Dân phố cổ di dời sẽ được bố trí ở tầng 1 để kinh doanh
Người dân phố cổ di dời sang khu đô thị Việt Hưng sẽ được bố trí nhà ở phần lớn ở tầng 1 để thuận lợi cho việc kinh doanh.
Ngày 5/2, đã diễn ra buổi tọa đàm triển khai đề án giãn dân phố cổ với sự tham gia của lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cùng đại diện các sở, ngành và đơn vị chức năng của TP Hà Nội.
Một vấn đề “ nóng” nhất được nhiều người dân thắc mắc gửi câu hỏi đó là phần lớn người dân sinh sống ở phố cổ đều làm nghề kinh doanh buôn bán, có người bán tại nhà, có người buôn bán tại các vỉa hè. Bởi vậy, khi di dời sang khu đô thị nhiều người lo lắng không biết sẽ tiếp tục việc kinh doanh như thế nào.
Ông Lâm Quốc Hùng cho biết, dự kiến sẽ có 39% người dân phố cổ được bố trí ở tầng 1 ở khu đô thị để thuận tiện việc kinh doanh buôn bán
Trả lời câu hỏi trên, ông Lâm Quốc Hùng – Phó Chủ tịch thường trực UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, đối với những hộ đang kinh doanh bán hàng trên khu phố, đề án giãn dân phố cổ đã tính đến quyền lợi của người dân khi sang khu nhà ở giãn dân ở khu đô thị Việt Hưng. Toàn bộ không gian trong các tòa nhà ở khu đô thị sẽ dành cho kinh doanh.
Theo dự kiến 39% các hộ sẽ được bố trí ở tầng 1 để tạo điều kiện thuận lợi cho buôn bán. Trên thực tế sẽ khoảng hơn 40%. “Sẽ có nhiều ki ốt, cửa hàng có hai mặt để tạo điều kiện kinh doanh và có chợ dân sinh cho dân phố cổ”, ông Hùng nói.
Cũng theo lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, đối tượng được ưu tiên kinh doanh đầu tiên là người dân hiện đang kinh doanh ở phố cổ. Thứ hai là các đối tượng kinh doanh ở trong ngõ hoặc có lớp nhà phía trong đang kinh doanh. Đối tượng thứ 3 là những hộ dân cần đảm bảo an ninh xã hội, đặc biệt là các hộ nghèo. Và một bộ phận người dân có nhu cầu chính đáng được các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Các lợi ích kinh tế sẽ thỏa đáng cho người dân và sẽ có hỗ trợ cho người dân trong phố cổ.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác được đặt ra trong buổi tọa đàm đó là nhiều người dân phố cổ đặt ra câu hỏi tại sao không giãn dân, di dời ở các khu dân cư như bãi Phúc Tân, Phúc Xá mà lại giãn dân phố cổ.
Trả lời câu hỏi này, đại diện Sở quy hoạch kiến trúc cho biết, khu phố cổ có tầm quan trọng và có giá trị đặc biệt. Dân số tập trung tại khu vực này tập trung quá đông nên việc sinh sống gặp nhiều khó khăn.
Đối với khu bãi Phúc Xá nằm trong diện quy hoạch khác, việc giãn dân phố cổ là một chính sách hợp lý khi khu phố cổ được công nhận là di tích Quốc gia. Việc di dân phố cổ phù hợp với việc bảo tồn và phát triển của khu phố có giá trị đặc biệt.
Kế hoạch giãn dân phố cổ được UBND thành phố Hà Nội xây dựng từ nhiều năm trước. Theo đó, Hà Nội lên kế hoạch di dời hơn 6.500 hộ dân với khoảng 26.000 người. Giai đoạn 1 của dự án được thành phố phê duyệt, với mục tiêu di chuyển hơn 1.500 hộ dân sang khu độ thị Việt Hưng ( Long Biên). Đối tượng di dời trong giai đoạn 1 gồm các hộ sống trong các di tích, trường học, công sở, nhà đông hộ và nhà cổ có giá trị đặc biệt cần bảo tồn.
Mục tiêu của đề án nhằm giảm mật độ dân cư ở khu vực phố cổ từ 823 người/ha xuống còn 500 người/ha (mật độ khống chế trong quy hoạch đến năm 2020), tương ứng với việc thời gian tới quận Hoàn Kiếm phải di chuyển hơn 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người. Với những nhà đã thực hiện giãn dân, phải bảo đảm chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 25m2 sàn/người (là chuẩn diện tích nhà ở bình quân vào năm 2020).
Video đang HOT
Lê Tú
Theo Dantri
Dân phố cổ ngột ngạt muốn bỏ nhà đến nơi ở khác
Người không có nhà ở phố cổ thì mong được ở phố cổ, nhưng người đã sinh sống lâu năm trong "ngõ nhỏ phố nhỏ" Hà thành, lại có nguyện ước được chuyển nơi khác càng sớm càng tốt.
"Những ngày mưa gió ẩm ướt vừa qua thực sự là những ngày "giời đày" với chúng tôi. Nó không chỉ ngột ngạt, mà nó ẩm thấp hôi hám làm các cụ sinh bệnh tật. Trong con ngõ có hơn 30 hộ dân, có đến 3 cụ già đi cấp cứu trong những ngày qua, vì tuổi cao thì ít mà nguyên do sinh sống ở nơi ẩm thấp, ngột ngạt của con ngõ này thì nhiều"- bà Nguyễn Thị Thu Thủy, tổ trưởng tổ dân phố số 5 phố Hàng Bạc nói.
Khi thấy bà Thủy trò chuyện với chúng tôi, nhiều hộ dân trong con ngõ 50 Hàng Bạc cũng ra "tiếp chuyện". Bà con hỏi, "thế bao giờ thì chúng tôi được chuyển đi nơi tái định cư mới?". Bà con trong ngõ rất đồng tình với việc giãn dân phố cổ của thành phố. Và họ vẫn mong mỏi, ngày đó đến gần hơn, vì ở trong "36 phố phường" tiện thì có tiện, nhưng sống quá thiếu tiện nghi vì ngõ quá nhỏ. Những ngày tiết trời như vừa qua thì không thở nổi.
Bà Thủy dẫn chúng tôi đi từng nhà, chỉ lên những nơi "thủ phạm" ẩm ướt của tiết trời gây ra mấy tuần qua, từng mảng trần bong tróc, tường "rêu phong" nồm ướt, còn điện thoại và truyền hình cáp thì tắc tịt do ẩm ướt làm chập cháy. Ở sau phố cổ rõ khổ! Ngày nắng hè đã khổ, nhưng vẫn còn chịu được. Dù không bao giờ được ánh nắng trời, nhưng vẫn còn đỡ. Ngày nồm ướt như hiện nay thì quả là sự hành xác. Ở trong những con ngõ hun hút, nhem nhép lầy lội bẩn thỉu là cảnh sống khó lòng tưởng tượng nổi. Thể nào, người dân phố cổ hoài mong được... đi sớm khỏi nơi ở này càng nhanh càng mừng.
Cảnh sinh hoạt của người dân phố cổ
Nhân ngày trời ngớt nồm người dân ngõ 115 Hàng Bạc tranh thủ giặt giũ, phơi phóng
Nền gạch ẩm thấp nên "toát mồ hôi" nước bẩn thỉu
Người dân ngõ 50 Hàng Bạc tranh thủ ngày chuyển gió
Bà con ngõ 45 Hàng Bạc giăng kín quần áo vì những ngày qua trời ẩm ướt
Tiết trời khiến tường bong tróc
Con ngõ tối quanh năm, cùng với tiết trời ẩm ướt khiến nó trở nên bẩn thỉu
Sinh hoạt trong ngõ nhỏ phố cổ phải có tính nhẫn nại cao, vì ngõ đông người mà lại chật hẹp
Nhiều người phải phơi đồ trên vung nồi nước cho khô nhanh hơn
Quần áo giăng mắc, không có chỗ phơi làm cho đồ đạc trở nên hôi hám
Những gian nhà xuống cấp, mục nát khi gặp trời ẩm ướt bị rơi tả tơi trần, vữa
Một người dân tại số nhà 119 Hàng Bạc lo lắng khi nhà bị hư hỏng quá nặng
Vôi vữa bị nồm ẩm làm bong từng mảng
Ngày đổi gió quần áo giăng khắp nơi trong ngõ 115 Hàng Bạc
Bà con phố cổ ốm vì tiết trời, vì sinh hoạt không gian ẩm ướt
Sau những ngày ẩm ướt, quần áo giăng ở mọi chỗ có thể
Người già trong ngõ nhỏ ra ngoài mặt tiền tránh sự ngột ngạt.
Theo ANTD
Thêm 1.500 căn hộ giá thấp cho người nghèo ăn Tết trong nhà mới Đúng như cam kết giao nhà trước Tết Nguyên đán, dự án xã hội khu đô thị Đặng Xá giai đoạn 3 khánh thành ngày 3/2, đã về đích trước hạn 6 tháng. Với gần 1.500 căn hộ được đưa vào sử dụng, hàng chục nghìn người dân có thu nhập thấp được đón Tết ở nhà mới. Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn...