Dân tập trung đòi đường đi, xã nói “không quyết định được”
Sau vụ việc hàng trăm người dân xã Mễ Trì tập trung trước UBND xã để đòi đường vào miếu Bàn Thổ (ngày 26/3), sáng 27/3, lãnh đạo xã Mễ Trì ( Từ Liêm, Hà Nội) và người dân đã “ngồi lại với nhau” để bàn bạc tìm hướng giải quyết.
Trước đó, theo thông tin từ phía người dân, chính quyền xã đã “âm thầm” bán đất cho Công ty Điện lực Từ Liêm khiến người dân gặp khó khăn trong việc đi lại. Quá bức xúc, dân đã tập trung thuê máy móc thực hiện việc tu sửa con đường trong đêm 24/3, đồng thời căng khẩu hiệu, lập bàn thờ trước cổng UBND xã để đòi lại đường đi.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều câu hỏi được người dân đưa ra chất vấn lãnh đạo xã xoay quanh chủ đề “có trả lại con đường cho người dân hay không?”.
Người dân tập trung, lập bàn thờ đối diện trụ sở UBND xã
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, 74 tuổi nói: “Con cháu chúng tôi đi học quá khổ vì đường lầy lội, không biết có bao nhiêu người ngã ở con đường đó, bao nhiêu cháu gãy chân gãy tay khi đi đường ngược chiều, bao nhiêu người đi không mũ bảo hiểm hoặc đi ngược chiều là bị phạt nên dù là diện tích cũ thì cũng nên trả lại cho dân”.
Chị Nguyễn Thị Minh, 32 tuổi – người dân nơi đây đề nghị UBND xã – cho biết: “Con đường này có được giữ lại hay không? Điều này xin đại diện UBND xã có biên bản cam kết đến người dân, giải quyết con đường này để các cụ không còn phải trực đêm trực ngày để trông đường nữa”.
Theo văn bản được UBND xã Mễ Trì cung cấp, năm 2007, UBND thành phố Hà Nội có hai quyết định (quyết định số 4517/QĐ-UBND; quyết định số 3721/QĐ-UBND) thu hồi đất tại xã Mễ Trì để xây dựng Trung tâm vui chơi thể thao tại xã Mễ Trì – giai đoạn 1 và cho công ty Điện lực thành phố Hà Nội thuê để xây dựng nhà điều hành sản xuất điện lực Từ Liêm với thời hạn 50 năm. Theo đó, trong diện tích đất được UBND thành phố Hà Nội thu hồi có con đường dẫn vào miếu Bàn Thổ. Trong văn bản cũng nêu rõ “đây là đoạn đường tuy nhỏ nhưng nhân dân thường xuyên đi lại rất thuận tiện, từ khi công ty điện lực Từ Liêm sử dụng đất thì đoạn đường này không còn được sử dụng như trước đây”.
Dân và xã cùng ngồi lại trao đổi nhưng chưa tìm được tiếng nói chung
Ông Đào Tăng Quýnh – Chủ tịch UBND xã Mễ Trì – cho biết: “Về con đường hiện có, chúng tôi khẳng định UBND huyện Từ Liêm, UBND xã Mễ Trì đã thống nhất đêm 24/3, rạng sáng ngày 25/3 là giao cho UBND xã Mễ Trì tu sửa nhưng nhân dân không đồng ý nên đã tự ý sửa, chúng tôi thống nhất giữ nguyên hiện trạng con đường, không dỡ bỏ. Còn việc nhân dân mong muốn điều chỉnh dự án và giữ lại con đường vào miếu chúng tôi xin ghi nhận và phản ánh trung thực về cấp có thẩm quyền chứ việc này chúng tôi không quyết định được”.
Video đang HOT
Sau cuộc họp, hầu hết người dân đều không đồng ý với câu trả lời của chính quyền xã Mễ Trì, họ cho biết sẽ kiên quyết giữ bằng được con đường dân sinh, con đường tâm linh đã có từ lâu này.
Vụ việc cho đến thời điểm này vẫn chưa có hồi kết.
Nguyễn Hinh
Theo Dantri
Độc chiêu Hà Thành: Trồng rau trong chai, giày nhựa, xoong nồi
Với những vật dụng vứt đi, tưởng như chỉ có thể để bán đồng nát như: chai như, dép, chảo, vải... đã được người dân Thủ đô tận dụng để biến chúng thành những vườn trồng rau sạch mà ít ai nghĩ tới.
Vườn rau độc đáo
Thay vì đầu tư một khoản tiền kha khá để mua khay nhựa hay thuê kỹ sư đến thiết kế vườn rau thì chị Nguyễn Thị Thu Phương ở Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) lại tự tạo vườn ra vườn rau sạch từ những vỏ chai nhựa.
Chị Phương cho biết, trước kia khi dùng hết dầu ăn hoặc nước ngọt trong chai chị thường gom lại để bán cho hàng đồng nát hay cho mấy cô công nhân thu gom rác trong xóm. Nhưng từ lần học được cách tái chế chai nhựa thành chậu trồng rau trên các diễn đàn mạng xã hội, chị bắt đầu tích cóp đủ các loại chai nhựa không dùng đến ở trong nhà để tạo ra cho gia đình một vườn rau sạch.
Tận dụng những chai nhựa bỏ đi để tạo thành vườn rau treo trên tường đang là cách làm của không ít người dân thành phố để tiết kiệm chi phí
Những chai nhựa lớn thường được tận dụng trồng rau để trên sân thượng
Chai nhựa to nhỏ đều có thể tận dụng được. Tùy vào loại vườn thiết kế mà cắt chai nhựa sao cho hợp lý. Chị Phương chia sẻ: "Nhà tôi làm vườn treo, chai nhưa tôi cắt bớt 1/3 phần phía trên của miệng chai, phần còn lại đục lỗ ở dưới đáy chai để thoát nước, tiếp đó cho đất vào trong rồi dùng dây treo lên tường, mái hiên, cửa sổ....".
Ngoài ra, đối với loại chai nhựa cỡ lớn có 4 cạnh, có thể cắt một cạnh dọc theo thân chai. Với cách này tôi có thể để trên sân thượng và chỗ trống, chị Phương chia sẻ thêm.
Chị Vũ Ngọc Hà My ở Ngọc Khánh (Ba Đình) cũng cho biết, ngoài tận dụng chai nhựa để trồng rau, chị còn tận dụng cả những chiếc dép cũ không dùng tới của gia đình để làm vườn rau, chậu cây cảnh.
Không chỉ chai nhựa, những chiếc dép bỏ đi cũng được tận dụng để trồng đủ các loại rau gia vị hay cây hoa làm cảnh
Chị My kể: "Dùng dép nhựa đơn giản hơn dùng chai nhựa bởi tôi chọn loại dép nhựa có lỗ sẵn, đóng chúng lên tường, bỏ đất vào trong dép rồi có thể trồng đủ các loại rau cho gia đình, nhất là các loại rau gia vị như: hành, mùi tàu, xà lách...".
Thực tế, trên các diễn đàn mạng xã hội, các bà nội trợ đang chia sẻ cho nhau khá nhiều cách để tạo ra những vườn rau sạch. Đơn cử như việc dùng chai nhưa, dép nhựa... thậm chí một số người còn dùng cả những chiếc chảo rán đã hỏng hay những miếng vải không dùng tới. Theo cách này, mọi người có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá từ việc không phải mua khay nhựa hay thuê người thiết kế vườn rau như trước kia.
Thậm chí, chảo rán hỏng, không dùng tới nữa cũng trở thành chậu trồng rau sạch của người dân thành phố
Trồng rau cho con học làm vườn
Chị Nguyễn Thị Phương cho biết, sau hơn 4 tháng thực hiện làm vườn rau từ chai nhựa, mỗi lần cóp nhặt được vài cái chai chị lại bắt đầu cắt làm, đến nay chị đã có một vườn rau rộng hơn 3m vuông trên sân thượng và một vườn rau treo, phủ kín ngoài mái hiên nhà.
Theo chị Phương, tạo vườn rau sạch, ngoài mục đích để cung cấp rau sạch cho gia đình ăn, chị còn muốn cho cô con gái học lớp 6 và cậu con trai học lớp ba của mình học cách làm vườn, tập làm những công việc nhỏ nhặt giúp đỡ bố mẹ.
Nhiều người còn sáng tạo, lấy vải may túi gắn lên tường trồng đủ các loại rau ăn lá, ăn quả
"Trước kia, đi học về hai cháu chỉ có xem phim hoạt hình, chơi game bây giờ thì các cháu khá hứng thú với chăm sóc rau. Ngày nào đi học về hai cháu cũng lên sân thương tưới rau, cắt đem xuống tận bếp cho mẹ nấu cơm", chị Phương nói.
Tuy nhiên, chị Phương cũng phải thừa nhận rằng, trồng rau sạch ở nhà đôi khi cũng có những cái hạn chế. "Chỉ vì vườn rau sạch mà cả gia đình không dám đi chơi xa quá hai ngày vì sợ rau chết do không ai ở nhà chăm sóc, tưới tắm..."
Chị Nguyễn Thanh Vân ở Cổ Nhuế (Từ Liêm) chia sẻ, nhà chị thì tận dụng toàn thứ đồ bỏ đi để trồng rau, từ hộp sữa, chảo rán, chai nhựa... và còn tận dụng hầu hết những không gian trống để đặt chậu rau như: cửa sổ, mái hiên, treo tường.
Vườn rau treo trước hiên nhà
Kết quả, gia đình chị Vân cũng gần đủ rau sạch để ăn, thỉnh thoảng mới phải đi mua rau củ ngoài chợ. Song, chị Vân cũng thừa nhận rằng, bên cạnh những mặt lợi, kiểu tận dụng không gian trống trong nhà để làm nơi đặt chậu rau của chị gặp không ít những hạn chế. "Từ khi trồng rau sạch, nhà lúc nào cũng có nhiều muỗi hơn do ẩm ướt, nhất là vụ trồng rau mầm để dưới gầm bàn, trong bếp, tạo độ ẩm ướt khiến cho muỗi sinh sôi nảy nở mạnh".
Nhiều khi nghĩ đến cảnh phải sống chung với muỗi hàng ngày cũng muốn dẹp bỏ vườn rau sạch đi nhưng dẹp đi lại phải ra chợ mua rau, không mai phải rau phun thuốc kích thích, thuốc trừ sâu thì cũng bằng nhau, chị Vân cho hay.
Theo Dantri
Công bố quyết định thành lập cơ quan lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm Thực hiện Nghị quyết số 132/NQ - CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm và 23 phường thuộc TP Hà Nội, hôm nay, 28/3, Thành Ủy - HĐND - UBND - Ủy Ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội công bố quyết định thành...