Dân ta chưa thuộc sử ta Các ông ‘tích hợp’ bao la thôi rồi!
Xung quanh đề xuất xây dựng tượng Quan Công ở Sóc Trăng, đề án “tích hợp” môn lịch sử của Bộ GD&ĐT đang khiến dư luận xôn xao thời gian gần đây.
Dư luận báo chí mấy ngày gần đây đang xôn xao về đề xuất xây dựng tượng Quan Công (một danh tướng, anh hùng của Trung Quốc đời nhà Hán) cao 36m nhìn ra biển Đông tại Dự án khu du lịch tâm linh biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng do một doanh nghiệp làm chủ đầu tư.
Dự án này có nhiều hạng mục, công trình quy mô để khai thác dịch vụ ăn uống, du lịch sinh thái dã ngoại, dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp, thể dục thể thao… có quy mô 17,7ha với tổng vốn đầu tư khoảng 30 tỉ đồng.
Báo chí cũng đưa tin, dư luận tại Vĩnh Châu cho rằng, việc thờ cúng Quan Công là bình thường nhưng xây dựng tượng Quan Công “trấn” biển miền Tây trong thời điểm này là không phù hợp.
Đáng chú ý, khi trả lời báo chí, ông Trần Hoàng Thắng, Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu cho biết, địa phương đã bác bỏ ý tưởng của nhà đầu tư về việc muốn xây tượng Quan Công tại khu Du lịch tâm linh của thị xã ven biển này, và gợi ý doanh nghiệp xây tượng khác, phù hợp hơn, nếu họ không đồng ý thì chính quyền sẽ từ chối cho họ tham gia đầu tư.
Đến bao giờ thì môn Lịch sử mới trở thành niềm yêu thích (có định hướng) của học sinh? Ảnh minh họa: Ngọc Diệp.
Trước đó, ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng khẳng định tại cuộc họp với các sở ngành xem xét về dự án khu du lịch tâm linh biển Vĩnh Châu, ông đã không đồng ý với đề xuất của chủ đầu tư về việc xây tượng Quan Công trong khu du lịch này.
Ban tôn giáo tỉnh Sóc Trăng cũng đã có ý kiến về công trình trên, cho rằng nên xây dựng thờ Quốc tổ như Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng hay những vị anh hùng của dân tộc, phù hợp với giá trị lịch sử, văn hóa đạo đức xã hội Việt Nam.
Video đang HOT
Từ câu chuyện xây dựng tượng đài ở khu du lịch tâm linh biển Vĩnh Châu, Sóc Trăng, người viết bài này thấy giật mình vì đã từng được nghe nhận xét khá hài hước của một nhà nghiên cứu: “Bấy lâu nay, có không ít người Việt Nam thuộc sử nước láng giềng hơn cả sử nước ta.
Từ nhỏ họ đã đọc “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy Hử”, “Tây du ký”…và “nhập tâm” những câu chuyện về các anh hùng, danh tướng thời xưa của Trung Hoa như: Quan Công, Lưu Bị, Khổng Minh, Trương Phi, Triệu Tử Long, Tào Tháo, Tôn Quyền, Chu Du… rồi đến Võ Tòng, Lâm Sung, Lý Quỳ, Tống Giang…
Việc không ít người Việt ghi nhớ trong ký ức mình những câu chuyện về các nhân vật lịch sử đặc biệt của Trung Hoa thời xưa cũng không có gì lạ. Vì đấy là các nhân vật nổi tiếng trong những cuốn sách được coi là tài sản quý giá của văn hóa nhân loại. Nhưng việc người Việt không thuộc sử nước Việt bằng sử nước ngoài mới là điều đáng nói về cách viết sử, dạy sử, học sử của chúng ta hiện nay…”.
Và cũng từ ý kiến của nhà nghiên cứu trên, tôi lại liên tưởng tới chuyện Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa mới đây, có “sáng kiến” khá kỳ lạ là đề xuất đưa môn học lịch sử “tích hợp” với các môn “Giáo dục công dân” và “An ninh quốc phòng” thành môn mới là “Công dân với Tổ quốc”.
Đề xuất này đã gây nhiều tranh luận và bị nhiều người phản đối, trong đó có không ít chuyên gia nghiên cứu về sử học, thậm chí có người cho rằng đây chính là đề xuất “khai tử” môn sử nước Việt (?!).
Vậy, trước tình trạng “Dân ta chưa thuộc sử ta” mà các ông còn định “tích hợp bao la” thế này thì mai đây, những người không thuộc sử Việt sẽ còn đề xuất xây dựng cả loạt các tượng danh tướng, anh hùng thời Tam Quốc, Thủy Hử… của Trung Hoa nữa cho các ông xem! Nên có thơ rằng:
Dân ta chưa thuộc sử ta
Các ông “tích hợp” bao la thế này
Rồi đây con cháu không hay
Nó thuộc “Tam quốc”, nó bày “Tây Du”
Nó đòi dựng tượng lu bù
Ngộ Không, Tào Tháo, Chu Du, Tôn Quyền…
Các ông sẽ rất buồn phiền
Không ngờ bọn nó lại “điên” thế này
Sử ta chẳng thuộc, chẳng hay
Sử ngoại, nó thuộc là gay go rồi
Xin ông đừng “tích hợp” chơi
Hãy để môn sử như thời học xưa
Một người yêu sử Việt
Theo_Người Đưa Tin
Quốc lộ 2 BOT không đảm bảo an toàn: Sẽ đề xuất tạm dừng thu phí từ 15.12
Sau khi xem xét báo cáo của Sở GTVT Vĩnh Phúc, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến BOT Quốc lộ 2 (đoạn Km13-Km29 300).
Cụ thể, yêu cầu Công ty CP BOT Quốc lộ 2 tiếp tục tổ chức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, kịp thời thay thế, sửa chữa các hư hỏng đảm bảo hệ thống chiếu sáng, biển báo đầy đủ, hoạt động bình thường.
Một đoạn Quốc lộ 2 qua thị xã Phúc Yên. Ảnh: I.T
Đối với các hư hỏng mặt đường, Công ty CP BOT Quốc lộ 2 đã triển khai sửa chữa đối với các hư hỏng mặt đường trong thời gian qua đã hạn chế sự xuống cấp công trình, cơ bản đảm bảo êm thuận. Tuy nhiên việc sửa chữa còn chưa triệt để, chưa hết phạm vi hư hỏng nền, mặt đường trên tuyến (khối lượng hằn lún vệt bánh xe, rạn nứt mặt đường còn nhiều), nhiều vị trí đã sửa nhưng tái hư hỏng, đặc biệt là đoạn qua thị xã Phúc Yên. Tổng cục Đường bộ yêu cầu Công ty CP BOT Quốc lộ 2 khẩn trương triển khai sửa chữa hoàn thành trước ngày 15.12.2015, trong đó xem xét điều chỉnh giải pháp sửa chữa đảm bảo hiệu quả, bền vững.
Đến thời điểm ngày 15.12.2015, nếu công tác sửa chữa mặt đường không đáp ứng yêu cầu theo quy định của hợp đồng và tiêu chuẩn bảo trì hiện hành; để xảy ra tai nạn giao thông có nguyên nhân từ chất lượng kết cấu hạ tầng trên tuyến, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ đề xuất phương án tạm dừng thu phí theo thẩm quyền.
Đối với điều chỉnh, đóng, mở giải phân cách giữa tại Km14 500 (cổng Công ty Honda Việt Nam) và Km20 100 (đường vào chùa Kiền Sơn), việc điều chỉnh các điểm mở giải phân cách trên là cần thiết. Tuy nhiên việc tổ chức lại giao thông trên đoạn tuyến (đóng vị trí cũ, mở vị trí mới, phân luồng giao thông...) là rất phức tạp. Do đó, Tổng cục Đường bộ yêu cầu Công ty CP BOT Quốc lộ 2 phối hợp Ban An toàn giao thông và Sở GTVT Vĩnh Phúc... nghiên cứu giải pháp điều chỉnh, cải tạo tổng thể để đảm bảo an toàn giao thông và cải thiện điều kiện khai thác của đoạn tuyến.
Theo_Dân việt
Từ Aquafina Mỹ: Nước đóng chai ở VN được xử lý thế nào Những ngày vừa qua, tin nhãn hàng Aquafina và Dasanni tại Mỹ công khai việc sử dụng nguồn nước máy để sản xuất nước đóng chai khiến dư luận xôn xao. Nhiều người băn khoăn: Việc xử lý nước đóng chai ở Việt Nam được thực hiện ra sao. Phát ngôn viên Michelle Naughton của PepsiCo tại Mỹ cho rằng: "Nếu việc này...