôi, xóm ve chai này độ 30 hộ, nhưng lúc này rất vắng bóng người, chỉ lác đác vài ba đứa trẻ chạy nhảy. Hiểu ý khách, chị Thắm nói: "Xóm này ban ngày vắng lắm chú à, mọi người đều phải đi làm hết cả, tui thì vừa ốm dậy nên mai mới đi lại được. Chứ bình thường đến đây, chỉ có con nít thôi. Nếu muốn gặp mọi người, thì độ 10 giờ đêm chú quay lại đây sẽ tấp nập ngay thôi".
Thoáng nghe câu nói nửa đùa, nửa thật của chị nghĩ cũng phải, thường ngày dù nắng hay mưa thì tôi vẫn bắt gặp tiếng rao í ới của đồng nát sắt vụn. Ở đây, có những hộ cả gia đình đều làm đồng nát, trẻ con thì đi lượm ve chai tại các bãi rác, phụ nữ thì xách gánh đi khắp nơi thu mua sắt vụn, đàn ông thì đi thu mua các vật dụng điện tử đã qua sử dụng. Trung bình mỗi ngày nghề này đem lại thu nhập cho những hộ dân ở đây 30 - 70 ngàn đồng.
Khắc khổ thời bão giá
Theo lời chị Thắm, đúng 10h tối là khoảng thời gian mà Cố đô Huế đã dần chìm vào sự tĩnh mịch quen thuộc, một không gian đặc trưng rất Huế. Lúc này, có lẽ xóm ve chai chính là nơi náo nhiệt nhất, từng tốp người đua nhau về nhà trên vai là những gánh phế liệu căng đầy nhựa, giấy, sắt vụn...
Người hành nghề ve chai đang cố thu gom những gì có thế sau một chuyến xe rác
Một phụ nữ thở dài: "Haizz, hôm nay mua được ít quá. Dạo này người thành phố ít bán phế liệu". Người khác tiếp lời: "Cũng phải thôi, giá cả lên cao thế này, bán sắt vụn được mấy đồng, có ai mà bán", "Cả ngày nay chỉ được 21 ngàn, mai chỉ đủ đi chợ. Hôm qua, bà chủ lại qua tăng giá phòng rồi đó...". Nghe đến đây, mọi người chỉ nhìn nhau, lặng lẽ phân loại hàng kiếm được. Có lẽ cơn bão giá đã len lỏi vào con xóm nhỏ, khiến cho từng con người nơi đây ngày càng lo lắng về cuộc sống.
Tôi bắt chuyện với một phụ nữ đang loay hoay sắp vật phẩm, cả người chị toát lên mùi nồng nặc của mồ hôi, rác thải sau một ngày lao động vất vả. Đó là chị Thắng (40 tuổi). Thấy có người lạ đến, chị hỏi: "Chú đến đây làm chi cho cực, xóm tui có vài người bỏ nghề rồi. Thời buổi bây chừ, nghề này khó sống lắm chú à, cái gì tăng còn được chứ phế liệu thì tăng bao nhiêu hả chú".
Khi nghe tôi hỏi về những khó khăn trong nghề thì chị lại nhìn tôi và cười: "Đã làm cái nghề này thì phải xem khó khăn như một điều hiển nhiên chú à. Tôi thì đi bộ suốt cả ngày, một số người bị bệnh viêm khớp nhưng cũng cố phải đi. Không đi thì lấy gì mà ăn...?".
Cũng theo lời chị, thu nhập hiện nay từ nghề này mang lại ngày càng không đủ ăn, việc lo cho các con được đi học đã là một kỳ tích rồi, đã 2 tháng nay mấy đứa con của chị chưa biết đến mùi thịt. Cả xóm gần 80 người mà chỉ có 4 cái ti vi, sống nửa đời người mà nhiều người còn chưa biết đi xe máy, mà cũng phải thôi khi mà cơm ăn ba ngày đang dần thiếu thì xe đâu mà đi, mà có ai cho cũng chẳng có tiền mà đổ xăng nữa.
Chị Thắng lại kể: "Như tôi còn đỡ vì con cái cũng giúp được phần nào cho bố mẹ rồi, chứ như đứa em nhà bên, có bầu được 7 tháng mà ăn uống kham khổ quá, chỉ toàn mì tôm, cá khô. Sắp tới, con ra đời mà hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau khóc, tiền làm cả tháng chỉ đủ mua 2 hộp sữa cho con, rồi cũng chẳng biết lấy gì mà ăn, rõ khổ".
Khi nghe hỏi tại sao không chuyển nghề khác cho đỡ khổ, thì chị Thắng với vẻ mặt bần thần đáp: "Đổi nghề gì đây chú, không học hành, bằng cấp, không có vốn. Mà nghe gần đây sắp có chủ trương cấm ve chai hoạt động trong nội bàn thành phố, bắt ra vùng ven, mà ở đó thì có gì mà nhặt... cả xóm tui cũng đang lo".
Đã 11h hơn, nhưng xóm ve chai này vẫn chưa hết nhộn nhịp, đó đây vẫn vang lên tiếng cười, nói chuyện. Người thì đang rửa nilon gần bờ sông cho sạch để bán, người thì chuẩn bị cho chuyến buôn hàng ngày mai... Có lẽ họ đã quá quen với việc ngày ngủ chỉ 3 - 4 tiếng, cái nghèo và cái khổ ở đây được những con người này chấp nhận như một điều hiển nhiên, vì với họ cầu mong cuộc sống có cơm ăn đã là quá đủ.
Theo Bưu Điện VN
Nhịn ăn để tiết kiệm trong 'bão giá' "Bão giá" đang khiến cho đời sống của những người lao động tỉnh lẻ vốn đã bấp bênh, lại càng khó khăn lên gấp bội. Tìm đến nơi ở trọ của họ, chúng tôi không khỏi xót lòng trước những bữa cơm thật đạm bạc và cả những gánh nặng, nhọc nhằn trên con đường mưu sinh... Ăn trưa bằng... uống nước Chúng...