“Dẫn tận nơi, chỉ tại chỗ” làm nông nghiệp công nghệ cao
Để nông dân địa phương thấy được hiệu quả thực tế của việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn áp dụng công nghệ cao vào trong sản xuất, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã có những buổi tập huấn theo kiểu “dẫn tận nơi, chỉ tại chỗ” những mô hình thành công để nông dân tận mắt thấy và áp dụng ngay.
Trong các đợt tập huấn, sau các buổi học lý thuyết, nông dân sẽ được tham quan thực tế tại các mô hình của những nông dân giỏi, tiêu biểu, làm ăn có hiệu quả. Gần đây nhất, đoàn tập huấn với hơn 30 nông dân thuộc 4 xã: Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội do Trạm Khuyến nông Củ Chi tổ chức đã tham quan các mô hình trồng hoa lan ứng dụng công nghệ cao ở các xã Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức, mô hình ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tại ấp Bình Hạ Đông, xã Thái Mỹ.
Lắp đặt công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel cho vườn cây. Ảnh: L.Q
Đặc biệt, trong đợt tham quan này, đoàn đã được tiếp cận với hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước, cắt giảm chi phí nhân công và phân thuốc, hạn chế xói mòn đất. Ông Phạm Chí Tâm – kiện tướng sản xuất cấp thành phố, chủ hệ thống mà đoàn đến tham quan, nhận xét: “Hệ thống tưới nhỏ giọt và bón phân thông qua hệ thống tưới giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư nhờ việc tiết kiệm công lao động, tiết kiệm phân bón, tiết kiệm nước từ 30 – 40% so với lúc chưa lắp đặt hệ thống. Thông thường với 1ha đất phải cần có 5-6 công để chăm sóc, bón phân, nhưngsau khi sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm, số lượng công lao động chỉ còn 1- 2 công”.
Ông Tâm chia sẻ thêm, việc tưới nước nhỏ giọt và bón phân thông qua hệ thống tưới giúp đất tơi xốp, kết cấu đất không bị phá vỡ do áp lực tưới phun thông thường gây ra. Từ đó năng suất cây trồng cũng gia tăng. Tính trung bình, 1ha trồng khổ qua khi chưa lắp đặt hệ thống năng suất chỉ từ 15 -20 tấn/vụ, hiện nay có thể thu được 32 tấn/vụ.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Đồng ( xã Tân Thông Hội) – thành viên lớp tập huấn phấn khởi cho biết: “Tôi trồng hoa lan được hơn 3 năm nay nhưng kỹ thuật chưa tốt, chưa biết chăm sóc nên lan ra bông ít, lại xấu khiến khó bán. Hệ thống tưới vừa tốn điện nước, lại mất nhiều công bón phân, xịt thuốc. Qua thực tế tận mắt chứng kiến cách làm của các hộ đã thành công, nhất là hệ thống tưới nhỏ giọt, tôi sẽ áp dụng ngay kinh nghiệm vừa học hỏi được và sẽ đầu tư lắp đặt một hệ thống như vậy”.
Theo Danviet
Mướt mắt với "vườn rau 4.0" của học trò Cần Đước
Nhằm tạo sân chơi, rèn năng sống và hướng nghiệp cho học sinh, từ năm học 2015-2016, Trường THCS Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã thưc hiện mô hình điểm "Giáo dục kêt hợp trồng trọt". Đến nay mô hình đã hoạt động hiệu quả và sẽ được nhân rộng tại nhiều trường khác.
Để thực hiện dự án này, nhà trường đã dành quỹ đất 300 m2 để trồng rau. Hiện, trong vườn có 16 luống rau (12 luống của 12 lớp và 4 luống của 4 tổ giáo viên). Từ bãi đất hoang với sự hỗ trợ nhiệt tình của kỹ sư nông nghiệp và trí tuệ mồ hôi của thầy trò nhà trường đến nay một vườn rau xanh, sạch, đẹp đã hiện hữu. Vườn có hệ thống tưới nước tự động, các luống rau thiết kế hài hòa dễ chăm sóc và đặc biệt là không hề sử dụng phân, thuốc hóa học.
Vườn có hệ thống tưới nước tự động, các luống rau thiết kế hài hòa dễ chăm sóc và đặc biệt là không hề sử dụng phân, thuốc hóa học.
Thầy Hiệu trưởng Trần Kim Hải cho biết, vào năm học 2015-2016, Dự án Rừng Đồng Bằng đã phối hợp Phòng GD-ĐT huyện Cần Đước chọn trường mình để triển khai dự án. Dự án phối hợp Trung tâm khuyến nông và Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ cho giáo viên, học sinh kỹ thuật canh tác trồng rau, làm vườn...
Ban đầu hình thành "CLB nông gia tương lai" với một số em tham gia, đến nay trường đã vận động toàn bộ giáo viên, học sinh của trường cùng tham gia chăm sóc vườn rau.
Thầy Hiệu trưởng Trần Kim Hải cùng tham gia chăm sóc vườn rau.
Nhà trường chia 4 tổ giáo viên vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cho các em. Tổng phụ trách đội, cô giáo Phan Thị Thùy Thanh chia sẻ, 30 giáo viên của trường hết sức hào hứng khi huy động được tất cả học sinh tham gia vào việc trồng và chăm sóc vườn rau. Đến nay, nhiều em đã có kỹ năng và thật sự yêu thích công việc này. Thậm chí có em còn về nhà xin cha mẹ cho chăm sóc riêng một luống rau.
Giáo viên và học sinh cùng tham gia vào việc trồng và chăm sóc vườn rau.
Em Huỳnh Tấn Nhân Tài - học sinh lớp 9/1 bày tỏ: "Cha mẹ con làm nghề trồng rau, khi được các thầy cô và kỹ sư hướng dẫn con rất hứng thú với công việc và xin cha mẹ cho chăm sóc riêng một luống rau, áp dụng việc chăm sóc theo mô hình an toàn, không sử dụng phân thuốc hóa học, chỉ sử dụng phân hữu cơ và thuốc sinh học (ớt, tỏi, gừng, rượu...)".
Còn em Ngô Thị Ngọc Trâm (lớp 9/1) chia sẻ: "Con rất yêu công việc trồng rau. Con và các bạn lớp 9/1 là những học sinh lớp cuối nên được tham gia trồng rau đã 3 năm học rồi. Ngoài việc hướng dẫn cho các em lớp dưới, sắp tới con cùng các bạn tìm tòi nhiều phương pháp mới, sáng tạo hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ rau, cây ăn trái đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng".
"Thời gian tới, nhà trường vận động các em và giáo viên tích cực trồng hoa xung quanh vườn rau, thực hiện xã hội hóa để hiện đại vườn rau theo hướng ứng dụng công nghệ cao như làm nhà lưới, trồng thêm nhiều loại rau và cây ăn trái phù hợp", thầy Hải - Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Theo Danviet
Huyện có đàn bò sữa lớn nhất cả nước hướng tới xanh sạch đẹp, an toàn Củ Chi (có 20 xã và 1 thị trấn) nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nối giữa hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, giáp ranh với các khu công nghiệp lớn... Năm 2009, xã Tân Thông Hội được T.Ư chọn làm xã thí điểm xây dựng NTM, sau đó xã Thái Mỹ được thành phố chọn làm...