Dân số Australia có thể giảm hơn 1 triệu người sau đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 được dự báo sẽ đẩy mức nợ công của Chính phủ Australia và các địa phương của nước này lên đến con số 1.400 tỷ AUD trong 4 năm tới; dân số của nước này có thể giảm hơn 1 triệu người.
Chính phủ Australia ngày hôm nay (4/12) cho biết, đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi quy mô và sự phân bổ dân số của nước này. Theo báo cáo của Trung tâm Dân số, vào năm 2031 dân số Australia dự kiến sẽ giảm 1,1 triệu người, độ tuổi trung bình của người dân sẽ là 40, tăng 1 tuổi so với thời điểm trước đại dịch.
Bên cạnh nguyên nhân người dân có xu hướng sinh ít con hơn, việc Australia đóng cửa biên giới để ngăn dịch bệnh lây lan đã khiến số lượng người di cư trẻ tuổi đến nước này giảm mạnh. Dân số tăng chậm hơn trong khi tốc độ già hóa dân số nhanh hơn sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng Dân số Australia Alan Tudge. Ảnh AAP
Dân số Australia dự kiến đạt 28 triệu người vào năm 2029 và tốc độ tăng trưởng dân số trong giai đoạn 2020-2021 là chậm nhất, tính từ Chiến tranh thế giới thứ I đến nay. Trong năm nay và năm 2021, tỷ suất di cư thuần sẽ lần đầu tiên trong 75 năm xuống mức âm và đến cuối thập kỷ này dân số của Australia mới trở lại mức tăng trưởng dương.
Báo cáo cũng cho biết, trong quý 2 vừa qua, dân số tại các thành phố thủ phủ của Australia đã giảm 10.500 người. Đây là mức giảm hàng quý lớn nhất từng được ghi nhận và cao gấp hơn 2 lần so với mức trung bình của 10 năm gần đây.
Số liệu được Bộ trưởng Dân số Alan Tudge công bố cho thấy, tính từ đầu dịch đến nay, số lượng dân di cư giữa các bang và vùng lãnh thổ đã tăng mạnh, trong đó số người chuyển đến bang Queensland là nhiều nhất. Dự kiến sau 6 – 7 năm tới, Melbourne sẽ vượt qua Sydney trở thành thành phố có dân số lớn nhất tại Australia./.
Video đang HOT
Tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày 3/12
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h00 ngày 3/12 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới có 65.029.456 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhân viên y tế làm việc tại khu điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Kommunarka, ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng số ca tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới đã lên tới hơn 1.502.900 ca. Hiện còn hơn 18.420.565 ca đang phải điều trị.
Nhiều nước trên thế giới ghi nhận số ca nhiễm và tử vong mới tiếp tục gia tăng. Tổng số ca nhiễm và tử vong tại Mỹ lần lượt là 14.320.436 ca và 279.999 ca. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 9.539.227 ca nhiễm và 138.744 ca tử vong, tiếp đến là Brazil với 6.436.650 ca nhiễm và 174.531 ca tử vong. Số ca nhiễm tại Iran cũng đã vượt quá 1 triệu ca, trở thành quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh ở khu vực Trung Đông. Trong 24 giờ qua, Iran ghi nhận thêm 13.922 ca nhiễm, nâng tổng số ca mắc COVID-19 đến nay lên 1.003.494 ca, trong đó có 49.348 ca tử vong.
Nga cũng ghi nhận có thêm 28.145 ca nhiễm mới - cao nhất từ trước tới nay, nâng tổng số ca bệnh lên hơn 2,37 triệu ca, trong đó có 41.607 ca tử vong; Hungary thông báo có 182 tử vong do COVID-19 trong ngày 3/12, số ca tử vong theo ngày cao nhất từ trước đến nay ở nước này, nâng tổng số ca tử vong lên 5.324 ca trong tổng số 231.844 ca nhiễm. Tỷ lệ tử vong tính trên 100.000 người tại Hungary hiện cao thứ 5 trong số các nước Liên minh châu Âu (EU).
Indonesia vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất ở Đông Nam Á. Nước này có thêm 8.369 ca nhiễm mới, mức tăng trong ngày cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 557.877 ca, trong đó có 17.355 ca tử vong. Còn ở Nhật Bản , dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm khi nước này ngày 3/12 phát hiện thêm 2.434 ca nhiễm mới và 32 ca tử vong, trở thành ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm mới vượt trên 2.000 ca.
Trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và đáng lo ngại, nhiều nước đã phải gia tăng hoặc kéo dài các biện pháp chống dịch khi kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm Mới đang tới gần.
Tại Mỹ , chính quyền thành phố Los Angeles, bang California đã yêu cầu người dân ở yên trong nhà và cấm các hoạt động xã hội có đông người tham gia. Lệnh hạn chế tụ tập đông người được áp dụng đối với tất cả các cuộc tập trung có trên 1 gia đình tham gia. Quy định này được miễn trừ đối với các hoạt động tôn giáo và biểu tình hợp pháp. Theo cơ quan y tế Los Angeles, tính đến ngày 2/12, hạt này đã ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục là 414.185 và 7.740 ca tử vong do COVID-19.
Hy Lạp thông báo sẽ kéo dài lệnh phong tỏa trên toàn quốc thêm 1 tuần, cho đến ngày 14/12 với lý do tỉ lệ lây nhiễm vẫn ở mức cao. Lệnh phong tỏa thứ hai này ban đầu sẽ kết thúc vào ngày 30/11, nhưng Chính phủ Hy Lạp đã kéo dài đến ngày 7/12. Chỉ có các cửa hàng bán các mặt hàng phục vụ lễ Giáng Sinh sẽ được phép hoạt động, như vậy các cửa hàng này có thể mở cửa từ ngày 7/12.
Còn Campuchia sẽ đóng cửa Tòa tháp Canadia Tower, một trong những tòa nhà văn phòng lớn tại thủ đô Phnom Penh, sau khi một nhân viên Ngân hàng Bank of China (trụ sở tại đây) có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào tối 2/12. Mọi hoạt động tại tòa nhà Canadia Tower sẽ bị dừng cho tới khi có thông báo mới.
Trong khi đó, Australia thông báo sẽ tiếp tục đóng cửa các đường biên giới của nước này thêm một thời gian nữa mặc dù kế hoạch đưa vaccine phòng COVID-19 vào sử dụng đang có tiến triển. Australia sẽ đóng cửa biên giới đối với toàn bộ người nước ngoài và người tạm trú.
Trong bối cảnh số ca nhiễm tiếp tục gia tăng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng sẽ không có có đủ lượng vaccine phòng COVID-19 trong 3-6 tháng tới để ngăn chặn được sự gia tăng này, đồng thời kêu gọi người dân duy trì giãn cách xã hội và tuân thủ các biện pháp khác nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19.
WHO đưa ra nhận định trên giữa lúc nhiều nước đã lên kế hoạch tiêm chủng đại trà. Bang New York của Mỹ sẽ tiêm chủng đợt đầu tiên cho 170.000 người sau khi nhận được vaccine vào ngày 15/12 tới. Theo kế hoạch phân phối vaccine được Thống đốc bang Andrew Cuomo công bố, phần lớn người dân ở bang có 19 triệu dân này sẽ chưa đến lượt được tiêm trong nhiều tháng tới.
Trong khi đó, các hoạt động kinh tế chỉ có thể trở lại bình thường nếu 75%-85% người dân được tiêm phòng COVID-19. New York hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức bởi lượng vaccine được cấp cho bang khá hạn chế trong khi Thống đốc Cuomo đặt mục tiêu tới tháng 6, hoặc muộn nhất là tháng 9/2021, phần lớn người dân tại bang đã được tiêm phòng.
Trong khi đó, Mexico cho biết sẽ tiếp nhận lô vaccine đầu tiên của hãng Pfizer, với 250.000 liều trong tháng 12 này và ưu tiên cung cấp cho đội ngũ y, bác sỹ tuyến đầu chống dịch. Mexico hiện là một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19. Tính tới thời điểm hiện tại, Mexico đã ghi nhận hơn 1,1 triệu ca nhiễm, trong đó có gần 107.000 ca tử vong, đứng thứ 11 thế giới về số ca bệnh và thứ 4 thế giới về số ca tử vong.
Anh sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng từ tuần sau với đối tượng ưu tiên là những người sống trong các nhà dưỡng lão, những người trên 80 tuổi và các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu. Hiện nay, Anh đã đặt mua 40 triệu liều vaccine đủ để tiêm cho 20 triệu người (mỗi người phải tiêm 2 mũi) và sẽ tiêm theo thứ tự phân nhóm.
Cơ quan y tế Anh sẽ chủ động thông qua các cơ sở y tế địa phương, bệnh viện để lên danh sách và gọi những người đủ tiêu chuẩn đi tiêm đợt đầu. Tại Anh, tiêm chủng là tự nguyện, không bắt buộc, nhưng Thủ tướng Boris Johnson kêu gọi tất cả người dân hãy cùng tham gia chương trình này. Bên cạnh đó, ông kêu gọi người dân tiếp tục nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định giãn cách xã hội vì thời tiết lạnh và mùa nghỉ lễ có nguy cơ khiến dịch lây lan mạnh. Anh hiện là nước có số ca tử vong do COVID-19 cao nhất châu Âu với gần 60.000 ca dù số ca nhiễm tại nước này đứng thứ 4 khu vực.
Phần Lan đã thông báo chiến lược quốc gia về việc tiêm chủng phòng COVID-19 cho tất cả người dân. Theo đó, từ tháng 1/2021, nước này sẽ tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các nhân viên y tế được lựa chọn. Bộ trưởng Xã hội và Y tế Krista Kiuru khẳng định "mục tiêu của Phần Lan là bảo vệ toàn bộ người dân thông qua việc cung cấp vaccine miễn phí cho tất cả những ai sẵn sàng và những người không gặp vấn đề về sức khỏe".
Thổ Nhĩ Kỳ cũng có kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 vào cuối tháng này nhằm khống chế sự lây lan của đại dịch. Việc tiêm vaccine sẽ được chia thành 4 nhóm đối tượng. Nhóm 1 là các nhân viên y tế, và người dân trên 65 tuổi, người sống cùng người già, người tàn tật và các cơ sở chăm sóc y tế. Nhóm 2 là các nhân viên làm việc trong lĩnh vực thiết yếu và những người trên 50 tuổi, có ít nhất một bệnh lý nền. Nhóm 3 là những người chưa đến 50 tuổi, có ít nhất 1 bệnh lý nền, những người làm trong 1 số lĩnh vực. Nhóm thứ 4 là những người còn lại.
Về phần mình, Thái Lan sẽ bắt đầu chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 từ tháng 5/2021 theo Kế hoạch hành động của Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan (DDC). Tuần trước, Thái Lan đã ký một thỏa thuận trị giá 6 tỷ baht (khoảng 200 triệu USD) mua 26 triệu liều vaccine của AstraZeneca/Oxford để tiêm chủng cho 13 triệu người.
Mỹ và Australia hợp tác sản xuất tên lửa hành trình siêu thanh Australia sẽ bắt tay với Mỹ phát triển tên lửa hành trình siêu thanh để cạnh tranh với Nga và Trung Quốc vốn đang sản xuất loại vũ khí tương tự. Phù hiệu của lực lượng Không quân Australia. Ảnh: CNN Kênh CNN (Mỹ) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds xác nhận thông tin này vào ngày 1/12. Bà Linda...