Đàn ông từng đi những đôi giày cao gót
Giày cao gót được công nhận là nữ hoàng của những đôi giày dành cho phái nữ. Tuy nhiên ít người biết chúng được phát minh ra để dành cho đàn ông..
Là biểu tượng thời trang, giày cao gót mang ý nghĩa rất lớn. Thiết kế giày cao gót có thể là một trong những thiết kế duy nhất gây đau đớn về thể xác nhưng bằng cách nào đó vẫn tồn tại trong nhiều thế kỷ.
Giày cao gót ban đầu được sử dụng bởi đàn ông. Ngay từ thế kỷ thứ 10, nhiều nền văn hóa cưỡi ngựa đã thiết kế gót cao trên bốt và trên giày, bởi vì giày cao gót giúp họ giữ thăng bằng tốt hơn trên yên ngựa (đó là lý do tại sao giày cao bồi có gót).
Trong quá khứ từ xa xưa, kỵ binh Ba Tư đã sử dụng giày cao gót, và xu hướng lan sang châu Âu vì các kỵ binh đi giày cao gót cho thấy có thể sở hữu và duy trì ngựa tốt hơn. Giày cao gót sau đó dần trở nên gắn liền với giới thượng lưu.
Theo đó, phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu bắt đầu đi giày cao gót, và sau đó giày cao gót trở thành một dạng trang phục của giới thượng lưu và trung lưu trong suốt thế kỷ 17.
Vào thời điểm đó, giày cao gót không phải là dấu hiệu của giới tính. Khi Louis XIV đi giày cao gót, ông ăn mặc đại diện cho sự nam tính quý tộc chuẩn mực vào thời đó.
Sau đó, giày cao gót bắt đầu có giới tính trong thiết kế của chúng. Giày cao gót nam rộng rãi và cứng cáp còn phụ nữ khác trở nên thon và nhiều trang trí hơn. Cuối cùng, vào thế kỷ 18, đàn ông coi những đôi giày cao gót là không thực tế, và giày cao gót đã chính thức trở thành một giày cho phái nữ.
Sau cuộc Cách mạng Pháp năm 1789, tầng lớp quý tộc và phong cách phù phiếm của họ đã không còn thịnh hành. Giày cao gót được coi là sự bất hợp lý và khoa trương khiến phụ nữ không còn hứng thú với chúng. Giày cao gót bị rơi vào quên lãng một thời gian dài sau đó.
Ngành công nghiệp tình dục ra đời cũng là lúc những đôi giày cao gót mỏng được ưa chuộng hơn bởi vì đôi giày cao gót hoạt động tuyệt vời khi bạn cần tạo dáng chỉ trong vài phút. Khi giày cao gót bước chân bước ra khỏi nhiếp ảnh và ra đường phố, vào văn phòng và nhà, các thách thức kỹ thuật nảy sinh xung quanh việc cố gắng làm cho một điều cơ bản không thoải mái trở nên thoải mái.
Video đang HOT
Vì vậy, mọi người cố gắng tìm cách đi dễ dàng hơn xung quanh các thiết kế. Có những đôi giày đế bằng có thể gập lại mà bạn có thể mang theo bên mình khi bạn không thể chịu đựng nỗi đau gót chân nữa, và Internet đầy rẫy những lời khuyên và mẹo để cải thiện điều này.
Trong những trường hợp cực đoan nhất, có những cuộc phẫu thuật để rút ngắn những ngón chân và cắt những dây thần kinh ở ngón chân. Tất cả để tránh sự đau đớn của giày cao gót. Nhưng bất kể chúng vừa vặn như thế nào, giày cao gót cho nam giới vẫn không thể trở lại.
Diễm Quỳnh
Cách đi giày cao gót không đau chân giúp bạn thêm tự tin
Thông thường, nếu đi giày cao gót không quen hoặc không đúng cách sẽ khiến chân bị đau. Vậy cách đi giày cao gót không đau chân như thế nào, bạn đã biết chưa?
Giày cao gót là một trong những kiểu giày mang lại sự quyến rũ và tự tin cho phái đẹp. Tuy nhiên, nhiều bạn không quen đi giày cao gót nên khi mang khiến chân bị đau. Vì vậy, bạn cần phải biết cách đi giày cao gót không đau chân để có thể bước đi tự tin hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn được loại giày cao gót phù hợp cũng như cách đi giày cao gót không đau chân.
Cách đi giày cao gót không đau chân giúp bạn thêm tự tin - Ảnh minh họa: Internet
Cách lựa chọn loại giày cao gót không đau chân
Chọn đúng size giày
Bạn nên đo chiều rộng và chiều dài của bàn chân ngay tại cửa hàng giày rồi yêu cầu nhân viên chọn cho mình cỡ giày phù hợp nhất. Thông thường, hai bàn chân có thể sẽ có kích thước khác nhau. Bạn có thể mua những đôi giày được đóng thủ công đúng theo kích thước từng bàn chân hoặc chọn đôi giày vừa vặn với kích cỡ của bàn chân.
Các thương hiệu thường có khi quy định về size giày hơi chênh lệch với nhau. Để đảm bảo lựa chọn một đôi giày cao gót hoàn hảo, hãy đến cửa hàng và thử trực tiếp nhiều kích cỡ khác nhau. Một đôi giày cao gót vừa vặn sẽ giảm cọ xát xung quanh bàn chân, giảm khả năng hình thành những vết chai ở gót chân.
Chọn đúng size giày sẽ giúp chân không bị đau khi di chuyển - Ảnh minh họa: Internet
Chọn những loại giày có gót to
Để tránh tình trạng chênh vênh và đau nhức chân thì bạn nên lựa chọn những đôi giày gót to - Ảnh minh họa: Internet
Gót giày càng nhọn sẽ càng dễ khiến cho bạn khó kiểm soát thăng bằng và khiến chân dễ bị đau hơn. Do đó, bạn nên chọn những đôi giày có gót hơi to như gót hình vuông, tam giác... để có được điểm tựa chắc chắn khi di chuyển. Khi đó, bạn sẽ bớt dồn sức vào mũi chân, hạn chế cảm giác đau, mỏi bàn chân.
Nếu bạn không muốn chênh vênh trên những đôi giày cao gót, bạn có thể lựa chọn một đôi giày đế xuồng.
Chọn giày có chất lượng tốt
Bạn nên mua một đôi giày từ các thương hiệu nổi tiếng hoặc làm từ chất liệu tốt sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái và tự tin hơn khi bước đi. Bạn cần để ý đến các đường may, chỗ ráp nối giữa đế giày và phần thân. Đồng thời, để cảm nhận được độ êm của giày bạn nên thử vào chân và đi một vài vòng. Ngoài ra, bạn có thể lắc nhẹ phần gót giày để kiểm tra độ chắc chắn và đảm bảo an toàn khi dùng.
4 cách đi giày cao gót không đau chân
Sử dụng băng cá nhân
Đây là cách giảm đau chân khi đi giày cao gót phổ biến được nhiều người áp dụng. Bạn có thể dán băng cá nhân vào gót chân trước khi mang giày cao gót để làm giảm ma sát và ngăn ngừa phồng rộp. Bạn nên chọn miếng dán có kích thước to hơn vùng da có thể bị ảnh hưởng.
Dán băng cá nhân vào gót chân trước khi mang giày cao gót giúp làm giảm ma sát khi di chuyển - Ảnh minh họa: Internet
Sử dụng phấn rôm
Sử dụng phấn rôm cũng là một trong những cách giúp giảm ma sát giữa bàn chân và đôi giày. Bạn chỉ cần rắc một ít phấn vào trong giày, cách này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn không đi tất khi mang giày. Tuy nhiên, bạn cần phải lau khô chân hoàn toàn trước khi mang giày.
Dùng miếng lót đệm
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc giữ phần gót giày và đau chân khi di chuyển thì bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của những miếng lót đệm được thiết kế bằng vải hoặc silicone. Chúng có tác dụng ngăn chân bạn di chuyển về phía trước, từ đó hạn chế áp lực dồn lên phần mũi giày đồng thời tăng diện tích tiếp xúc giữa giày và lòng bàn chân để trọng lượng cơ thể có thể trải đều. Nhờ đó, bạn sẽ không cảm thấy đau chân và nó còn giúp bạn đi lại dễ dàng và thoải mái hơn.
Dùng miếng lót đệm sẽ giảm đau chân khi đi giày cao gót - Ảnh minh họa: Internet
Đặc biệt, cách giảm đau chân khi đi giày cao gót này còn có thể giúp bạn khắc phục trường hợp giày hơi rộng so với bàn chân, vì các miếng lót sẽ lấp đầy khoảng trống có trong giày.
Chuyển động đều từ gót chân đến mũi bàn chân
Thông thường các chị em mới đi giày cao gót sẽ chạm mũi chân xuống đất trước gót chân. Tuy nhiên, đây không phải là cách chuyển động đúng, điều này sẽ khiến trọng lượng dồn nhiều vào ngón chân gây đau và phồng rộp.
Cách đi giày cao gót chuẩn mà bạn cần biết là phần gót chân phải tiếp đất trước sau đó mới tới phần mũi, để khi nhấc chân thì gót chân cũng sẽ rời mặt đất trước. Với cách này, áp lực lên chân sẽ được giảm bớt và giúp bạn di chuyển dễ dàng và trông tự nhiên hơn.
Chuyển động đều từ gót chân đến mũi bàn chân giúp giảm áp lực lên chân khi di chuyển - Ảnh minh họa: Internet
Hy vọng với những thông tin chia sẻ về cách đi giày cao gót không đau chân sẽ giúp bạn biết cách để di chuyển tự tin hơn với đôi giày cao gót của mình. Với những cô nàng mới làm quen với giày cao gót thì việc học cách đi giày cao gót sao cho thoải mái là thực sự cần thiết.
Cúc Nguyễn
Những đôi giày bánh ngọt đẹp đến mức không nỡ ăn Môt nghê si ngươi My đa khiên moi ngươi 'không kiêm long đươc' vơi những đôi giày banh ngot đôc đao. Chris Campbell, một nghệ sĩ đến từ Florida (My), đã thanh công khi hiên thưc hoa y tương vê sư kêt hơp 'không tương' giưa món tráng miệng ngon và đôi giày đẹp. Các tác phẩm của anh nhân đươc nhiêu lơi...