Dân Phnom Penh ‘càn quét’ siêu thị trước giờ phong tỏa
Người dân Phnom Penh đổ xô tới siêu thị để tích trữ thực phẩm và đồ dùng cần thiết trước khi thủ đô bắt đầu 14 ngày phong tỏa.
Truyền thông Campuchia đưa tin người dân thủ đô Phnom Penh tối 14/4 liên tục đổ xô tới các cửa hàng tạp hóa, siêu thị và trung tâm thương mại để mua thực phẩm và đồ dùng cần thiết. Trung tâm mua sắm AEON tại Phnom Penh được cho là rơi vào tình trạng quá tải khi người dân “càn quét” các mặt hàng thiết yếu trước giờ phong tỏa.
Cửa hàng tiện lợi Super Duper trong khu Toul Tom Poung còn hết sạch xe đẩy và giỏ hàng, trong khi người dân vẫn xếp hàng dài giữa các lối đi. Tại Asia Express, một cửa hàng tạp hóa được cộng đồng người Hoa ưa chuộng, cũng rơi vào tình trạng quá tải.
Người đàn ông với xe hàng chất đầy đồ đứng trước một quầy đồ đông lạnh trống trơn trong siêu thị ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, hôm 14/4. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Chann Borima, người sáng lập Nham24, ứng dụng giao hàng trực tuyến, cho biết công ty của anh đã nhận được lượng đơn hàng khổng lồ vào tối 14/4. “Chúng tôi có rất nhiều đơn hàng. Các tài xế phái ra sức làm việc để đảm bảo đủ cho mọi người”, Borima nói.
Một tài xế xe tuk-tuk Horm Kakada cũng chia sẻ anh đã quá tải khách và không có thời gian nghỉ ngơi. “Thật là điên rồ. Ai nấy đều sợ hãi. Không ai rõ điều gì sẽ xảy ra. Mọi người đều đổ xô mua sắm tối nay”, Kakada cho biết.
Người dân tập trung mua đồ tại một khu chợ ở Phnom Penh, Campuchia, hôm 14/4. Ảnh: Reuters.
Bất chấp chính phủ Campuchia cho phép trong thời gian phong tỏa, từ 15-4 đến 28/4, mỗi gia đình vẫn có hai người được ra ngoài mua nhu yếu phẩm ba lần một tuần, song nhiều người vẫn tỏ ra hoang mang và quyết định phải tích trữ đồ. Phát ngôn viên Bộ Y tế Or Vandine đã kêu gọi người dân nên bình tĩnh.
“Tôi muốn khuyên mọi người nên bình tĩnh thay vì đổ xô tới siêu thị, điều này chỉ gây cản trở và tăng rủi ro lây nhiễm. Xin hãy tin tưởng vào các biện pháp của chính phủ và tin rằng chúng tôi đã có phương án phù hợp. Chúng tôi không phong tỏa tới mức người dân phải thiếu thốn thực phẩm”, bà Vandine nói.
Đây là lần đầu tiên Campuchia phong tỏa thủ đô kể từ khi dịch bùng phát vào đầu năm ngoái. Bộ Y tế Campuchia ngày 14/4 ghi nhận thêm 178 ca mới, trong đó 149 trường hợp ở Phnom Penh. Tổng cộng nước này báo cáo hơn 4.800 ca nhiễm và 35 người chết.
Ca nhiễm tại Campuchia tăng mạnh từ cuối tháng hai khi một ổ dịch được phát hiện trong cộng đồng người Trung Quốc ở nước này. Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan hồi đầu tuần cảnh báo nước này đang “đứng bên bờ vực thảm kịch quốc gia” do Covid-19.
Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh
Campuchia ra lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thị xã Takhmao trong 14 ngày, bắt đầu từ 15/4, để đối phó với tình trạng ca nhiễm gia tăng.
Theo tuyên bố của chính phủ Campuchia, từ 15/4 đến 28/4, người dân tại Phnom Penh và Takhmao bị cấm tụ tập và rời khỏi nhà vì mục đích không thiết yếu. Cụ thể, họ được phép đến bệnh viện, mua thực phẩm và nhu yếu phẩm ba lần một tuần, chỉ hai người ở mỗi hộ gia đình được phép ra ngoài.
Quân đội Campuchia chuẩn bị giường cho bệnh nhân Covid-19 tại một hội trường tiệc cưới được chuyển thành bệnh viện dã chiến ở Phnom Penh ngày 11/4. Ảnh: AFP .
Nhà báo, nhà ngoại giao, tổ chức quốc tế, nhân viên tổ chức phi chính phủ, cán bộ nhà nước được phép đi làm nhưng phải mang theo giấy tờ chứng minh công việc. Chỉ các cửa hàng và dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động. Phnom Penh và Takhmao cũng áp lệnh giới nghiêm vào buổi tối, kéo dài từ 20h đến 5h sáng hôm sau.
Đây là lần đầu tiên Campuchia phong tỏa thủ đô kể từ khi dịch bùng phát vào đầu năm ngoái. Bộ Y tế Campuchia ngày 14/4 ghi nhận thêm 178 ca mới, trong đó 149 trường hợp ở Phnom Penh. Tổng cộng nước này báo cáo hơn 4.800 ca nhiễm và 35 người chết.
Ca nhiễm tại Campuchia tăng mạnh từ cuối tháng hai khi một ổ dịch được phát hiện trong cộng đồng người Trung Quốc ở nước này. Các bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh sắp quá tải và giới chức đang chuyển đổi trường học, hội trường tiệc cưới thành trung tâm điều trị cho những bệnh nhân gặp triệu chứng nhẹ. Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan hồi đầu tuần cảnh báo nước này đang "đứng bên bờ vực thảm kịch quốc gia" do Covid-19.
Khoảng một triệu trong số 12 triệu người Campuchia đủ điều kiện tiêm chủng đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Sinopharm hoặc Sinovac của Trung Quốc hoặc vaccine AstraZeneca được sản xuất tại Ấn Độ. Campuchia đã được bàn giao hơn hai triệu liều vaccine Covid-19 và sẽ nhận thêm 8 triệu liều kể từ cuối tuần này cho đến tháng 8.
Thủ đô Campuchia gia hạn lệnh giới nghiêm ngăn Covid-19 Chính quyền thành phố Phnom Penh thông báo kéo dài lệnh giới nghiêm ban đêm thêm 2 tuần vì chưa cắt được chuỗi lây nhiễm nCoV mới. Thủ đô Campuchia từ ngày 1/4 đã bị áp lệnh giới nghiêm từ 20h hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Giới chức thành phố từng kỳ vọng biện pháp mạnh tay này sẽ cắt đứt...