Đàn trâu 4 tỷ đồng để dành cho con của đôi vợ chồng Hà Nội
Quyết định của vợ chồng anh Tiến chị Hải đến nhanh như một tia sáng trong đường hầm bĩ cực của người nghèo. Sau 20 năm, quyết định đó thay đổi số phận đôi vợ chồng Hà Nội khi con trâu cày ngày nào biến thành đàn trâu gần 200 con trị giá nhiều tỷ đồng.
Cuối thế kỉ trước, vợ chồng anh Tiến – chị Hải ( Long Biên, Hà Nội) quyết định vay lãi để mua 1 con trâu, hàng ngày mang đi cày thuê kiếm sống qua ngày. Ngã rẽ quan trọng đó đến nay giúp thay đổi cuộc đời anh chị khi có một đàn trâu đảm bảo cuộc sống sung túc và cũng là vốn liếng dành dụm cho các con sau này.
Đàn trâu của vợ chồng anh Tiến – chị Hải có 189 con, hàng ngày được chăn thả bởi 4 người dọc bờ bãi sông Hồng, nơi có bãi cỏ xanh tốt là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào.
Nhìn đàn trâu thuộc loại “khủng” này ít ai ngờ, vào năm 1993 anh Tiến – chị Hải đã phải đi vay lãi 1,8 triệu đồng để mua 1 con trâu với mục đích chỉ để cày thuê kiếm sống qua ngày.
Bằng đôi bàn tay tần tảo của chị Hải, được phụ giúp bởi tính cách mạnh mẽ từ anh Tiến, hai vợ chồng cố gắng chăn thả rồi tích cóp mua dần để gây dựng đàn trâu.
Anh Tiến cho biết, trâu đẻ là nuôi, ít khi bán nhằm để tích lũy dần làm vốn cho con. Đến nay qui mô đàn trâu đã rất lớn, việc chăn thả đã phải thuê tới 4 người liên tục trông coi.
Chị Hải thuộc mặt từng con trâu, cũng vì thế trâu cũng được chị đặt tên theo đặc điểm của chúng. Những cái tên đơn giản: con sừng vênh; sừng cán bèo; sứt mũi…
Con già nhất trong đàn đã hơn 20 tuổi. Vì yêu quí những con trâu đã gắn bó lâu năm giúp vợ chồng vượt qua khó khăn, chị Hải còn đặt tên những con trâu già, mắn đẻ là “còn tài”, “con lộc”. Thậm chí có con còn được tên Xích Thố vì cày khỏe mà lại ăn giả làm thật.
Video đang HOT
Những người chăn trâu thuê được vợ chồng chị Hải trả lương 4 triệu/tháng cùng ăn uống. Chị Hải cho biết, người làm cũng coi như người nhà có gì ăn nấy, ngồi cùng mâm cùng bàn không phân biệt chủ tớ.
Đàn trâu đang đằm mình tắm mát dưới sông Hồng. Đây cũng là đàn trâu khá đặc biệt bởi rất nhiều thế hệ trâu sống cùng nhau. Anh Tiến cho biết có con trâu đã lên chức cụ, chức kị. Buổi tối khi về chuồng, trâu cũng nằm quây quần thành từng đám như những gia đình nhỏ.
Trâu sống lâu năm với người nên rất hiểu những hiệu lệnh của người chăn. Ngược lại, nếu những con trâu muốn được gãi ngứa thì người chăn cũng hiểu ý mà “chiều”. Trong ảnh là một người chăn trâu thuê đang dùng gậy gãi cho trâu khi nó sán đến gần và tỏ vẻ muốn được gãi.
Anh Nguyễn Văn Tiến chủ nhân của đàn trâu, sống ở tổ 22 cụm Nha, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội. Trong đàn trâu, con to nhất cỡ 5 tạ, con lớn bù con nhỏ áng chừng giá trị đàn trâu khoảng hơn 4 tỉ đồng.
Tuy đã thuê người chăn dắt nhưng thỉnh thoảng hai vợ chồng vẫn đi chăn cùng, nhất là những ngày mưa gió. Bình thường trâu được thả từ sáng sớm đến 10h là thôi gặm cỏ, bắt đầu nằm nghỉ để nhai lại. Sau đó 1h – 2h lại tiếp tục đi gặm cỏ đến 18h30 sẽ được lùa về chuồng.
Chị Ngô Thị Hải bên con trâu được nuôi từ năm 1993. Chị cho biết con trâu này sẽ không bán, không thịt vì biết ơn nó đã cùng vợ chồng chị vượt qua giai đoạn khó khăn.
Chị Hải trong lúc vui vẻ cùng các sinh viên của trường Đại học Nông nghiệp đang thực tập bên đàn trâu.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Cuộc sống lao động của trẻ em vùng cao
Đắp đất xây nhà, gùi những bó củi cao gấp đôi mình... những đứa trẻ vùng cao phía Bắc được tiếp xúc với công việc từ rất sớm.
Còn rất nhỏ tuổi nhưng mỗi đứa trẻ người dân tộc Mông vùng cao nguyên đá đã biết phụ giúp gia đình. Ảnh chụp tại xã Pải Lủng tại một gia đình đang dựng ngôi nhà trình tường.
Trong ánh nắng chiều tháng 10, những đứa trẻ hồn nhiên vui vẻ gánh củi khô trên đường về nhà.
Hơn 4 giờ đồng hồ đằm mình dưới mưa lạnh, hai cậu bé người Mông ở xã Sín Chải đã tìm được con trâu nhà mình trong rừng. Dưới tiết trời dưới 0 độ C, các bé co ro khi lùa trâu vào chuồng những ngày đầu năm 2015.
Cuối tháng 5, nghỉ hè sau một năm học tập xa nhà, Lù A Lềnh trở về phụ giúp gia đình lên luống cho thửa ruộng bậc thang. Thời gian này đang bắt đầu vào mùa mưa, nước đã săm sắp trên thửa ruộng, một mùa vụ mới đang tới.
Công việc tưởng chừng như quá sức nhưng lại nằm gọn trong bàn tay nhỏ của một cậu bé.
Vào mùa đông, cỏ tươi làm thức ăn cho trâu bò khan hiếm, Mùa Dung Sinh, 7 tuổi loay hoay buộc bó cỏ để đưa vào kho trước khi trời tối.
Chị em Chảo A Ly thôn Can Hồ B gùi gánh cỏ về nhà làm thức ăn cho trâu bò trong những ngày rét đậm rét hại và tuyết phủ trắng dãi Hoàng Liên đầu năm 2016.
Thôn Túng Sán là nơi sinh sống của người Cờ Lao, dân tộc thiểu số định cư tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) người dân ở đây sống bằng nông nghiệp, một vụ lúa và một vụ màu. Cuộc sống vất vả khiến những đứa trẻ chưa đủ tuổi học lớp 1 cũng phải tham gia lao động phụ giúp gia đình.
"Tri thức canh tác hốc đá" của cư dân cao nguyên đá Hà Giang đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có sự góp sức từ bàn tay lao động của những em nhỏ.
Những đứa trẻ người Mông ở Lũng Pô (Lào Cai) trở về nhà sau một ngày lao động.
Ngọc Thành
Theo VNE
Ngắm "hoa hậu" trâu trước ngày khai hội Tịch Điền Những chú trâu khỏe mạnh, có thân hình đẹp được chọn lựa. Kết hợp với bàn tay tài hoa của các họa sĩ, chúng trở lên lỗng lẫy trước ngày khai hội Tịch Điền 2016. Chiều nay 13/2, hội thi trâu để chọn ra những chú trâu đẹp nhất để cày trong lễ hội Tịch Điền 2016 đã chính thức diễn ra với...