Dân treo biển bán nhà trước ngày cầu vượt hơn 2 nghìn tỷ khánh thành
Những biển “cần bán nhà gấp” như băng-rôn quảng cáo được người dân treo lên gần cầu vượt Ngã ba Huế (Đà Nẵng) trước ngày cầu khánh thành ngày 29/3.
Mấy ngày nay, người dân lên tham quan công trình cầu vượt 3 tầng tại nút giao thông khác mức Ngã ba Huế (Đà Nẵng) không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy những tấm biển to với nội dung “cần bán nhà gấp” treo trước nhà dân ở đường dẫn chân cầu, phía đường Điện Biên Phủ. Nhiều người thấy biển bán nhà này rất “lạ” vì nó được treo trước khi ngày khánh thành cây cầu vượt 3 tầng hiện đại này chỉ còn 4 ngày (29/3 là khánh thành).
Nhiều người bất ngờ trước những tấm biển “cần bán nhà gấp” được treo lên trước ngày cầu vượt được khánh thành. Ảnh Thùy Linh
Theo những chủ nhân của những ngôi nhà rao bán này cho biết: Từ khi cây cầu vượt 3 tầng xây nên, việc kinh doanh buôn bán của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hầu như không kinh doanh buôn bán được gì. Vì trước khi cầu chưa xây, mặt đường Điện Biên Phủ rộng 48m, không có gì che chắn, kinh doanh thuận lợi. Sau khi cầu xây xong, choán giữa đường khiến mặt đường Điện Biên Phủ còn lại mỗi bên 7m. Từ đó, việc kinh doanh hầu như khốn khó.
“Trước mở cửa hàng kinh doanh, chúng tôi vay vốn ngân hàng với mong muốn buôn bán thuận lợi. Nhưng từ khi xây cầu lên choán mất “mặt tiền” đẹp, việc kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nên giờ chúng tôi treo biển bán nhà để trả nợ ngân hàng”, anh V., kinh doanh cửa hàng sữa cho biết.
Theo quan sát của PV Báo Giáo dục Việt Nam, có khoảng 6 ngôi nhà treo biển “cần bán nhà gấp” nằm phía đường dẫn chân cầu vượt trên đường Điện Biên Phủ (bắt đầu từ số nhà 676 Điện Biên Phủ). Điều đáng nói là, những biển “cần bán nhà gấp” này được làm như một băng-rôn quảng cáo với chữ màu đỏ nhìn rất bắt mắt.
Video đang HOT
Việc treo biển “cần bán nhà gấp” như băng-rôn quảng cáo của người dân là hành vi vi phạm quảng cáo, gây phản cảm, mất mỹ quan đô thị, cần được tháo dỡ. Ảnh Thùy Linh
Theo ông Nguyễn Văn Tĩnh – quyền Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, Đà Nẵng cho biết thông thường ai dán biển bán nhà thì chỉ dán tờ giấy A4 trước cửa, chứ những nhà nói trên treo biển bán nhà như băng-rôn là lần đầu tiên có ở Đà Nẵng. Nó gây phản cảm, mất văn hóa văn minh đô thị. Nhất là Đà Nẵng đang thực hiện “Năm văn hóa văn minh đô thị”.
“Việc những hộ dân này treo biển bán nhà như băng-rôn là hành vi vi phạm quảng cáo, chưa xin phép Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng. Trước mắt, chúng tôi cử lực lượng đến vận động bà con tháo dỡ những biển bán nhà này. Nếu người dân không chấp hành thì sẽ dùng thẩm quyền nhà nước để xử lý”, ông Tĩnh cho biết.
Còn theo ông Lê Minh Trung, Bí thư Quận ủy Thanh Khê thì khi làm công trình nút giao thông khác mức Ngã ba Huế lãnh đạo thành phố đã nhìn thấy việc ảnh hưởng kinh doanh của nhiều hộ dân. Vì thế, sau mức hỗ trợ đợt 1 (gần 22 tỷ đồng), thành phố đã linh động tiếp tục bổ sung mức hỗ trợ đợt 2 (khoảng 1,7 tỷ đồng) để chia sẻ với bà con. Việc hỗ trợ này cũng tương đối và chưa có trong một quy định nào hết. Điều này chứng tỏ lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến đời sống người dân vùng bị ảnh hưởng khi xây cầu vượt.
“Đây là một công trình dân sinh, những người hưởng lợi từ công trình này đầu tiên là những hộ dân nơi đây. Vì trước đây khi chưa có cầu, nút giao thông này thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông, có nhiều vụ rất thảm khốc. Bà con sống quanh khu vực này chịu nhiều ám ảnh từ các vụ tai nạn. Sau khi cầu khánh thành rồi thì sẽ hạn chế tình trạng này. Thành phố có chính sách hỗ trợ cũng chỉ ở mức tương đối. Đa số các hộ đều đã nhận tiền hỗ trợ rồi. Bà con yên tâm, không phải khi công trình hoàn thành, các kiến nghị của bà con không được xem xét. Nếu có vấn đề gì bà con cứ kiến nghị nhưng mọi cái đều phải nằm trong quy định của pháp luật. Không vì một nhóm lợi ích nhỏ mà làm như thế thì không nên. Quan điểm của lãnh đạo quận là điều gì mà người dân chưa rõ thì tiếp tục giải thích thêm cho rõ”, ông Trung cho biết.
Nhiều người cho rằng, việc người dân tự ý treo biển “cần bán nhà gấp” trước ngày cầu vượt khánh thành là có vấn đề; đừng vì một nhóm lợi ích nhỏ mà làm như thế là không nên. Ảnh Thùy Linh
Được biết, công trình cầu vượt nút giao thông Ngã ba Huế được khởi công xây dựng vào ngày 28/9/2013 với tổng mức đầu tư hơn 2 nghìn tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BT – xây dựng, chuyển giao.
Đây là công trình có khối lượng thi công rất lớn và được thi công hoàn tất trong khoảng thời gian chỉ có 18 tháng.
Khi hoành chỉnh, công trình cầu vượt ngã ba Huế sẽ gồm 3 tầng, mỗi tầng 4 làn xe, bề rộng từ 15 đến 17m. Công trình hoàn thành sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng du lịch, thương mại và dịch vụ cho Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung Tây Nguyên nói chung.
Được biết, công trình sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng vào ngày 29/3/2015 đúng vào ngày kỷ niệm 40 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng.
Theo Giáo Dục Việt Nam
TP HCM muốn xây thêm 5 cầu qua bán đảo Thanh Đa
Ngoài cầu Kinh hiện hữu sẽ có 5 cầu mới được xây, nối bán đảo Thanh Đa - khu đô thị sinh thái trong tương lai (quận Bình Thạnh) - với các quận khác.
Theo đồ án quy hoạch bán đảo Thanh Đa được Trung tâm nghiên cứu kiến trúc (Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM) lấy ý kiến người dân phường 28, quận Bình Thạnh, bán đảo rộng 426 ha trong tương lai sẽ là khu dân cư đô thị sinh thái, kết hợp cảnh quan thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại. Đây cũng là trung tâm tri thức và công nghệ mới với 45.000 dân, tăng gấp 3 lần so với số dân hiện hữu của phường 28.
Sẽ có thêm 5 cây cầu nối thành phố với bán đảo Thanh Đa, gồm cầu Bình Quới - Thảo Điền, cầu Bình Quới - Rạch Chiếc (nối Thanh Đa với quận 2) và ba cây cầu Bình Quới - Thủ Đức 1, 2, 3 (nối Thanh Đa với quận Thủ Đức). Với những cây cầu mới, hệ thống giao thông trong khu vực cũng được phát triển thành nhiều đường bàn cờ. Đường Bình Quới hiện nay sẽ thành đường vành đai cho cả khu vực.
Phối cảnh khu đô thị sinh thái Bình Quới - Thanh Đa.
Quy hoạch sẽ giữ nguyên đặc trưng kênh rạch, sông nước hiện tại của khu Thanh Đa. Rạch Ông Ngữ được mở rộng làm cửa ngõ đưa nước từ kênh vào các rạch nhỏ khác, tạo thành hệ thống đường thủy len lỏi giữa các khu nhà để phát triển bến du thuyền và hệ thống taxi thủy. 25 ha đất giành để tái định cư cho người dân tại chỗ (có căn hộ và nền đất), toàn bộ khu vực giáp bờ sông Sài Gòn về phía đông sẽ được dành cho nhà biệt thự với diện tích khoảng 58 ha. Khu cao tầng (45-68 tầng), thương mại dịch vụ kết hợp căn hộ được tập trung ở gần phần lõi của bán đảo.
Trước đó, UBND TP HCM yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến Trúc và UBND quận Bình Thạnh lập quy hoạch Khu đô thị sinh thái Bình Quới - Thanh Đa theo hướng tạo ra các mảng xanh lớn, giảm mật độ xây dựng để biến bán đảo Thanh Đa thành "lá phổi xanh" của thành phố...
Thời điểm đó, thành phố đã đồng ý phương án sẽ xây 2 cây cầu kết nối bán đảo Thanh Đa với quận 2. Một cầu sẽ nối qua khu Thảo Điền tại đường Nguyễn Văn Hưởng, cây còn lại cây nối khu Thanh Đa với xa lộ Hà Nội tại nút giao thông Rạch Chiếc (quận 2). Hiện, khu vực này chỉ có một con đường kết nối với bên ngoài là đường Bình Quới qua cầu Kinh Thanh Đa.
Bán đảo Thanh Đa được UBND TP HCM quy hoạch thành khu đô thị văn hóa thể thao nghỉ dưỡng từ năm 1992, giao cho Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư, nhưng đến năm 2010 lại thu hồi dự án. Tháng 8/2013, thành phố đồng ý giao cho một tập đoàn trong nước làm chủ đầu tư mới dự án khu đô thị sinh thái Bình Quới - Thanh Đa, đồng thời yêu cầu lập đồ án quy hoạch phân khu (1/2000) của khu vực này. Sở Tài chính được giao thẩm định hồ sơ bồi thường cho khoảng 3.000 hộ dân bị ảnh hưởng.
Về chính sách tái định cư, UBND thành phố thống nhất với đề xuất của quận Bình Thạnh, cho phép một số trường hợp bố trí tái định cư theo dạng nhà phố có sân vườn và một phần nhà chung cư. Chủ đầu tư cũng được phép làm trước một số thủ tục điều tra hiện trạng để lập phương án bồi thường cho dân.
Theo VnExpress
Cận cảnh nút giao thông 3 tầng đầu tiên tại Việt Nam trước khi đón khách Trước khi nút giao thông khác mức Ngã ba Huế đón người dân Đà Nẵng và du khách lên tham quan (sáng 24/3 đến tối 26/3), trưa 23/3 PV đã có dịp cận cảnh cầu vượt 3 tầng đầu tiên này của Việt Nam. Ngày 29/3, nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng Đà Nẵng, công trình nút giao thông khác mức Ngã...