Dân tộc trường tồn khi Đảng vững mạnh
“Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó khăn, rất phức tạp. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, bình tĩnh, tỉnh táo. Mỗi cá nhân tốt thì tổ chức sẽ tốt, mỗi tổ chức tốt thì Đảng ta sẽ mạnh, mà Đảng vững mạnh thì dân tộc ta sẽ mãi trường tồn”. Đó là chia sẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp Xuân Quý Tỵ – 2013.
Trả lời câu hỏi cần phải làm gì để Nghị quyết Trung ương 4 tiếp tục được triển khai quyết liệt và hiệu quả, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, sau gần một năm triển khai, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã được tiến hành từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng đến từng đảng viên, trở thành đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, dư luận vẫn còn không ít băn khoăn cho rằng, bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua như “hòa cả làng”, chẳng biết bộ phận không nhỏ (tham nhũng, biến chất…) nằm ở đâu, thậm chí có tâm tư, tâm trạng chưa hài lòng, cho rằng “không thành công”, vì không kỷ luật được ai.
Đằng sau sự quan tâm và nỗi băn khoăn đó, có thể cảm nhận nhân dân trông đợi và kỳ vọng nhiều lắm, yêu cầu, đòi hỏi cao lắm và trách nhiệm chính trị của Đảng lớn lắm. Cần nhận thức rõ rằng: Nghị quyết này với yêu cầu trước mắt chủ yếu là để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn, nếu ai không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý. Vả lại, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 không phải chỉ có kiểm điểm tự phê bình và phê bình, mà còn một loạt biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, cán bộ, chế độ sinh hoạt, cơ chế giám sát, công tác giáo dục,…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 đang được triển khai thực hiện rất khẩn trương và nghiêm túc. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã ban hành một loạt nghị quyết, kết luận, quy định quan trọng về giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên; sự gương mẫu của người đứng đầu; về xây dựng quy hoạch cán bộ cấp Trung ương… Đã lập lại Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết; chấn chỉnh ngay một số khuyết điểm; đổi mới ngay một số lề lối, phong cách công tác; xử lý nghiêm một số cán bộ có sai phạm ở các cấp… Tinh thần Nghị quyết cũng đã lan toả sâu rộng trong hoạt động của toàn hệ thống chính trị, phả vào hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, đã cụ thể hoá chủ trương của Đảng thành luật pháp, chính sách, thành các chương trình hành động cụ thể. Mới đây nhất, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, đáng chú ý là Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Hà Nội đã đi đầu cả nước, thí điểm thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành uỷ và đối với lãnh đạo một số sở, ngành thành phố ngay từ đầu năm 2013.
Cuối cuộc phỏng vấn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó khăn, phức tạp; đó là cuộc đấu tranh cam go ngay trong mỗi con người, mỗi tổ chức, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, bình tĩnh, tỉnh táo.
Theo ANTD
Tập trung lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp
Đó là chỉ đạo của đồng chí Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội tại hội nghị tổng kết công tác năm 2012, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 của Thường trực HĐND TP, diễn ra sáng 17-1.
Báo cáo của HĐND TP cho biết, năm 2012, Thường trực HĐND TP đã chủ trì và phối hợp chặt chẽ với UBND TP, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức tốt 3 kỳ họp, gồm 2 kỳ họp thường kỳ của HĐND và 1 kỳ họp chuyên đề. Theo đánh giá, các kỳ họp của HĐND TP tiếp tục được đổi mới, cải tiến theo hướng chọn trúng những vấn đề trọng tâm, tập trung đi vào thực chất, phát huy dân chủ, trí tuệ của các đại biểu trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của Thủ đô. Cũng trong năm 2012, Thường trực HĐND TP đã tổ chức 5 đợt giám sát chuyên đề. Bên cạnh đó, các Ban của HĐND TP đã chủ động triển khai thực hiện các cuộc giám sát chuyên sâu theo chương trình, kế hoạch riêng.
Hoạt động của HĐND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố cũng có nhiều thay đổi tích cực, tuy vậy, hoạt động các kỳ họp này vẫn còn một số tồn tại như chưa phối hợp với Tổ đại biểu HĐND TP tiếp xúc cử tri sau kỳ họp HĐND TP. Thậm chí có quận, huyện còn ghép tiếp xúc cử tri sau kỳ họp HĐND TP với buổi khai mạc kỳ họp HĐND của địa phương, phiên chất vấn ở một số quận, huyện còn lúng túng trong tổ chức và điều hành, nhầm lẫn giữa chất vấn với thảo luận...
Tại hội nghị, Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh cho rằng, 2013 là năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2016, trong khi bối cảnh kinh tế tiếp tục có những khó khăn. Do đó, đòi hỏi HĐND TP và HĐND các cấp quận, huyện, thị xã cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của thành phố, phối hợp chặt chẽ với UBND, MTTQ, các sở, ban, ngành của thành phố để hoàn thành nhiệm vụ và các mục tiêu kế hoạch đề ra. Chủ tịch HĐND TP nhấn mạnh, ngay trong quý I này, HĐND TP tập trung tiến hành lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của Trung ương, Thường trực HĐND TP sẽ tập trung thực hiện tốt việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; xây dựng một số cơ chế chính sách đặc thù theo Luật Thủ đô (có hiệu lực thi hành từ 1-7-2013) để trình HĐND TP thông qua.
Bên cạnh đó, năm 2013, TP Hà Nội xác định là "Năm kỷ cương hành chính", do đó HĐND các cấp trên địa bàn thành phố cần tiếp tục đổi mới hơn nữa chương trình hoạt động, tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc giám sát. Đặc biệt, thực hiện Đề án "Đổi mới công tác tiếp công dân của đại biểu HĐND TP", ngay từ 1-1-2013, các đại biểu HĐND TP thực hiện tiếp công dân ngay tại đơn vị bầu cử nhằm đưa các đại biểu xuống gần dân, sát dân hơn, lắng nghe được ý kiến thiết thực nhất của dân.
Theo ANTD
Lấy phiếu tín nhiệm Ban Giám đốc CATP Hà Nội Thực hiện kế hoạch số 78 -KH/TU của Thành ủy Hà Nội, chiều 17-1, Đảng ủy CATP Hà Nội đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí trong Ban Giám đốc CATP. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên...