Dân tình thi nhau chia sẻ bí kíp “trấn lột” lì xì quá bá đạo của bà mẹ này: Con trai đành ngậm ngùi giao nộp, chẳng thốt nên lời nào
“Mẹ! Hồi con bé mẹ bảo là chờ bao giờ con lớn sẽ trả hết tiền lì xì mà? Giờ mẹ trả con đi”, cậu con trai ngập ngừng hỏi.
Một mùa Tết Nguyên đán nữa lại về. Trong những ngày này, người lớn hào hứng sắm sửa đón xuân, trang trí nhà cửa. Còn trẻ nhỏ cũng tíu tít vì được mua sắm quần áo mới, chuẩn bị ăn bánh kẹo thỏa thích và đặc biệt là nhận tiền lì xì từ bố mẹ, họ hàng,…
Nói đến chuyện lì xì thì đây đúng là vấn đề muôn thuở, gây nhiều đau đầu giữa bố mẹ và con cái mỗi năm. Nhiều cha mẹ vì sợ con cái cầm tiền trong tay sẽ tiêu phung phí nên thường tịch thu luôn thông qua phương pháp “giữ hộ”. Trẻ thì ngây thơ tin rằng sẽ lấy lại được tiền lì xì. Đến khi khôn lớn, trưởng thành, trẻ mới hỏi lại bố mẹ về khoản tiền ngày xưa.
Vấn đề lì xì năm nào cũng gây tranh cãi. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ khi đó thường chối đây đẩy và đưa muôn vàn lý do như: ” Tiền ấy dùng để mua quần áo, sách vở cho con rồi” hay “Bố mẹ nuôi con bao năm qua, có tính toán gì không mà có mấy đồng lì xì con cũng đòi?” . Tuy nhiên có nhiều bố mẹ cao tay hơn, chỉ cần một câu nói ngắn gọn cũng khiến con nghẹn lời, không thể thắc mắc thêm câu nào.
Thời gian trước, một bà mẹ ở Trung Quốc từng khiến con trai “cạn lời” khi chặn đứng yêu cầu đòi lại tiền lì xì của cậu này. Chẳng là anh con trai đã lớn và có mong muốn được nhận lại khoản tiền mẹ “giữ hộ” bao năm qua. Tuy nhiên, kết quả không được như ý muốn.
“Mẹ! Hồi con bé mẹ bảo là chờ bao giờ con lớn sẽ trả hết tiền lì xì mà? Giờ mẹ trả con đi”, cậu con trai ngập ngừng hỏi.
“Trong mắt mẹ, con mãi mãi là trẻ con!” , bà mẹ đứng trong bếp, vừa nấu ăn vừa thủng thẳng đáp trả.
Cú lừa cực mạnh của bà mẹ.
Câu trả lời bá đạo của bá mẹ khiến ai cũng phải bái phục còn cậu trai thì cười trong đau khổ. Được biết, clip hài hước này xuất hiện từ năm ngoái nhưng năm nay bất ngờ được cư dân mạng đào lại. Có lẽ bởi màn đối đáp của bà mẹ quá sức bá đạo và thuyết phục.
Trên thực tế, ngoài việc “giữ hộ” thì bố mẹ có thể cho con tự cầm tiền lì xì của mình và dạy con cách sử dụng tiền vào mục đích đúng đắn. Cụ thể như sau:
Lên kế hoạch chi tiêu tiền lì xì hợp lý cho con
Hãy lên kế hoạch thật cụ thể, chi tiết những thứ cần chi tiêu trong năm tới để con hiểu nên tiêu tiền vào những việc gì là cần thiết. Bố mẹ gợi ý con ghi chép chi tiêu vào một cuốn sổ để dễ kiểm soát và thường xuyên tâm sự, quan sát cách con chi tiêu để có hướng điều chỉnh kịp thời. Cách này không những rèn con làm việc có kế hoạch mà còn dạy con hiểu được giá trị của đồng tiền.
Cùng con nuôi “heo đất”
Bố mẹ có thể mua cho con một chú heo đất nhỏ xinh để cất tiền lì xì. Khoản tiền trong heo sẽ được con sử dụng vào các mục đích nào đó dưới sự phê duyệt, góp ý của bố mẹ.
Bằng cách này, con vừa được giữ tiền lì xì vừa học được tính tiết kiệm ngay từ nhỏ. Không những vậy nó còn giúp tránh được việc con bắt chước những anh chị lớn tiêu tiền lì xì không đúng mục đích hoặc đòi hỏi bố mẹ mua sắm đồ phung phí.
Dạy con dùng tiền vào những việc cần thiết
Khi đã giao cho con heo đất, bố mẹ hãy động viên con vỗ béo heo bằng cách: Bất cứ lúc nào con làm được việc tốt hoặc ngoan ngoãn thì sẽ đút thêm tiền vào heo.
Khoản tiền này được dùng để mua sắm các dụng cụ học tập hoặc những món đồ mà con ao ước. Bố mẹ hãy để con tự chọn món đồ yêu thích để con thấy được niềm vui khi mua một món đồ nào đó từ chính những đồng tiền tiết kiệm của mình.
Dạy con biết dùng tiền để tặng quà cho người thân vào dịp quan trọng
Bố mẹ có thể gợi ý con tiết kiệm tiền để mua những món quà cho người thân vào các dịp quan trọng. Ví như tặng quà mẹ vào ngày 8/3 hay tặng quà sinh nhật bố, ông bà… Khi đó tiền lì xì của con được sử dụng một cách ý nghĩa nhất và con sẽ trở thành người giàu tình cảm hơn. Mỗi lần như vậy, bố mẹ đừng quên khen ngợi và động viên con.
Dạy con dùng tiền lì xì để làm từ thiện
Để trẻ nhỏ cho đi khoản tiền sở hữu của mình là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên bố mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện về những trường hợp khó khăn xung quanh. Dần dần con sẽ có lòng đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ các bạn kém may mắn hơn. Bố mẹ có thể cùng con sử dụng tiền lì xì để mua dụng cụ học tập hoặc quần áo để tặng cho trẻ em vùng cao, trẻ em cơ nhỡ,…
Tết của những đứa trẻ mồ côi
Có quần áo mới, tiền lì xì, bánh chưng..., song trên khuôn mặt của nhiều đứa trẻ "kém may mắn" vẫn mang một nỗi buồn.
Buổi chiều một ngày cuối năm, bốn căn nhà hai tầng trong khuôn viên ở Trung tâm bảo trợ tổng hợp (TP Pleiku) nhộn nhịp hơn mọi ngày. Hàng chục đứa trẻ mồ côi, khuyết tật chia nhau mỗi người một việc, đứa quét sân, lau chùi bàn ghế, nhà cửa, người trang trí cây mai, đào. Một số em mang rổ đến nhận bánh chưng về cho người của phòng mình, theo chế độ mỗi em được một cặp.
Những đứa trẻ Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp trang trí cây đào trong căn phòng của mình để đón Tết. Ảnh: Trần Hóa.
Nhận được quà, nhiều em hớn hở, nhưng Thảo, 14 tuổi, tỏ vẻ mệt mỏi. Cô bé chậm rãi bước đến dãy nhà cấp 4 đối diện, ngồi một mình trên chiếc ghế đá. "Con bị ốm, đang chờ khám và cấp thuốc", Thảo nói.
Bố mẹ bỏ đi, Thảo và hai đứa em (trai 8 tuổi và gái 10 tuổi) phải vào Trung tâm bảo trợ tổng hợp gần hai năm nay. Đó là sáng tháng 6/2019, Thảo thức dậy, không thấy bố đâu. Trong suy nghĩ ngây thơ của một đứa trẻ, cô bé nghĩ "chắc bố đi loanh quanh đâu đó". Đợi mãi không thấy bố về, ba chị em Thảo bỗng chốc mồ côi. Một tuần sau, nhà cửa ở huyện Chư Sê bị ngân hàng siết nợ, Thảo và hai em được đưa vào nuôi ở trung tâm.
Trước đó, năm 2010-2015, cơn sốt "vàng đen" nổi lên ở Gia Lai. Cũng như nhiều nông dân ở Chư Sê, bố mẹ Thảo vay ngân hàng đầu tư trồng tiêu. Nhưng thu hoạch chưa được bao nhiêu, vườn tiêu nhuốm bệnh, chết sạch. Đất đai, gia sản của gia đình Thảo bán dần, nhưng vẫn còn nợ khoảng 2-3 tỷ.
Ra Tết năm 2019, mẹ dặn Thảo ở nhà chăm sóc các em, bảo phải vào TP HCM làm công nhân, kiếm tiền trả nợ. Chị em Thảo đâu biết rằng, đó là lần cuối cùng chúng nhìn thấy mẹ. "Nhiều tháng sau, bố cũng bỏ đi", Thảo nấc lên, nước mắt giàn giụa.
Tết năm ngoái cả ba chị em được bác - người thân duy nhất của các em, đón về Chư Sê ăn Tết. Năm nay, vì dịch bệnh, tất cả trẻ buộc phải ăn Tết trong trung tâm. Cũng bánh kẹo, tiền lì xì, áo quần mới, nhưng cô bé biết không ở đâu bằng gia đình mình, nhiều lần em cảm thấy tủi thân, ghen tỵ với những bạn đang còn bố mẹ.
Thảo ngồi đợi bác sĩ thăm khám cho mình chiều 27 Tết. Ảnh: Trần Hóa.
Cạnh căn nhà ba chị em Thảo đang ở, trên khu vui chơi, Thuêm, 11 tuổi, ngồi trên băng trượt bóc bánh chưng ăn. Cuối năm ngoái, Thuêm đã dùng súng tự chế bắn ba người trong gia đình chị gái vì chị không cho mình ăn. Các nạn nhân may mắn chỉ bị thương nhẹ. Do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, đứa trẻ người Ba Na bị đưa vào trung tâm.
Cha mất, mẹ lên rừng rồi biền biệt, Thuêm ở với chị gái 28 tuổi. Hoàn cảnh chị gái khốn khó, con nhỏ, cậu thường xuyên bị bỏ đói. Có bữa Thuêm chờ gia đình chị ăn xong thì lục nồi tìm cơm nguội ăn hoặc lẻn vào nhà dân ăn vụng.
Lúc mới vào trung tâm, Thuêm rụt rè, lầm lỳ ít nói và hay ngồi một mình. Thậm chí em không biết cầm đũa ăn cơm, chỉ bốc. Có tối, cậu lẻn ra nằm ở cầu trượt ngủ, trong bồn nước, các cán bộ trung tâm hoảng loạn đi tìm.
Đặc biệt, em không thể nói được tiếng phổ thông nên trung tâm phải cử cán bộ người dân tộc Ba Na quản lý, dạy dỗ. Sau hơn ba tháng, Thuêm dần hòa nhập, cùng các bạn trong phòng dọn dẹp, ăn uống, vui chơi và trang trí cây mai trong khu tập thể. Em bảo đây là lần đầu tiên ăn bánh chưng, được ăn no, mặc đẹp..., nhưng vẫn muốn về nhà với chị.
Khu vui chơi trong Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp ở TP Pleiku. Ảnh: Trần Hóa.
Bà Võ Thị Bắc, Trưởng phòng Chăm sóc khẩn cấp và dài hạn, Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Gia Lai cho biết, dịp Tết trung tâm đều tổ chức cho 54 em (dưới 1 đến 22 tuổi) kém may mắn trò chơi dân gian, phiên chợ Tết, cùng gói bánh chưng và giao lưu văn nghệ. Mùng 2 Tết các cháu sẽ được chơi quanh phố.
Năm nay, do ảnh hưởng Covid-19, nhiều chương trình ý nghĩa của trung tâm bị dừng do việc hạn chế tập trung đông người. Các em cũng không được người thân đón về ăn Tết như những năm trước. Tuy nhiên, trung tâm vẫn chuẩn bị cho mỗi cháu một bánh chưng xanh, cây mai, đào, bánh kẹo và một bữa cơm giao thừa.
"Kinh phí còn hạn hẹp nhưng mỗi năm chúng tôi đều cố gắng kêu gọi xã hội hóa để lo một cái Tết đủ đầy cho các cháu bớt mặc cảm", bà Bắc nói.
Trong trung tâm đang đang chăm sóc cháu nhỏ nhất mới được 8 tháng tuổi nhưng bị khuyết tật vì không có xương cổ và hỏng một mắt khiến việc chăm sóc trở nên vất vả. Các bảo mẫu phải thức trắng để ru cháu ngủ.
Theo bà Bắc, bốn căn nhà đều có một cán bộ quản lý, khu nam, nữ riêng biệt. Những cháu lớn tuổi, ngoài giờ học còn tham gia trồng rau, cung cấp cho nhà bếp, số tiền thu được sẽ góp vào quỹ nâng cao khẩu phần ăn cho các cháu, và khen thưởng cho các cháu có thành tích học tập tốt.
"Ngó" dự toán chi tiêu 4 ngày Tết hết 20 triệu đồng của một dâu trưởng ở Hà Nội Với mọi người Tết đến phải lo trăm khoản chi tiêu, nhưng với người phụ nữ tuổi 42 này, do lên kế hoạch từ trước và hạn chế mua sắm các khoản không cần thiết nên chi tiêu Tết rất nhẹ nhàng. Đó là câu chuyện chi tiêu Tết của chị Lê Thị Hà, SN 1979. Hiện vợ chồng chị Hà và 2...