Dân Thượng Hải kéo tới cửa hàng nội thất trốn nóng
Những cửa hàng nội thất với điều hòa mát rượi trở thành chỗ tránh nóng lý tưởng của nhiều người dân Thượng Hải, Trung Quốc.
Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đang trải qua một đợt nắng nóng với nhiệt độ lên tới hơn 36 độ C vào hôm 5/7. Để đối phó với thời tiết khắc nghiệt, nhiều người dân đã đổ xô đến các trung tâm thương mại hoặc cửa hàng nội thất, nơi có sẵn giường đệm và ghế sofa để ngồi thư giãn, thậm chí ngả lưng làm một giấc.
Một bà mẹ trẻ lướt điện thoại trong lúc trông con ngủ trên một chiếc giường trưng bày trong cửa hàng.
Một người đàn ông tranh thủ ngả lưng làm một giấc. Đa phần những người đến cửa hàng nội thất tránh nóng là người lao động thu nhập thấp, sống trong những căn hộ chật hẹp, nóng bức.
Chủ các cửa hàng dù rất “đau đầu” với cảnh khách hàng nằm ngồi ngả ngốn trên các sản phẩm trưng bày nhưng không thể phản ứng, khiến tình trạng này tái diễn mỗi mùa mùa hè nóng bức.
Video đang HOT
Dù cửa hàng đã có quy định cấm nằm ngồi ngả ngốn trên sản phẩm, nhiều người dân vẫn vào mua đồ thì ít mà “nghỉ mát” thì nhiều. Người lớn lẫn trẻ nhỏ vô tư nằm ngồi la liệt xem tivi và trò chuyện như thể phòng trưng bày mẫu là nhà riêng.
Nhiều đôi tình nhân cũng kéo nhau vào khu vực trưng bày sản phẩm của cửa hàng để trốn nóng.
Cộng đồng mạng Trung Quốc phản đối lối hành xử khiếm nhã nơi công cộng của những người này. “Không hiểu những người này nghĩ gì mà vào cửa hàng của người ta rồi ngồi, nằm như ở nhà mình vậy”, một người dùng mạng nhận xét.
“Quả thực là hết sức xấu hổ với những người này”, một người dùng Weibo bất bình.
An Hồng
Ảnh: AP
Theo VNE
Những chiêu hút nhân tài của các thành phố hạng hai Trung Quốc
Hỗ trợ tiền mua nhà, sinh hoạt phí, ưu tiên làm hộ khẩu, là những chính sách thu hút nhân tài của các thành phố hạng hai ở Trung Quốc.
Một tân cử nhân đang đọc thông báo tuyển dụng lương cao của một công ty ở Liễu Thành, một thành phố trực thuộc tỉnh Sơn Đông, đông bắc Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Mùa hè năm nay, toàn Trung Quốc có 7,95 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng, tăng 300.000 người so với năm 2016. Lượng sinh viên này chiếm 50% lực lượng lao động mới của cả nước trong năm nay, theo SCMP.
Trong một cuộc khảo sát 21.000 sinh viên mới tốt nghiệp của công ty nhân sự RenruiHR.com, chỉ 17% ngỏ ý muốn về quê lập nghiệp, còn đa số lựa chọn ở lại thành phố có ngôi trường vừa tốt nghiệp, hoặc chuyển tới một đô thị khác.
44% chọn sống ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, còn 45% chọn các thành phố hạng hai như thủ phủ tỉnh hoặc đô thị ven biển. Theo khảo sát công bố cuối tháng 6, cứ 10 sinh viên thì chỉ có 1 người sẵn sàng đi tới các thành phố hạng ba hoặc hạng bốn.
Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, là thành phố hạng hai được nhiều sinh viên lựa chọn nhất, tiếp theo là Nam Kinh, Thiên Tân, Trùng Khánh, Hàng Châu và Vũ Hán.
Trong khi các thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải đang thắt chặt đăng ký hộ khẩu để kiềm chế lượng người nhập cư thì các thành phố hạng hai đang cạnh tranh khốc liệt để thu hút nhân tài bằng các chính sách ưu đãi hộ khẩu và mua nhà.
Chính quyền Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, sẽ cung cấp 30.000 - 60.000 tệ (4.400-8.800 USD) cho sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tiến sĩ mua căn nhà đầu tiên trong thành phố. Ngoài ra, họ cũng được hỗ trợ tiền thuê nhà, sinh hoạt phí trong hai năm đầu định cư tại Trường Sa.
Thâm Quyến, trung tâm công nghệ ở miền nam đất nước, đang cung cấp gói hỗ trợ một lần từ 15.000 - 30.000 tệ (2.200 - 4.400 USD) cho sinh viên tốt nghiệp có hộ khẩu Thâm Quyến. Đây là thành phố được lựa chọn nhiều thứ ba trong khảo sát.
Thâm Quyến, thành phố mệnh danh "Thung lũng Silicon" của Trung Quốc. Ảnh: CSOFT.
Tuy nhiên, đối với nhiều sinh viên trẻ mới đi làm, chính sách ưu đãi hay trợ cấp không phải điều họ quan tâm, mà là số lượng và chất lượng việc làm, cũng như lối sống của thành phố.
Wu Shangqing, 24 tuổi, đang làm việc cho một ngân hàng ở Thâm Quyến sau khi tốt nghiệp đại học tài chính ở Quảng Châu năm 2016. Cô nhận trợ cấp 15.000 tệ sau khi đơn xin nhập hộ khẩu ở Thâm Quyến được chấp nhận.
"Tiền thuê nhà ở Thâm Quyến rất đắt đỏ, gói trợ cấp cũng giúp đỡ tôi được một ít nhưng đó không phải lý do chính tôi tới đây", Wu nói. "Tôi thích lối sống gấp ở đây, đó là lý do tôi tới. Còn một lý do nữa là ngành công nghiệp tài chính ở Thâm Quyến rất sôi động".
Wu thừa nhận sẽ không bao giờ chọn về quê hương Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc để lập nghiệp vì chỉ Thâm Quyến mới có nhiều cơ hội cho cô phát triển sự nghiệp.
Fan Haoran, 23 tuổi, đang làm việc cho một công ty IT ở Thâm Quyến sau 4 năm học đại học ở Tứ Xuyên. Sau khi tốt nghiệp năm ngoái, Fan đã thử tìm việc ở Thành Đô nhưng anh nhận ra, thủ phủ tỉnh không có nhiều cơ hội việc làm như ở Thâm Quyến.
"Thành Đô cũng là một nơi đáng sống nhưng Thâm Quyến lại có nhiều việc làm hơn, nhiều công ty IT lớn cũng đặt trụ sở tại đây. Vì thế tôi tới đây để khởi nghiệp", Fan nói.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Hành khách Trung Quốc ném đồng xu vào động cơ máy bay để lấy may Một chuyến bay nội địa Trung Quốc đã phải hoãn nhiều giờ sau khi nữ hành khách cao tuổi ném tiền xu vào động cơ máy bay. Nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra sau khi một hành khách cao tuổi ném nhiều đồng xu vào động cơ máy bay. Ảnh: SCMP. Một số hành khách trên chuyến bay của hãng China...