Dân tái định cư khóc vì phải trả hơn 1 triệu đồng/tháng tiền điện
Chiều 15/3, tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa tháng 3/2017, một đại biểu cho biết, người dân tái định cư ở TP Nha Trang từng khóc với đại biểu về việc họ từng bế tắc trong việc bắt điện, phải đi “bắt ké” tốn 1 triệu đồng/tháng…
Nhà dân ở khu tái định cư Hòn Xện (TP Nha Trang, Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng nề sau khi kênh thoát lũ bị vỡ trong đêm.
Khu tái định cư không trường học, trạm y tế, xử lý nước thải…
Trả lời chất vấn của đại biểu nêu một loạt các bất cập tại các khu tái định cư (KTĐC) ở TP Nha Trang, trong đó cá biệt là KTĐC Đất Lành (xã Vĩnh Thái, TP Nha Trang) chưa có trạm y tế, không có trường mầm non – tiểu học, hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết, hiện nay các hạng mục nói trên đã có chủ trương đầu tư và đang khởi động.
Theo ông Thiên, KTĐC Đất Lành hiện có hơn 1.400 lô đất tái định cư, trong đó đã bố trí hơn 950 lô tái định cư đã được đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản đủ điều kiện giao đất cho các hộ dân tái định cư, làm nhà ở ổn định sau giải tỏa.
Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cho biết, dự án trường mầm non Đất Lành (giai đoạn 1) đã được UBND TP Nha Trang phê duyệt, báo cáo nghiên cứu khả thi, đầu tư xây dựng vào tháng 10/2016, với tổng mức đầu tư hơn 16 tỷ đồng. Hiện nay, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, dự toán đã thẩm định và dự kiến khởi công xây dựng vào tháng 4/2017; dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng vào tháng 11/2017.
Về dự án Trường Tiểu học Đất Lành, ông Đào Công Thiên cho hay, hiện UBND TP Nha Trang đã phê duyệt, báo cáo nghiên cứu khả thi, với tổng mức đầu tư hơn 26 tỷ đồng. Công trình dự kiến khởi công vào tháng 6/2017; hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng vào tháng 1/2018.
Về hệ thống thoát nước thải, ông Thiên nói rằng, trước đây UBND TP Nha Trang đã xây dựng xử lý hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt vào năm 2015. Tuy nhiên, trong khu tái định cư này xen kẽ một số điểm có nền đá cứng nên khó xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
“Về vấn đề này, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo TP Nha Trang nghiên cứu, xây dựng đường ống để xử lý đấu nối hệ thống thoát nước sinh hoạt của các hộ dân để đảm bảo vệ sinh môi trường”, ông Thiên cho biết.
Video đang HOT
Về trạm y tế: Công trình trạm y tế xã Vĩnh Thái đã đầu tư hoàn chỉnh, đưa vào sử dụng vào năm 2003, trước mắt người dân tái định cư Đất Lành khám, chữa bệnh tại trạm y tế này.
Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa – ông Lê Đức Vinh đã phê bình một số địa phương “chưa làm tròn trách nhiệm” trong việc hỗ trợ người dân ở KTĐC
Chủ tịch Khánh Hòa: “Một số địa phương chưa làm tròn trách nhiệm”
Nói về các bất cập cơ sở hạ tầng ở các KTĐC tại TP Nha Trang, đại biểu Nguyễn Ngô phát biểu, khi ông xuống KTĐC Đất Lành thì thấy rằng cơ sở hạ tầng, đường điện đã được xây dựng về cơ bản. Tuy nhiên, người dân phản ánh là mỗi khi họ có người thân đưa đi cấp cứu, đang nguy cấp thì xe cấp cứu tới rất chậm, gây nên không ít bức xúc.
“Dân hiện ở KTĐC Đất Lành là ít nên cần xét lại quy mô, không làm nhiều dẫn đến lãng phí. Tôi về KTĐC Hòn Rớ 2 thì cũng được đầu tư rất bài bản mặc dù chưa láng nhựa. Nhưng mà vấn đề trách nhiệm là cái không nhìn thấy được nên có một câu chuyện của người dân là gần 2 năm rồi không biết gõ cửa cơ quan nào mà bắt điện, phải bắt ké mà trả hơn 1 triệu đồng/tháng. Người ta khóc đấy! Rồi nước nữa, rồi bàn giao mặt bằng, định vị lại cột mốc để người ta cất cái nhà thì phải chạy lên chạy xuống nhiều vòng”, ông Ngô cho biết.
“Về vấn đề này, tỉnh nên xác định lại việc phân cấp, trách nhiệm của ai; có thấy được trách nhiệm không? Trước khi nhìn thấy những hình ảnh đó, chưa chắc tỉnh biết được những bức xúc của dân”, đại biểu Nguyễn Ngô nêu một loạt trăn trở.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa – ông Lê Đức Vinh, khẳng định, khi đưa dân vào KTĐC, tỉnh luôn quán triệt tinh thần là cơ sở hạ tầng ở nơi mới phải đảm bảo đầy đủ, tốt hơn chỗ cũ.
“Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do một số điều kiện khách quan nên một số dự án tái định cư chưa được hoàn chỉnh. Có nơi cơ sở hạ tầng, đường, điện, cấp nước hoàn chỉnh nhưng trường mầm non, tiểu học chưa kịp thời xây dựng. Cái này tỉnh đã có cái khắc phục, yêu cầu các địa phương tiến hành khẩn trương hoàn thiện”, ông Lê Đức Vinh khẳng định.
Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa đã phê bình một số địa phương “chưa làm tròn trách nhiệm” trong việc hỗ trợ, hướng dẫn người dân khi đến nơi ở mới như: vấn đề hộ khẩu, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự…
“Riêng về vấn đề điện nước, người dân phải liên hệ với các cơ quan quản lý về điện, cấp nước để được hợp đồng và cung cấp các dịch vụ. Các ngành, các địa phương cần quan tâm hơn nữa đối với điều kiện ăn ở, sinh hoạt của người dân khi đến nơi ở mới”, Chủ tịch Khánh Hòa nhấn mạnh.
Viết Hảo
Theo Dantri
EVN cảnh báo hoá đơn tiền điện của tháng 6 sẽ biến động lớn
Tháng 6 cao điểm nắng nóng, tiêu thụ điện tăng mạnh dẫn tới hoá đơn tiền điện của kỳ tới sẽ biến động lớn.
Tin tức trên báo Tuổi trẻ, những ngày gần đây hiện tượng nắng nóng gay gắt trên diện rộng, đặc biệt khu vực phía Bắc, đã dẫn đến nhu cầu điện tăng đột biến.
Theo số liệu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, riêng ngày 14/6 sản lượng điện tiêu thụ cả nước đã lên đến mức 588,23 triệu kWh, tăng 21,5% so với bình quân sản lượng cùng kỳ tháng 6-2015. Đây là mức sử dụng điện cao kỷ lục từ trước đến nay.
Đặc biệt tại Hà Nội, sản lượng ngày 14/6 lên tới 66,23 triệu kWh, tăng tới 41% so với sản lượng ngày bình quân tháng 5-2016 và tăng 33% so với bình quân sản lượng cùng kỳ năm 2015.
Thông tin trên báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN Hà Nội cho biết: "Không ngoại trừ hoá đơn điện có thể tăng 200%, thậm chí hơn. Cầu Giấy là khu tập trung nhiều chung cư cao tầng, sản lượng điện tiêu thụ tăng 170% so với hồi tháng 3 - 4, con số lên khoảng 4,5 - 4,8 thậm chí lên mức 5 triệu kWh".
EVN Hà Nội dự báo hóa đơn của khách hàng có thể tăng tới 200% hoặc hơn nữa trong tháng 6. (Ảnh minh họa).
Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết, sản lượng điện tiêu thụ dự kiến tăng 60% trong tháng 6. Tuy nhiên, ảnh hưởng của từng khách hàng là khác nhau vì phụ thuộc kỳ ghi chỉ số.
"Sản lượng điện thương phẩm của thành phố trung bình tăng 60% trong tháng Sáu và mức độ ảnh hưởng của từng khách hàng cũng khác nhau, dự báo hóa đơn của khách hàng có thể tăng tới 200% hoặc hơn nữa", ông Tuấn cho biết.
Tháng 6 cao điểm nắng nóng, tiêu thụ điện tăng mạnh dẫn tới hoá đơn tiền điện của kỳ tới sẽ biến động lớn. EVN Hà Nội cũng cho biết, từ tháng 5/2016 đã bắt đầu triển khai việc theo dõi sản lượng điện tại các trạm biến áp phân phối, so sánh với mức độ sử dụng của tháng liền kề trước và cùng năm trước để gửi thông báo tới tổ dân phố, ban quản lý toà nhà, chung cư, niêm yết tại các bảng tin công cộng của khu vực hoặc phát thanh qua hệ thống truyền thanh phường, xã để thông báo tình hình và đưa ra các khuyến cáo cần thiết.
Nhân viên ngành điện cũng sẽ trực tiếp giải thích về hoá đơn tiền điện với khách hàng tại các điểm thu tiền điện. Khách hàng có thể tự tra cứu các vấn đề liên quan tại website www.evnhanoi.vn , hay thông qua các số điện thoại chăm sóc khách hàng là 19001288, 04 - 22222.000.
Trước đó, lúc nắng nóng cao điểm, Chủ tịch UBND thành phố, EVN Hà Nội đã chỉ đạo các công ty điện lực trực thuộc tăng cường công tác ứng trực, đặc biệt về đêm - để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra, tuyệt đối không ngừng cung cấp điện để duy tu bảo dưỡng thiết bị khi nhiệt độ từ 36 độ C trở lên (trừ các trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe doạ an toàn lưới điện).
Không chỉ Hà Nội, sản lượng điện nhìn chung tăng vọt trong những ngày nắng nóng. Theo số liệu của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, ngày 14/6, sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn cả nước đạt đến 588,23 triệu kWh, công suất cực đại là 28.108 MW, tăng 21,5% so với bình quân sản lượng cùng kỳ năm trước.
EVN khẳng định đã sẵn sàng các phương án để đảm bảo đủ điện cho các nhu cầu, trong các điều kiện khắc nghiệt về thời tiết. Tuy nhiên, EVN cũng không quên nêu thực tế các hồ thủy điện khu vực miền Trung và miền Nam vẫn tiếp tục đang ở mức thấp. Nhiều hồ đang ở gần mực nước chết như Đại Ninh, Thác Mơ, Pleikrông...
Vì vậy, EVN khuyến cáo người dân sử dụng điện tiết kiệm bằng những việc làm cụ thể như tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết, hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc vào giờ cao điểm, không vi phạm khoảng cách an toàn đến đường dây, thiết bị lưới điện... để đảm bảo cấp điện được liên tục, an toàn.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hà Nội: Tiền điện tháng 6 có thể tăng 200% Nhân viên ngành điện sẽ trực tiếp giải thích về hoá đơn tiền điện với khách hàng tại các điểm thu tiền điện. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN Hà Nội cho biết như vậy tại buổi họp báo tình hình cung ứng điện chiều ngày 15/6. "Không ngoại trừ hoá đơn điện có thể tăng 200%, thậm chí hơn. Cầu...