Dân quân phối hợp quân đội đánh bật IS khỏi thành phố Syria
Lực lượng dân quân người Kurd phối hợp với binh sĩ quân đội Syria vừa giành chiến thắng quan trọng, đánh bật các chiến binh IS khỏi thành phố chiến lược Hasakeh.
Các chiến binh người Kurd phối hợp chiến đấu cùng với binh sĩ quân đội Syria đánh bại IS tại thành phố Hasakeh, miền bắc Syria hôm qua (1.8). Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Bảy, lực lượng dân quân người Kurd (YPG) xác nhận, họ đã đánh bại “những kẻ khủng bố IS”, giờ đây thành phố Hasakeh hoàn toàn được giải phóng và an toàn.
Hai nữ chiến binh người Kurd. Ảnh Getty Images
Hãng thông tấn SANA của Syria cho biết thêm rằng, việc tiếp quản thành phố chiến lược này đã diễn ra suôn sẻ ngay trong ngày hôm qua.
Hiện dân quân và quân đội Syria đang nỗ lực tìm kiếm các kho dự trữ vũ khí, bom, mìn của IS bên trong thành phố này.
YPG được các chính phủ phương Tây xem là lực lượng có khả năng nhất trong cuộc chiến chống lại IS ở Syria. Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu thường xuyên hỗ trợ các đơn vị của YPG tấn công IS bằng cách không kích các vị trí của tổ chức khủng bố này.
Video đang HOT
Hasakeh là thành phố với đa số dân số là người Kurd, là mục tiêu liên tục bị các chiến binh IS đánh phá dữ dội nhằm ngăn cản bước tiến mạnh mẽ của lực lượng dân quân người Kurd trong thời gian qua.
IS đã phát động những cuộc tấn công đẫm máu, bao gồm cả đánh bom tự sát nhắm vào Hasakeh, khiến hàng trăm người thương vong.
Theo_24h
Trung Quốc xây dựng một hạm đội tàu cá để vơ vét Biển Đông?
Việc Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu cá mới cho lực lượng "dân quân biển" để phục vụ cho các hoạt động trên Biển Đông có thể dẫn đến leo thang gây hấn hơn nữa trong khu vực.
Tin tức từ The Diplomat ngày 31/7 cho hay, Trung Quốc đang xây dựng một hạm đội tàu cá mới cho lực lượng "dân quân biển" để phục vụ cho các hoạt động trên Biển Đông, một động thái có thể dẫn đến leo thang gây hấn hơn nữa trong khu vực. Thông tin trên được các chuyên gia cho biết trong cuộc họp tại Trung tâm Phân tích Hải quân hôm 29/7.
Một tàu chở container neo đậu tại cảng ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Dân quân biển Trung Quốc là lực lượng nguy hiểm hơn hải quân mà Bắc Kinh thường sử dụng trong việc "đổ bộ đảo" bằng tàu cá trá hình. Tại Trung Quốc từ lâu đã có những kêu gọi đưa lực lượng này vào hoạt động. Đây sẽ là lần đầu tiên mà các lực lượng dân quân sẽ có hạm đội tàu cá của riêng mình mà không phải thuê tàu cá của dân.
Đầu năm 2013 trong chuyến thăm đến làng chài ở Đàm Môn trên đảo Hải Nam, ông Tập Cận Bình đã nói với lực lượng dân quân biển ở đây rằng, họ nên không chỉ đánh bắt cá mà còn giúp Bắc Kinh thu thập thông tin, hỗ trợ việc xây dựng tại các hòn đảo và rặng san hô của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình đã tạo thêm đà cho sự phát triển của lực lượng dân quân biển. Nhiều tỉnh thành ven biển thành lập các đơn vị dân quân biển và hỗ trợ nhiều hơn các nguồn lực cho đào tạo ngư dân, đóng mới tàu cá.
Zhang Hongzhou, nghiên cứu viên tại Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Singapore cho rằng, việc Trung Quốc xây dựng một hạm đội tàu cá quốc doanh cho dân quân biển ở Biển Đông là một hiện tượng mới. Sự thay đổi này có thể phản ánh thất vọng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc quản lý ngư dân.
Nhiều ngư dân Trung Quốc chê chính phủ nước này đã trả thù lao quá ít cho việc thực hiện các nhiệm vụ trên Biển Đông đại loại như hộ tống giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm ngoái.
Có rất ít nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ sử dụng hạm đội tàu cá này để củng cố yêu sách chủ quyền phi pháp của họ ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Zhang Hongzhou cảnh báo, việc sử dụng lực lượng dân quân biển ngày càng tăng thực sự có thể thúc đẩy leo thang tranh chấp trong khu vực và làm suy yếu lợi ích của chính Trung Quốc. Ngay cả lực lượng dân quân biển này cũng có thể lợi dụng cái gọi là lòng yêu nước của họ để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp như bắt trộm rùa biển, san hô và các loài nguy cấp khác.
Hạm đội tàu cá của dân quân biển Trung Quốc thậm chí còn đi xa hơn đường lưỡi bò Trung Quốc, do đó làm tăng thêm căng thẳng với các nước láng giềng. Sẽ mất khoảng 1 năm để Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu cá này.
Trước đó, theo tờ China Daily (Trung Quốc) ngày 18/6, Chính quyền Trung Quốc đã thông qua quy định mới yêu cầu tất cả hãng đóng tàu trong nước phải đảm bảo những tàu mới đóng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự trong tình huống khẩn cấp.
Quy định này sẽ giúp Trung Quốc có thể biến các đội tàu dân sự thành sức mạnh quân sự, tờ China Daily ngày 18/6 dẫn tiết lộ của Hiệp hội ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc.
"Hải chiến thường đòi hỏi một lượng lớn tàu, trong khi đóng nhiều tàu hải quân lúc thời bình lại không hợp lý về mặt kinh tế. Chính vì thế, các hãng đóng tàu cần thay đổi một số thiết kế của tàu dân sự để chúng có thể phục vụ cho hải quân trong thời chiến", nhà nghiên cứu Cao Weidong thuộc Viện nghiên cứu hải quân Trung Quốc nhận định.
Quy định này nằm trong văn bản Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với tàu dân sự nhằm đáp ứng yêu cầu quốc phòng, văn bản được đưa ra sau một dự án nghiên cứu kéo dài 5 năm của Hiệp hội ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc và quân đội Trung Quốc. Quy định áp dụng đối với 5 loại tàu: tàu chở container, tàu bốc dỡ hàng bằng cầu dẫn (tàu loại Ro-Ro), tàu đa chức năng, tàu chở hàng khô, tàu chở hàng rời, theo China Daily.
Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc có khoảng 172.000 tàu dân sự, China Daily dẫn số liệu thống kê của Bộ Giao thông Trung Quốc.
Theo Reuters, một số nước trên thế giới từng sử dụng tàu dân sự để giúp quân đội trong những tình huống khẩn cấp, như Anh trong Chiến tranh Falkland năm 1982 với Argentina.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Hàng vạn tàu cá Trung Quốc chuẩn bị đổ ra Biển Đông Hàng vạn tàu cá Trung Quốc đang chuẩn bị đổ ra Biển Đông, khi lệnh cấm đánh bắt nước này đơn phương đưa ra hết hiệu lực vào 12h ngày 1/8. Tàu Trung Quốc chuẩn bị đổ ra Biển Đông. Ảnh: China Xinhua hôm nay cho hay các tàu cá của ba tỉnh ven biển Trung Quốc là Hải Nam, Quảng Tây và...