Đàn ông yếu sinh lý vẫn có thể làm cha?
Chức năng tình dục là một mối quan ngại lớn của những người đàn ông mắc bệnh rối loạn dương cương hay như ta thường gọi là yếu sinh lý. Họ thường tự hỏi liệu họ còn có thể “làm việc ấy” hay liệu họ có còn khoái cảm tình dục như xưa được hay không. Họ lo rằng họ không còn có cơ hội làm cha, rằng bạn bè của họ sẽ thấy họ không còn hấp dẫn, rằng người bạn đời rồi sẽ rời xa họ.
Những cảm nhận đó là sự thật, sau khi bị mắc bệnh hoặc chấn thương, đàn ông thường phải đối mặt với những thay đổi trong các mối quan hệ và hoạt động tình dục của họ. Tất nhiên, tinh thần của họ cũng thay đổi và những điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục của người bệnh.
Điều quan trọng là phải lưu ý rằng hoạt động tình dục lành mạnh bao gồm ôm hôn nồng thắm, sự chu đáo ân cần và tình yêu thương chứ không chỉ đơn giản là giao cấu. Tuy nhiên, những vấn đề quan tâm hàng đầu sau khi bị mắc bệnh tê liệt là khả năng cương cứng và đạt khoái cảm.
Hiện có nhiều phương thức điều trị (như thuốc viên, thuốc dạng pellet, chích và cấy vào cơ thể) để điều trị chứng rối loạn cương dương (Erectile Dysfunction – ED). Các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được những thông tin chính xác về những phương pháp khác nhau.
Phương pháp điều trị lâm sàng được biết đến nhiều nhất để trị chứng ED là Viagra (sildenafil) giúp cải thiện chất lượng cương cứng và hoạt động tình dục ở nhiều người đàn ông kể cả bị liệt hai chi. Một số bằng chứng lâm sàng đã cho thấy rằng thuốc Viagra có tác dụng tốt đối với những người đàn ông mắc bệnh rối loạn dương cương. Những người đàn ông mắc các vấn đề về huyết áp (cao hoặc thấp) hoặc bệnh tim mạch không nên sử dụng loại thuốc này. Dù những loại thuốc này có thể mang lại ích lợi cho những người đàn ông mắc bệnh tê liệt nhưng hiện không có dữ liệu lâm sàng về chúng.
Một phương pháp điều trị tình trạng cương cứng khác là tiêm thuốc (papavarine hoặc alprostadil) vào thân dương vật. Phương pháp này làm cương cứng dương vật trong khoảng một tiếng đồng hồ hoặc hơn. Cảnh báo: những loại thuốc này có thể dẫn đến hội chứng cương dương kéo dài (priapism), tình trạng cương cứng trong một thời gian dài có thể sẽ làm tổn thương dương vật. Việc tiêm thuốc để làm cương dương vật cũng có thể làm thâm tím, để lại sẹo hoặc gây nhiễm trùng và có thể không phải là biện pháp tốt nhất cho những người bị hạn chế chức năng này.
Còn một biện pháp khác là nhét thuốc vào niệu đạo. Một viên thuốc dạng tròn (có chứa alprostadil) được đặt vào niệu đạo làm các mạch máu giãn ra và bơm đầy vào khoang dương vật.
Bơm chân không là một phương pháp không xâm lấn, không sử dụng thuốc. Tuy nhiên các bạn cần phải được bác sĩ kê đơn sử dụng những thiết bị này, kể cả loại thiết bị chạy bằng pin phù hợp nhất cho những người bị hạn chế chức năng tình dục.
Lắp bộ phận giả vào dương vật là một sự lựa chọn khác, tuy nhiên đây là biện pháp vĩnh cửu và yêu cầu phải thực hiện phẫu thuật nên nó có mức độ rủi ro xảy ra biến chứng cao hơn những phương pháp khác. Việc phẫu thuật có thể gây chảy máu, nhiễm trùng, hoặc phản ứng dị ứng dẫn tới tình trạng mất cảm giác.
Video đang HOT
Khả năng phóng tinh và sinh sản cũng là những vấn đề lớn mà những người đàn ông mắc bệnh yếu sinh lý đang phải đối mặt. Họ muốn biết liệu họ còn khả năng làm cha nữa hay không? Khả năng phóng tinh không phải lúc nào cũng thực hiện được nhưng có những phương pháp để lấy được tinh dịch chứa mầm sống và thụ thai nhân tạo với trứng của người nữ với nhiều phương pháp. Và các bạn vẫn có thể làm cha như mọi người bình thường.
Theo VNE
Ung thư gan: nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng ngừa
Ung thư gan là 1 trong 6 căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới, đồng thời, đây cũng là 1 trong 3 bệnh gây tử vong nhiều nhất cho dân số toàn cầu.
Một khi đã mắc bệnh thì hy vọng cứu chữa là hoàn toàn là không thể, do đó ngăn ngừa là giải pháp duy nhất để đối phó với căn bệnh nan y này.
Ngày nay, cụm từ "ung thư gan" đã không còn xa lạ với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu về căn bệnh này và chính sự thiếu hiểu biết của họ lại chính là nguyên nhân khiến bệnh phát triển nhanh hơn, dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Gan là cơ quan chính đảm nhiệm chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Gan tạo ra các đơn vị xây dựng protein (amino acid), các proteins, dịch mật, cholesterol và chất béo. Các chức năng khác có thể kể đến là dự trữ chất dinh dưỡng và khử độc cho cơ thể. Gan là nơi cất giữ các carbohydrates và các vitamins cũng như chuyển hóa các chất dinh dưỡng hấp thu được từ thức ăn. Khi gan bị ảnh hưởng dẫn đến viêm gan mãn tính và xơ gan thì khả năng chuyển thành ung thư gan sẽ rất cao.
Có phải uống nhiều bia, rượu mới có nguy cơ bị ung thư gan?
Đúng là những người uống nhiều rượu, bia sẽ có nguy cơ bị ung thư gan cao vì các chất có cồn này sẽ làm cho gan bị xơ nhanh chóng. Tuy nhiên, đây không phải là con đường duy nhất dẫn đến bệnh ung thư gan.
Giảm rượu bia là giảm bớt gánh nặng cho gan
Hầu hết những bệnh nhân bị ung thư gan đều là do có bệnh viêm và xơ gan mãn tính gây ra. Mà những bệnh nhân có nguy cơ bị viêm và xơ gan thường là những người có thói quen tiêu thụ nhiều rượu, bia, thuốc lá; ăn nhiều thực phẩm có chứa Aflatoxin B1 (hóa chất tạo ung thư gan mạnh nhất), bị bệnh tiểu đường, béo phì...
Ngoài ra, những người bị viêm gan B, viêm gan C cũng có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn người bình thường.
Hiểu đúng về bệnh ung thư gan
Có 2 loại ung thư gan là ung thư tế bào gan nguyên phát và ung thư di căn gan. Ung thư tế bào gan nguyên phát chiếm tới 80% các trường hợp ung thư gan, nó bắt đầu xuất hiện từ tế bào gan. Theo nhiều chuyên gia thì nguyên nhân dẫn đến ung thư tế bào gan nguyên phát là do viêm gan mãn tính và xơ gan .Trường hợp ung thư di căn gan thường xuất phát từ tế bào của các phần khác của cơ thể lan đến gan . Ung thư di căn gan có thể từ: ung thư đường tiêu hóa, vú, phổi, ung thư tủy... Tùy theo cơ quan nào di căn đến gan mà gọi tên , ví dụ từ ung thư phổi thì gọi là ung thư gan thứ phát do di căn từ ung thư phổi.
Ung thư gan hầu như không có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu phát triển. Khối u thường âm thầm phát triển và khi các triệu chứng đã xuất hiện rõ rệt thì khối u cũng đã phát triển lớn và bệnh nhân đã ở giai đoạn nguy hiểm. Bệnh nhân sẽ tử vong sau 3-6 tháng kể từ khi mắc bệnh.
Khi bệnh đã trở nặng, người bị ung thư gan thường gặp các dấu hiệu như đau vùng gan, chán ăn, cảm giác đầy tức ở bụng trên, mệt mỏi, gan to, lá lách to, da vàng...
Phẫu thuật là chọn lựa điều trị cho ung thư gan. Do đó, nếu nghi ngờ ung thư gan, người bệnh cần được bác sĩ chẩn đoán, đánh giá một cách cẩn trọng và đi đến quyết định lựa chọn biện pháp điều trị nào.
Phòng bệnh ung thư gan không khó
Người dân Việt Nam, từ lâu đã xem ung thư gan như một dấu chấm hết cho cuộc đời của bất kỳ ai mắc phải căn bệnh quái ác ấy. Tuy nghiêm trọng và đáng sợ thế nhưng ung thư gan là bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa và kiểm soát được nếu chúng ta chủ động thực hiện được 3 việc sau đây:
- Thay đổi lối sống: Giữ cho mình lối sống lành mạnh, ăn uống những thực phẩm lành mạnh... là cách tốt nhất giúp bạn phòng bệnh về gan, đặc biệt là ung thư gan. Bạn nên tránh uống nhiều bia rượu, uống thường xuyên và kéo dài vì sẽ khiến các tế bào gan bị tổn thương, dẫn tới viêm gan và sau đó nặng lên thành xơ gan, ung thư gan. Đặc biệt, những người đã mắc viêm gan B, C nếu uống nhiều bia rượu thì khả năng mắc ung thư gan càng cao.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo như đồ chiên rán, nướng, mỡ động vật. Ngoài ra, cần tránh những thực phẩm bị mốc như lạc, ngô, đậu nành, gạo vì trong đó chứa chất aflatoxin là nguy cơ dẫn đến ung thư gan rất cao.
Hợp chất Polysacharid loại Krestin (PSK) và Polysacharopeptid (PSP) của nấm Vân Chi có trong Linten Fort giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ tế bào gan
- Tiêm phòng viêm gan B: Viêm gan siêu vi B là một mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng khi có đến 20% trường hợp bị nhiễm siêu vi B mãn tính sẽ chuyển thành xơ gan và ung thư gan. Tiêm ngừa viêm gan siêu vi B sớm là cách phòng ung thư gan hiệu quả nhất. Với người lớn, cần làm xét nghiệm trước khi tiêm. Nếu chưa bị bệnh thì tiêm 3 mũi, trường hợp quên mũi thứ 3 thì trong thời gian 3 năm (kể từ khi tiêm mũi thứ 2) có thể tiêm tiếp mà không cần lặp lại từ đầu. Nếu đã bị viêm gan B thì cần theo dõi, điều trị mà không tiêm chủng.
Viêm gan B rất dễ lây qua đường tình dục, đường máu, vì vậy, tốt nhất bạn cũng nên lưu ý để phòng ngừa nguy cơ lây bệnh từ người khác.
- Kiểm soát nguy cơ viêm gan siêu vi C: Hiện nay, chưa có vắc-xin ngăn ngừa viêm gan siêu vi C, do đó, căn bệnh này vẫn đang là mối lo ngại của nhiều người dân Việt Nam. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách. Vì vậy, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ để phòng bệnh, tránh phát hiện quá muộn khi bệnh đã diễn tiến nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, uống các loại thuốc có thể gây hại cho gan, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì một số loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan nếu được sử dụng trong một thời gian dài. Nếu bạn đang dùng thuốc có hại cho gan thì nên làm xét nghiệm kiểm tra men gan 3-6 tháng/lần để đảm bảo gan không bị hư hại.
Theo các chuyên gia gan mật, thực hiện đồng thời 3 việc nêu trên sẽ giúp chúng ta giảm đến hơn 90% nguy cơ mắc ung thư gan nguyên phát. Hãy chủ động thay đổi thói quen ăn uống và quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp bảo vệ cơ thể để loại trừ nguy cơ mắc ung thư gan cho bản thân và gia đình.
Theo VNE
Bạn trai cũ giành lại con khi mất khả năng làm cha Ra tù anh cưới một bà 60 tuôi với gia tài đô sô. Anh quay vê giành con bởi đã mất khả năng làm cha. Năm nay tôi 25 tuôi, giám đôc công ty bất động sản. Cuôc sông yên ổn nhưng quá khứ vẫn hiên diên trong tâm trí tôi. Ngày ấy, khi mới 18 tuổi, tôi gặp anh ở chỗ làm...