Đạn pháo Nga sản xuất giá rẻ hơn 1/4 so với các quốc gia NATO
Theo một nghiên cứu mới, Nga có thể sản xuất đạn pháo nhanh hơn và rẻ hơn so với các quốc gia vốn ủng hộ Ukraine ở Mỹ và châu Âu.
Một quân nhân Nga vác đạn pháo trên vai. Ảnh: Sputnik
Sky News ngày 26/5 dẫn nghiên cứu của công ty tư vấn Bain & Company dựa trên dữ liệu có sẵn công khai. Theo đó, các nhà máy của Nga dự kiến sản xuất hoặc tân trang khoảng 4,5 triệu quả đạn trong năm nay, so với tổng sản lượng của phương Tây là khoảng 1,3 triệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc Moskva hiện sản xuất số lượng đạn pháo nhiều hơn ba lần so với các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Số liệu do Bain & Company đưa ra cho thấy chi phí sản xuất trung bình một quả đạn pháo cỡ nòng 152mm của Nga là 1.000 USD, bằng 1/4 giá đạn 155mm mà NATO sử dụng có giá 4.000 USD.
Sky News nhấn mạnh tình trạng sản lượng đạn pháo của Mỹ và EU tụt hậu so với Nga đặt ra thách thức lớn cho quân đội Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga. Theo Sky News, quân đội Ukraine phàn nàn rằng họ chỉ có thể bắn một phát đáp trả cho mỗi 5 quả đạn pháo được phóng từ phía Nga.
Vào mùa thu năm 2023, Lầu Năm Góc xác nhận có kế hoạch tăng sản lượng đạn cỡ nòng 155mm từ 28.000 lên 100.000 quả mỗi tháng vào cuối năm 2025. Tháng 3 vừa qua, EU công bố rằng mục tiêu của khối là tăng công suất, sản xuất được 2 triệu quả đạn mỗi năm trong cùng khoảng thời gian với Mỹ.
Trong cuộc gặp với lãnh đạo các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga hôm 25/5, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh sản lượng đạn dược sản xuất nội địa đã tăng gấp 14 lần, sản xuất thiết bị bay không người lái tăng gấp 4 lần và việc lắp ráp xe tăng cùng xe bọc thép cũng tăng gấp 3,5 lần kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát tháng 2/2022.
Moskva đã nhiều lần cảnh báo rằng việc Mỹ và đồng minh chuyển vũ khí và đạn dược cho Kiev sẽ không ngăn Nga đạt được các mục tiêu quân sự của mình. Moskva đồng thời dự đoán điều này sẽ chỉ kéo dài cuộc giao tranh và có thể làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO. Theo các quan chức Nga, việc cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện quân đội Ukraine cho thấy các quốc gia phương Tây trên thực tế đã trở thành bên tham gia cuộc xung đột.
Binh sĩ Ukraine được NATO huấn luyện bất ngờ vì thực tế khắc nghiệt ở Kharkiv
Một số binh sĩ Ukraine mới đây tiết lộ về cuộc đụng độ ác liệt giữa một lữ đoàn được NATO huấn luyện với lực lượng Nga ở tỉnh Kharkiv.
Lính bộ binh Ihor, một cựu luật sư, nhớ lại cuộc chiến vào đầu tháng 8, khi lực lượng Nga tấn công làng Novoselivka trong tỉnh Kharkiv thuộc phía đông bắc Ukraine, nơi đại đội của ông đang bảo vệ, theo trang The Kyiv Independent ngày 1.9.
Lính bộ binh Ihor (phải) và đồng đội nhớ lại những ngày khó khăn của họ ở tỉnh Kharkiv
The Kyiv Independent
Cuộc tấn công nói trên của lực lượng Nga đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Binh sĩ Nga đã trinh sát vị trí bằng máy bay không người lái (UAV) và khi tấn công, súng cối của họ nhắm vào những điểm ẩn náu còn sót lại. Một quả đạn pháo rơi xuống phòng khách của ngôi nhà mà ông Ihor và một đồng đội đang kiểm soát. Họ sống sót vì tình cờ có mặt ở hàng lang của ngôi nhà.
Khi đó, pháo binh của Nga kiểm soát mọi ngả đường dẫn vào làng Novoselivka, chặn đứng đường tiếp viện và tải thương đến bệnh viện của lực lượng Ukraine. Đơn vị của ông Ihor, sau ba tuần nhận sự huấn luyện cơ bản của NATO và hai tháng được triển khai ở tỉnh Kharkiv, phải đối đầu trực tiếp với những binh sĩ Nga chuyên nghiệp với hỏa lực vượt trội.
Đơn vị của ông Ihor chỉ kiểm tra được số thương vong trong cuộc đụng độ khi trời tối. "Tôi đã mất đi nhiều đồng đội ở đó. Kể từ sau đó tôi đã không quay lại và cũng không muốn quay lại. Những gì tôi đã trải qua ở đó chỉ là sự hỗn loạn", ông Ihor chia sẻ.
Lữ đoàn mới
Đại đội của ông Ihor là một phần của Lữ đoàn cơ giới độc lập số 32, một trong những lữ đoàn mới mà Ukraine bắt đầu biên chế trong đầu năm nay. Đó cũng là một trong số ít lữ đoàn được bố trí trấn giữ mặt trận phía đông bắc, trong khi phần lớn quân đội và trang thiết bị đóng quân ở mặt trận phía nam, nơi các lực lượng Ukraine đang dần tiến về phía trước, theo The Kyiv Independent.
Trong khi họ đang thực hiện nhiệm vụ phòng ngự trước cuộc tấn công của Nga vào tỉnh Kharkiv, việc thiếu kinh nghiệm cũng như những hạn chế về huấn luyện và trang thiết bị đã khiến hai tháng thực chiến đầu tiên trở nên gian nan.
Trước tháng 1, Lữ đoàn số 32 không tồn tại và đại đa số binh lính của lực lượng này là dân thường, chưa bắn ai bao giờ. Lữ đoàn này được triển khai tới tỉnh Kharkiv, không xa thị trấn Kupiansk, nơi lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công lớn trong hơn một tháng rưỡi qua. Lực lượng Nga được cho là có tới 100.000 quân trong khu vực đó.
Binh sĩ từ các lữ đoàn khác nhau khẳng định với The Kyiv Independent rằng binh sĩ Nga ở khu vực là những người lính giàu kinh nghiệm và được trang bị tốt, được trang bị nhiều đạn pháo và hệ thống rốc két phóng loạt.
Các chiến sĩ thuộc Lữ đoàn cơ giới độc lập số 32 trong tháng 5.2023. Ảnh The Kyiv Independent
Những người lính từ Lữ đoàn 32 thường nói về tình trạng bị áp đảo bởi những binh sĩ Nga có năng lực và dường như không hề sợ hãi mà họ thấy trên trục tấn công nói trên. "Mọi thứ không giống như những gì bạn đọc trong các cuộc họp hằng ngày và từ tin tức", trung sĩ bộ binh Volodymyr của Lữ đoàn 32 khẳng định.
Giống như hầu hết các đơn vị Ukraine, Lữ đoàn 32 thiếu xe và đạn pháo. Hầu hết các trang thiết bị tốt đều được triển khai để phản công ở mặt trận trong tỉnh Zaporizhzhia, thuộc miền nam Ukraine. Lữ đoàn này cũng thiếu kinh nghiệm chiến trường, từ cấp bậc thấp đến sĩ quan chỉ huy. Họ cũng không có nhiều lựa chọn để dựa vào người khác.
Lữ đoàn 82 tinh nhuệ của Ukraine lộ điểm yếu trong phản công miền nam
Cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng và Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết họ sẽ không thể trả lời các câu hỏi về chủ đề này, theo The Kyiv Independent.
Hạn chế về huấn luyện của NATO
Tất cả lính bộ binh của Lữ đoàn 32 đều đã sang Đức để huấn luyện theo tiêu chuẩn NATO trong ba tuần. Một số binh sĩ ở Ukarine đã hào hứng lên đường vì nghĩ rằng việc huấn luyện sẽ giúp họ phát huy hiệu quả.
Họ đều khen ngợi việc rèn luyện thể chất. Sĩ quan báo chí Andriy Smiyan và phụ tá Oleksandr của lữ đoàn cho hay binh sĩ được huấn luyện cả về y học chuyến thuật giúp cứu mạng người lính, điều hiếm thấy trong các quân đội kiểu Liên Xô. Việc huấn luyện cũng đi kèm với một bộ trang bị đầy đủ cho mỗi binh sĩ.
Xe tăng Ukraine khai hỏa về phía binh sĩ Nga gần tiền tuyến ở tỉnh Kharkiv ngày 6.7. Ảnh Reuters
Tuy nhiên, những người lính đã nói chuyện với The Kyiv Independent không giấu được sự xem thường về chương trình huấn luyện vì dựa trên một kịch bản chiến trận không tồn tại ở Ukraine. Họ nói rằng các sĩ quan NATO không hiểu được thực tế trên các mặt trận Ukraine.
"Một lính bộ binh NATO biết rằng anh ta được hỗ trợ và có thể tiến lên với sự tự tin rằng nhiều khả năng anh ta sẽ không bị giết hoặc bị thương", ông Ihor nói. Ông còn nói rằng cách thức chiến tranh của NATO đòi hỏi các cuộc không kích được chuẩn bị quy mô lớn, các cuộc tấn công bằng pháo binh và rà phá bom mìn được tiến hành trước khi bộ binh được tung ra.
Bài bản như vậy thường không có tác dụng ở Ukraine. Với lực lượng không quân lạc hậu, nhỏ bé và những chiếc xe tăng T-64 cũ kỹ cùng tình trạng liên tục thiếu đạn pháo và xe bọc thép, bộ binh Ukraine thường phải giữ phòng tuyến chống lại các cuộc tấn công thăm dò và các cuộc đột kích bất ngờ của Nga, được pháo binh và nhiều UAV yểm trợ.
Binh sĩ Ukraine cho biết thêm đôi khi họ gặp khó khăn trong việc áp dụng chiến thuật đơn vị nhỏ của NATO vì thường không có đủ lực lượng yểm trợ để làm điều đó, theo The Kyiv Independent.
Quân Nga không được huấn luyện tốt, thiếu chỉ huy giỏi?
Nỗ lực sống còn
Tại các vị trí bộ binh, trung sĩ Volodymyr đã mô tả những chuyển biến khó lường trong chiến đấu. "Một hành động anh hùng - nhảy ra khỏi hầm, nổ súng loạn xạ về phía đối phương, rồi cuối cùng bị cụt tay hoặc chân, hay mất mạng? Như vậy để làm gì?", trung sĩ Volodymyr nói.
Để đến được các vị trí, binh sĩ phải đi bộ 5 km trong đêm khuya, không có nguồn ánh sáng, mang theo tất cả các trang bị vô cùng nặng nề. Trong khi đó, các vị trí đều đổ nát, có rất ít nơi còn có thể ẩn náu.
Thật nguy hiểm nếu thò một tay hay chân ra ngoài, chứ đừng nói đến việc đi vệ sinh, vì người Nga tương đối nhạy bén, có binh sĩ chuyên nghiệp và lực lượng đặc nhiệm bên cạnh lính nghĩa vụ. Họ được sàng lọc kỹ càng và ít có dấu hiệu sợ hãi, theo The Kyiv Independent.
Một khu vực bị hại ở tỉnh Kharkiv trong một cuộc tấn công bị cho là do Nga tiến hành vào tháng 9.2022.Ảnh Reuters
Những người lính bộ binh Ukraine đã chỉ trích chương trình huấn luyện dành cho họ là không thực tế, nhưng phần lớn đều thừa nhận việc huấn luyện cũng có ích ở một số mặt.
Các binh sĩ cũng quy trách nhiệm cho chỉ huy của họ về những quyết định cụ thể, chẳng hạn như đóng chốt trong một tầng hầm hẹp, không thể trốn thoát nhanh chóng nếu điều kiện trở nên nguy hiểm đến tính mạng. Ông Ihor đã mất đi một số người trong trường hợp như thế.
Nhưng không phải lúc nào các tình huống cũng đơn giản như trên. Sĩ quan báo chí Smiyan chỉ ra rằng các sĩ quan chỉ huy lữ đoàn phải đưa ra những quyết định tốt nhất có thể với thông tin họ có và chịu trách nhiệm với những gì xảy ra, theo The Kyiv Independent. Không có các cựu binh dày dạn trận mạc làm nòng cốt, chỉ huy của các lữ đoàn này cũng đang phải học việc như tất cả mọi người.
Những lời giải thích có lý nhưng không giúp những người lính lạc quan hơn. "Bộ binh phải tự gánh chịu toàn bộ gánh nặng", ông Ihor khẳng định.
Cựu chỉ huy NATO cảnh báo Mỹ sắp hết đạn dược khi xung đột Nga-Ukraine kéo dài Cựu Tư lệnh Đồng minh Tối cao NATO ở châu Âu James Stavridis mới đây cảnh báo rằng cả Mỹ và Ukraine đều đang cạn kiệt đạn dược khi cuộc xung đột với Nga kéo dài. Cả Mỹ và Ukraine đang có nguy cơ thiếu đạn pháo do xung đột với Nga kéo dài. Ảnh: Reuters Ông Stavridis đã nhận định với Bloomberg...