Dân số Mỹ tăng chậm lại trong 10 năm qua
Ngày 26/4, Cục Điều tra dân số Mỹ cho hay tốc độ tăng dân số của nước này trong giai đoạn 2010-2020 là 7,4% và đây là mức tăng chậm thứ hai trong lịch sử nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một khu chợ ở Washington, DC, Mỹ, ngày 21/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu chính thức, tính tại thời điểm ngày 1/4/2020, dân số Mỹ là 331.449.281, tăng 7,4% so với năm 2010 khi dân số ở mức 308.745.538 người. Mức tăng dân số của Mỹ trong giai đoạn này thấp hơn đáng kể so với mức tăng 9,7% của 1 thập kỷ trước đó và chỉ cao hơn so với mức thấp kỷ lục 7,3% trong giai đoạn 1930-1940 khi Mỹ và thế giới rơi vào cuộc Đại suy thoái.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đà suy giảm kinh tế kéo dài từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cũng như tỷ lệ sinh thấp hơn và nhiều người di cư Mexico quay trở về quê hương là những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tăng dân số của Mỹ giảm. Ngoài ra, các chính sách cứng rắn dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đối với người nhập cư sau khi ông lên nắm quyền vào năm 2017 cũng khiến số lượng người nhập cư hợp pháp giảm mạnh, đồng thời chấm dứt gần như hoàn toàn làn sóng người nhập cư bất hợp pháp.
Các số liệu cũng cho thấy khu vực có tỷ lệ tăng dân số cao nhất kể từ năm 2010 là khu vực miền Nam, tiếp theo là miền Tây. Bang có tốc độ tăng dân số cao nhất là Utah với mức tăng 18,4%, trong khi tỷ lệ này ở bang West Virginia lại giảm 3,2%.
Thống kê của Cục điều tra dân số Mỹ sẽ là cơ sở để phân bổ lại 435 ghế tại Hạ viện Mỹ. Theo đó, sẽ có 13 bang được bổ sung thêm hoặc mất ghế sau lần điều chỉnh này. Những bang giành được thêm 1 ghế bao gồm Colorado, Montana, North Carolina và Oregon, riêng Texas- bang lớn thứ hai tại Mỹ sẽ được bổ sung thêm 2 ghế. Trong khi đó, các bang California, Illinois, Michigan, New York, Ohio, Pennsylvania và West Virginia sẽ mất tối thiểu một ghế.
Video đang HOT
Cuộc điều tra dân số vừa qua tại Mỹ gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 và chịu ảnh hưởng từ việc Tổng thống khi đó là ông Trump gây sức ép buộc Cục Điều tra dân số không tính những người không có giấy tờ hợp lệ hoặc những hoặc không phải là công dân. Các thông tin chi tiết về độ tuổi, chủng tộc và các đặc điểm khác của dân số dự kiến sẽ được công bố trong những tháng tới.
3 bộ phim tranh giải Oscar ghi dấu bởi kịch bản chuyển thể xuất sắc
Những câu chuyện trong danh sách dưới đây đều được khai thác từ những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, bán chạy nhất tại Mỹ. Trong phiên bản điện ảnh, chúng tiếp tục được giới phê bình khen ngợi và gia nhập hàng ngũ các tác phẩm bất hủ được Oscar vinh danh.
Kịch bản là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng và thành công của một bộ phim. Chuyển thể kịch bản gốc sang ngôn ngữ điện ảnh cũng khó khăn không kém việc tự sáng tạo một nội dung mới. Dưới đây là danh sách một số phim từng tranh giải Oscar nhờ kịch bản chuyển thể xuất sắc.
Đại Suy Thoái (The Big Short)
Tại Oscar 2016, The Big Short từng nhận được 5 đề cử và thắng giải "Kịch bản chuyển thể xuất sắc" nhờ công của đạo diễn Adam McKay và biên kịch Charles Randolph. Kịch bản phim được chuyển thể từ cuốn sách bán chạy cùng tên của Michael Lewis phát hành năm 2010. Nội dung xoay quanh cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn năm 2007 - 2008 ở Mỹ.
Bộ phim quy tụ 4 ngôi sao hàng đầu Hollywood là Ryan Gosling, Christian Bale, Steve Carell, và Brad Pitt. Họ lần lượt vào vai những nhà đầu tư, những chuyên gia tài chính sừng sỏ ở Phố Wall. Xuyên suốt bộ phim là cuộc đấu trí căng thẳng giữa các nhân vật về thị trường tài chính.
Ngoại trừ nhân vật Michael Burry của Christian Bale, bộ đôi biên kịch đã thay tên toàn bộ nhân vật có thật khác, để có thể dễ dàng điều chỉnh tính cách và thêm thắt kịch tính. Bộ phim cũng đơn giản hóa số lượng chi tiết đồ sộ của sách giúp người xem dễ theo dõi câu chuyện. Khai thác một đề tài tưởng chừng khô khan, The Big Short gây bất ngờ bởi giọng điệu hài hước, đậm tính giễu nhại. Bộ phim cho người xem một góc nhìn mới về giới tài phiệt ở Mỹ, đồng thời vạch ra mặt trái của nền kinh tế thị trường. Đây là tác phẩm hiếm hoi thuộc chủ đề tài chính, chứng khoán giành chiến thắng tại hạng mục Kịch bản chuyển thể xuất sắc.
Tình Thân (The Descendants)
Là một tác phẩm tranh giải Oscar, nhưng The Descendants gây thiện cảm bởi cốt truyện giản dị, gần gũi. Dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kaui Hart Hemmings, bộ phim khéo léo khai thác chủ đề tình cảm gia đình giữa bối cảnh hòn đảo Hawaii thiên đường.
Nhân vật chính của phim là Matthew King (George Clooney), một doanh nhân thành đạt phải tìm cách kết nối với hai con gái sau khi vợ gặp tai nạn. Đó là cô chị Alexandra (Shailene Woodley) bất trị ở tuổi 17 và cô em Scottie (Amara Miller) vừa mới lên 10. Cả hai đều đã sống vắng bóng cha từ lâu và mất dần tình cảm với ông.
Đây là tác phẩm đánh dấu sự trở lại của Alexander Payne sau nhiều năm vắng bóng kể từ Sideways (2004). Chính đạo diễn đã bắt tay chuyển thể kịch bản cùng hai biên kịch Nat Faxon và Jim Rash. Để thể hiện sự tôn trọng tác phẩm gốc, bộ ba giữ nguyên cốt truyện và bối cảnh. Trái lại, họ tìm cách giảm nhẹ vai trò của người mẹ nhằm nhấn mạnh tình cảm cha con trong phim. Mối quan hệ giữa vợ chồng Matthew trở nên căng thẳng hơn, như một lời ngầm giải thích cho sự xa cách giữa anh và hai con gái.
The Descendants kể lại một bi kịch gia đình bằng góc nhìn lạc quan và hy vọng. Thông qua hành trình của Matthew, bộ phim nhấn mạnh tình cảm gia đình là thứ không thể nào thay thế. Bộ phim từng nhận được 5 đề cử tại Oscar 2012 và thắng giải "Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất" nhờ câu chuyện giàu ý nghĩa.
Bộ Ba Ưu Việt (Hidden Figures)
Hidden Figures là bộ phim tiểu sử chuyển thể từ cuốn phi tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sĩ Margot Lee Shetterly. Nội dung phim kể lại câu chuyện có thật về ba nhà toán học da màu từng làm việc tại NASA ở thập niên 1960. Đại diện bộ ba là Katherine (Taraji P. Henson), một thần đồng toán học và hình học không gian, nhưng bị đối xử bất công chỉ vì là người da màu. Đây là tác phẩm hiếm hoi đưa người xem bước vào không gian làm việc của NASA. Song, cơ sở vật chất tân tiến không giúp thay đổi quan điểm sống của con người. Tại giải Oscar 2017, phim nhận được 3 đề cử bao gồm hai giải quan trọng là "Phim truyện xuất sắc" và "Kịch bản chuyển thể xuất sắc".
Nội dung tác phẩm gốc trải dài suốt giai đoạn 1930-1960 với bốn nhân vật chính. Đạo diễn Theodore Melfi cùng biên kịch Allison Schroeder đã quyết định gói gọn câu chuyện ở đầu thập niên 1950 cuối 1960. Bộ đôi cũng giảm số nhân vật xuống còn ba và xây dựng Katherine như là nhân vật trung tâm. Điều này giúp câu chuyện gọn gàng hơn, người xem dễ tập trung hơn khi dõi theo số phận các nhân vật. Qua đó, bộ phim cũng khéo léo lồng ghép thông điệp về sự phân biệt sắc tộc và nữ quyền.
Dù chuyển thể từ tiểu thuyết hay sách phi hư cấu, các bộ phim kể trên đều ấn tượng bởi câu chuyện giàu ý nghĩa, để lại nhiều suy ngẫm cho người xem. Đây đều là những tác phẩm mà khán giả yêu điện ảnh không nên bỏ qua. Đại Suy Thoái, Tình Thân và Bộ Ba Ưu Việt hiện có mặt trên mục Phim truyện và ứng dụng Foxy của Truyền hình FPT.
Obama tiết lộ lý do không chiến tranh thương mại với Trung Quốc Cựu tổng thống Obama cho biết ông sẽ "cứng rắn" hơn với Trung Quốc về thương mại nếu không xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Vai trò của Trung Quốc trong cuộc khôi phục nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng tài chính 2008-2009 đã "cản trở" khả năng giải quyết "các chính sách trọng thương vi phạm...