Dân Phú Yên lần đầu tiên xem máy bay không người lái phun thuốc
Đây là lần đầu tiên bà con nông dân huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên được tham dự hội thảo có phần trình diễn máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tự động không người lái. Hội thảo thực hiện trên cánh đồng có diện tích 150ha của xã Hòa Phong, Hòa Phú và Hòa Mỹ Tây trong vụ lúa đông xuân năm 2019 – 2020.
Máy bay không người lái đang chuẩn bị điều khiển để phun thuốc BVTV trên cánh đồng ruộng.
Trên cánh đồng xã Hòa Phong, ngoài nông dân địa phương còn có rất nhiều nông dân ở các xã lân cận đến để tận mắt nhìn thấy thiết bị bay không người lái được điều khiển tự động để thực hiện phun thuốc BVTV.
Hiện lúa trên cánh đồng đang trong giai đoạn trổ gié, máy bay không người lái được điều khiển phun Tilt Super nhằm phòng trừ bệnh lem lép hạt và bệnh vàng lá.
Nông dân Huỳnh Tấn Nghĩa ở xã Hòa Phong cho hay: Lần đầu tiên tôi thấy máy bay không người lái phun thuốc. Đội máy bay gồm 2 chiếc, bay nhanh hay chậm, thấp hay cao tùy thuộc vào chức năng điều khiển của con người.
Theo ông Lương Công Xem, Phó Giám đốc HTX Hòa Phong, hiện nay do lao động nông thôn có xu hướng ra thành phố làm việc nên ở nông thôn rất thiếu nhân lực. Khi lúa bị sâu bệnh, rất khó tìm người phun thuốc. Nếu có thể đưa máy bay không người lái sử dụng vào việc phun thuốc sẽ góp phần giải quyết những khó khăn trong việc tìm kiếm nhân công phun thuốc BVTV tại địa phương.
Video đang HOT
Máy bay không người lái đang phun thuốc BVTV trên đồng ruộng.
Ông Lê Anh Quốc – Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phú cho biết, việc sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc BVTV giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, đảm bảo sức khỏe cho người dân vì không trực tiếp tham gia phun thuốc trên đồng ruộng.
Trong thời gian diễn ra hội thảo đầu bờ, các đại biểu và bà con nông dân chứng kiến máy bay không người lái làm việc trên cánh đồng lúa với những tính năng khác hẳn so với phương pháp sử dụng bình phun truyền thống thông thường.
Qua thực tế cho thấy, việc phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái đảm bảo tính chính xác tương đối với từng khoảnh ruộng theo yêu cầu, đồng thời tiết kiệm thời gian; giảm chi phí thuê dịch vụ phun khoảng 10%, năng suất dự kiến tăng từ 7 – 15%, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên đơn vị diện tích sản xuất.
Máy bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle- UAV) là thiết bị bay không có người lái, điều khiển từ xa bằng điện thoại có cài đặt ứng dụng điều khiển qua sóng radio. UAV có công năng là phun thuốc BVTV, gieo hạt giống, phân bón.
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào đồng ruộng, trong đó sử dụng máy bay không người lái phun thuốc BVTV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất lúa, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Cùng với đó, từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng trên địa bàn huyện Tây Hòa.
Ông Nguyễn Văn Minh, Chi Cục phó Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Phú Yên khẳng định, đây là chương trình có ý tưởng tốt, chuyển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ứng dụng công nghệ bay không người lái vào sản xuất giúp người nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động.
Theo Danviet
Loại cá nhìn như tảng đá mà có giá tới gần 10 triệu đồng/con
Thuộc hàng đắt đỏ bậc nhất, cá mặt quỷ được quảng cáo đánh bắt từ vùng biển Nha Trang, Phú Yên... đưa về Hà Nội rao bán từ 2- 3 triệu đồng/kg.
Cá mặt quỷ hiện là món đặc sản được giới sành ăn săn lùng.
Giá một con cá mặt quỷ, trọng lượng 1,2-3kg, ở Hà Nội dao động từ 3 - 9 triệu đồng, đắt gấp nhiều lần loại hải sản cao cấp khác. Giá đắt nhưng không phải ai cũng biết chỗ mà mua.
Anh Thuần, nhân viên chợ hải sản trên đường Trần Kim Xuyến, Hà Nội miêu tả: cá mặt quỷ có bề ngoài dữ tợn như tên gọi. Thân hình cá to xù xì, nhiều vây ở sống lưng, giống tảng đá với lớp da loang lổ màu nâu đỏ thô ráp.
Chính vì lớp da thô ráp khiến việc chế biến cá mặt quỷ không dễ như các loại hải sản khác, mà nhiều nhà hàng không "mặn mà" kinh doanh cá mặt quỷ.
"Loài cá này không phải là quá hiếm ở Việt Nam, chúng có thể đánh bắt ở biển Nha Trang, Phú Yên, Bình Thuận... Tuy nhiên, vì các gai nhọn trên lưng cá có chứa độc nên phải chế biến cẩn thận, thành ra các nhà hàng không nhập nhiều cá về bán", anh Thuần cho biết.
Cá mặt quỷ được nhà hàng Hà Nội nhập về bán.
Vừa nhập 15kg cá mặt quỷ về cửa hàng được 2 ngày đã có khách đặt mua hết, anh Minh Hoàng, chủ nhà hàng hải sản trên phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội cho biết, đây đều là đơn đặt hàng trước của khách.
"Cá mặt quỷ không phải món ăn phổ biến ở các nhà hàng Hà Nội vì đối tượng khách khá hẹp, chủ yếu là khách nhậu hoặc những người từng thưởng thức rồi yêu thích vì cá ngon, thịt giòn, vị lạ miệng và giàu omega 3. Hơn nữa, giá bán cũng đắt đỏ thành ra chúng tôi không nhập nhiều", anh Hoàng giải thích.
Ông chủ mối buôn này cho biết, quá trình vận chuyển, nuôi dưỡng cá mặt quỷ có vài điều phải cẩn thận. Anh đã đầu tư bể lọc nước biển, lọc bớt nhớt để nước sạch, bể sạch. Ngoài ra, nếu nhập cá vào mùa lạnh thì phải có đèn sưởi để ổn định nhiệt độ môi trường cho cá.
Cá mặt quỷ có giá bán dao động từ 2-3 triệu đồng/kg.
Hiện, giá bán tại nhà hàng lên tới 3 triệu đồng/kg cá mặt quỷ vì phải gánh nhiều chi phí vận chuyển, chế biến... Tại đầu mối, cá sẽ rẻ hơn nhiều, chỉ khoảng 1,2 -1,5 triệu đồng/kg, tùy trọng lượng cá.
Trước đây, từng có nhà hàng nhập cá hô nặng 70kg từ Campuchia về xẻ thịt bán. Do cá hô lớn cỡ này vô cùng hiếm nên thời điểm đó, nhà hàng rao giá 2,7 triệu đồng/kg cá. Tính ra, cả con cá hô "khổng lổ" có giá trị gần 200 triệu đồng.
Theo PV (Báo Dân sinh)
Bị ong rừng đốt, người đàn ông ở Đà Nẵng chết tại chỗ Vừa chặt hạ cây keo, anh Q. bất ngờ bị tổ ong rừng rơi xuống đốt tử vong. Nạn nhân đã được đưa về gia đình tổ chức hậu sự. Khoảng 8h sáng nay, anh Trần Q. (SN 1972, trú thôn Hòa Phát, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cùng nhiều vào rừng keo tại địa phương để khai thác. Khi...