Dân phố cổ sống khổ nhưng hái ra… đô
Chỉ khi chứng kiến cuộc sống bẩn thỉu, chật chội, ẩm thấp trong những căn nhà chỉ vỏn vẹn vài mét vuông mới thấy hết những nỗi khổ mà người dân ở khu phố cổ phải chịu đựng. Thế nhưng cũng thật là lạ, dân phố cổ dù sống khổ cỡ nào họ vẫn quyết bám nhà không dời đi.
Sống cùng gián, chuột nhưng hái ra đô
Mang mác “phố cổ”, gần trung tâm và dễ hái ra tiền, chỉ cần sở hữu căn nhà chỉ vỏn vẹn 1 đến 2 m2 thì chủ nhân của chúng cũng hái ra cả tiền triệu mỗi ngày.
Chị Nguyễn Thu Hoài, một người bán hàng nước tại phố Hàng Buồm chia sẻ, “Mỗi mét đất ở phố cổ có giá hàng trăm triệu đồng, thậm chí có nơi còn hàng tỉ. Thế nên, chỉ cần có 1m2 đất thôi cũng đã có cả tỉ đồng. Đất ở phố cổ là đất vàng, đất kim cương, đất hải ra… USD”.
1m2 đất ở phố cổ cũng có giá hàng trăm triệu
Theo chị Hoài, sở dĩ như vậy nên dù có khổ đến mấy người dân phố cổ cũng không dời đi. “Mấy năm trước tôi có nghe chủ trương chuyển chúng tôi ra ngoại thành. Thế nhưng ra đó thì sống sao nổi. Chúng tôi là những người dân lao động, không được học hành tử tế. Chính vì thế việc mưu sinh chủ yếu là buôn bán, giờ chuyển đi, không có việc làm thì sống khổ hơn”.
Cùng quan điểm với chị Hoài, anh Nguyễn Hoài Nam làm nghề buôn bán đồ lưu niệm chia sẻ, “Ra ngõ thì gặp hàng quán, muốn ăn gì, làm gì chả được. Giải trí thì có rạp phim ở Vincom, trung tâm thương mại ở Tràng Tiền và các khu khác quanh hồ Hoàn Kiếm. Người khác muốn ở đây chẳng được, chúng tôi chuyển đi làm gì”.
Theo lời anh Nam thì ở phố cổ, rất ít người có ý định rời đi. Một phần bởi họ còn kỳ vọng đất ở đây sẽ tiếp tục đắt lên, một phần khác cũng bởi nơi đây dễ làm ăn, buôn bán. Chính vì vậy, dù ở cùng gián chuột, họ vẫn quyết bám trụ nơi phố cổ.
Video đang HOT
“Không bán đất nhưng tự mở hàng buôn bán hay cho thuê cũng kiếm đến vài chục triệu mỗi tháng. Chúng tôi thà chịu khổ một chút mà có tiền còn hơn sống thoải mái nhưng lại túng thiếu”, anh Nam chia sẻ thêm.
“Giàu nhà quê không bằng ngồi lê phố cổ”
“Các cụ ta vẫn thường nói: “Giàu nhà quê không bằng ngồi lê phố cổ”. Nhiều người ở quê làm quần quật cả năm cũng chưa chắc đã đủ chi tiêu. Thế nhưng, chỉ cần ở phố, hàng ngày bán cho khách Tây dăm ba cốc nước, vài gói thuốc, viên kẹo cũng đủ sống”, chị Bùi Hoa chia sẻ.
Đại đa số người dân phố cổ vẫn sống khổ sở, chật chội, ẩm thấp trong căn nhà vài mét vuông chứ không chịu rời đi.
Theo tìm hiểu của PV, quanh khu vực các tuyến phố như Hàng Buồm, Hàng Khay, Hàng Bông, Hàng Bạc,… những quán cóc, hàng nước chỉ từ 1-2m2, thậm chí chỉ ngồi bán chui ở vỉa hè cũng kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Tại một con ngõ chuyên bán hàng ăn, giá của một đĩa nem chua rán be bé hay đĩa khoai tây chiên… cũng lên đến cả trăm nghìn đồng, ấy vậy mà khách vẫn ăn rào rào. Đó là chưa kể đến những cửa hàng sang trọng buôn bán đồ thời trang, túi xách hay mỹ phẩm thì… một ngày cũng bỏ túi cả chục triệu.
Những mặt hàng bình dân hơn như quán nước, quán ăn vặt thì nhan nhản ở phố cổ, song chúng lại được xem là dịch vụ hái ra tiền nhất. Nhiều khi chỉ cần một cái bàn bé, mấy cái ghế nhựa là cũng có thể buôn bán.
Theo một chị bán hàng nước ở phố Hàng Khay kể thì “Bán nước, bán bún là nghề phụ. Kiếm được tiền chính thì phải nhắc đến nghề trông giữ xe”. Bởi theo chị: Nghề giữ xe ở đây được coi là một nghề “hot” và dễ hái ra tiền nhất. “Giá mỗi lần gửi xe máy của một người lên tham quan phố cổ hay dạo quanh Hồ Gươm cũng 10 đến 15 nghìn đồng. Nếu có hội hè, đình đám thì có thể lên tới 50 nghìn đồng. Số tiền đó quả thực rất dễ kiếm”, chị chia sẻ.
Phố cổ, đằng sau những cửa hàng mặt phố hào nhoáng, tấp nập là những hình ảnh nhếch nhác, tối tăm, bẩn thỉu và chật chội. Thế nhưng dù dân phố cổ họ có khổ đến mấy, dù đã có rất nhiều chính sách, giải pháp di dân được đưa ra nhưng đại đa số họ vẫn sống, vẫn chịu đựng để mưu sinh, buôn bán chứ nhất quyết không chịu dời đi.
Theo VietNamNet
Vụ cháy Zone 9: "Nếu xảy ra lúc tối thì chết hàng loạt"
Ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng vụ cháy Zone 9 là bài học về an toàn lao động nhưng mổ xẻ ra thì không đơn giản.
Khu vực Zone 9 khi mới xảy ra vụ cháy
Vụ hỏa hoạn xảy ra tại khu giải trí Zone 9 (ở số 9 Trần Thánh Tông, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào chiều 19/11 làm 6 người thiệt mạng và 10 cảnh sát chữa cháy bị thương phải nhập viện. Liên quan đến vụ cháy này, chiều nay, 2/11, trong ngày đầu tiên làm việc của kỳ họp thứ 8 khóa XIV của HĐND TP. Hà Nội, vấn đề về mối quan hệ giữa cơ quan cấp phép hành nghề và cơ quan quản lý nhà nước đã được vị Trưởng Ban pháp chế của HĐND TP. Hà Nội nêu ra.
Ông Nguyễn Hoài Nam - Trưởng Ban Pháp chế cho rằng: "Bài học ở số 9 Trần Thái Tông (khu Zone 9 - PV) là bài học về an toàn lao động nhưng mổ xẻ ra thì đâu phải đơn giản".
"Thành phố Hà Nội thu hồi của Xí nghiệp kinh doanh Dược phẩm Trung ương 2 về rồi định giao triển khai dự án nhưng chưa triển khai mà để cho một doanh nghiệp đứng ra khai thác kinh doanh một tổ hợp ở đây nhưng vắng bóng tất cả các cơ quan chức năng có thẩm quyền về cấp phép hành nghề. Kinh doanh ăn uống thì ai phải quản lý, kinh doanh bar ở đây thế nào...
May hôm đó (ngày 19/11 là ngày xảy ra vụ cháy - PV) là ban ngày chưa có người hoạt động. Trộm vía, xảy ra lúc tối thì chết hàng loạt. Chúng ta phải rà soát trách nhiệm quản lý", ông Nguyễn Hoài Nam bức xúc cho biết.
Từ vụ việc trên, vị đại biểu HĐND này cho rằng: Mối quan hệ giữa cơ quan cấp phép hành nghề và cơ quan quản lý nhà nước ở các hoạt động kinh doanh nhạy cảm như vũ trường, bar, kinh doanh xăng dầu, cầm đồ... rất bất cập.
Ông Nguyễn Hoài Nam
Dẫn chứng thêm cho ý kiến của mình, ông Nam nói: "Kể cả trong công tác phòng cháy chữa cháy, lần trước chất vấn (kỳ họp HĐND thứ 7 khóa XIV - PV), liên ngành đi kiểm tra 51 điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP. Hà Nội không đủ điều kiện mà lần này chỉ cho 10 cái nghỉ, còn lại hợp thức hóa hết. Cơ quan chức năng giải thích là người ta (các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu - PV) đã củng cố các điều kiện".
Ông Nam chia sẻ thêm về những giải thích cho việc để điểm kinh doanh xăng dầu đã bị kiểm tra mà không đủ điều kiện: Tôi đi tiếp xúc cử tri ở quận Hai Bà Trưng thấy người dân bức xúc về cây xăng ở đường Nguyễn Đình Chiểu. Hỏi thì bảo là khi nào hoạch định giao thông đường Nguyễn Đình Chiểu thì chúng tôi giải tán cây xăng này. Vậy, từ giờ cho đến khi hoạch định mà đã quy hoạch thì mất 5 - 10 năm mà xảy ra cháy nổ, chết người thì ai chịu trách nhiệm? Lúc xảy ra chuyện rồi thì ngành đổ cho cấp quản lý...
Được biết, liên quan đến vụ cháy ở Zone 9, cơ quan công an đã làm rõ: Khu vực số 9 Trần Thánh Tông trước đây là trụ sở của Công ty dược phẩm T.Ư 2 có 4 Công ty quản lý khai thác gồm: Công ty CP Đại Dương, Công ty CP dược phẩm TW2, Công ty CP Bình An và Công ty CP Tiến Bộ. Đến tháng 2/2013, Công ty TNHH tư vấn bất động sản Thành Đạt do bà Lại Thị Chinh (SN 1971, trú tại đường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội) làm giám đốc đã ký hợp đồng với Công ty CP Tiến Bộ (được ba Cty còn lại ủy quyền) để khai thác sử dụng.
Công ty Thành Đạt TNHH tư vấn Bất động sản đã liên kết kinh doanh với 60 cơ sở để hoạt động kinh doanh với các ngành nghề kinh doanh dịch vụ như karaoke, cà phê nhạc... Trong đó, Công ty Fuse do anh Phạm Văn Tuấn (SN 1991, trú tại Đường Láng, Hà Nội) thuê mặt bằng tầng 1, nhà A để mở dịch vụ kinh doanh cà phê, ca nhạc. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, Công ty Fuse ký hợp đồng với Công ty Big House do anh Trần Tuấn Anh (SN 1975, trú tại đường Nguyễn Siêu, Hà Nội) làm giám đốc để làm trang trí nội thất, điện nước.
Sau đó, anh Trần Tuấn Anh có thuê các nhóm thợ hàn sắt, xây, điện để sửa chữa, làm mới mặt bằng. Quá trình điều tra cho thấy, anh Lê Thanh Quyết SN 1987, quê ở Chương Mỹ, Hà Nội chủ đội thợ xây được anh Tuấn Anh thuê làm ở khu vệ sinh bên trong tầng 1 nhà A.
Vì thế, anh Quyết đã thuê nhóm thợ là những người quen do anh Nguyễn Phú Trì chủ trì đứng ra nhận gồm các anh chị: Nguyễn Văn Chí, Lê Thị Lan, Lê Thị Hạnh và Nguyễn Phú Hải tổ chức thi công. Đến khoảng 14h ngày 19/11, Quyết đang vận chuyển đồ đạc từ nhà vệ sinh ra ngoài thì phát hiện đám cháy trên trần khu vực quầy bar do nhóm thợ hàn đang thi công. Trên khu vực đám cháy có một nam thanh niên đứng trên hàn. Nhưng anh không biết người thanh niên này là ai. Lúc đó, do hoảng loạn, mọi người hô hoán và bỏ chạy...
Theo Xahoi
Hà Nội chuẩn bị tách huyện Từ Liêm thành 2 quận mới Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Hà Nội về việc tách huyện Từ Liêm thành 2 quận với 23 phường mới. Hiện việc đặt tên cho 2 quận mới này đang được lấy ý kiến người dân trước khi trình Chính phủ quyết định. Thông tin trên được ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế, HĐND Hà Nội cho...