Đàn ông trả tiền để mua sự ga lăng?
Để được nàng nhận lời yêu, anh đã phải bỏ ra một khoản tình phí khổng lồ để tán tỉnh.
Nhân chuyện cô bạn thân đăng tải những dòng status chỉ trích đàn ông thiếu ga lăng vì “không đủ tiền chi trả bữa cà phê khi hẹn hò”, tôi mạn phép được bày tỏ quan điểm của mình.
Tôi không hiểu sao chị em phụ nữ lại có lối suy nghĩ mặc định việc đi ăn chung, đi chơi chung thì đàn ông con trai thường phải trả tiền. Trong khi xã hội ngày nay thay đổi theo hướng tích cực, không còn lề thói trọng nam khinh nữ, hai giới có quyền bình đẳng như nhau.
Bất kể việc gì đàn ông có thể làm, phụ nữ cũng làm được. Ngay cả việc ra ngoài kiếm tiền, phụ nữ làm giỏi không kém gì nam giới. Thế nhưng, quan niệm “đàn ông trả tiền” vẫn không thay đổi. Thậm chí, nó được coi là thước đo đánh giá nhân cách và bản tính của một con người.
Nhiều cô gái không ngại “vạch mặt” bạn trai khi anh ta không đủ trả tiền cho một chuyến đi chơi hay một bữa đi ăn ở nhà hàng khá sang trọng. Các cô thẳng thắn nhận định “loại đàn ông đó không ga-lăng”.
Thực ra, chính một bộ phận con gái không hiểu được định nghĩa chính xác của cụm từ “ga-lăng”, mà nó chỉ được đánh giá qua cách “văng tiền” của cánh mày râu. Anh nào mạnh tay chi tiền liền được khen “ôi, ga-lăng thế”, ngược lại anh nào e dè hay cầm hóa đơn thanh toán thắc mắc này nọ lập tức bị coi thường, chê trách “ông này tính toán thật, mới bằng đó mà đã sợ…”.
Chưa hết, đi đâu chơi con gái cũng thích đùn đẩy việc trả tiền cho đám con trai cứ như đó là trách nhiệm bắt buộc họ phải làm. Nếu con trai đứng dậy ra về quên không trả tiền, lập tức sẽ bị gọi lại thanh toán xong mới được thả.
Anh nào cả gan đứng dậy không thanh toán, sẽ được nhận những ánh mắt hình viên đạn xoáy không thương tiếc, có khi còn bị mỉa mai giữa chốn đông người “Thế mà cũng là đàn ông sao?”.
Đàn ông thì sao chứ? Chúng tôi cũng giống như các bạn, cũng phải nai lưng kiếm tiền trang trải cho cuộc sống và lo đủ thứ trên trời dưới đất. Chẳng nhẽ chúng tôi phải luôn bỏ tiền ra cho các cuộc nhậu, hò hẹn, liên hoan để được các bạn tán thưởng là ga-lăng sao? Vậy thì tại sao không phải là các bạn gái thể hiện ga-lăng với chúng tôi?
Video đang HOT
Để cưa được nàng, anh đồng nghiệp của tôi đã tốn một khoản tình phí rất lớn (Ảnh minh họa)
Đối với cánh mày râu, vì sự tự tôn của một người đàn ông, sẽ không bao giờ để ý tính toán những khoản chi tiêu vặt vãnh. Nhất là với phụ nữ, chúng tôi luôn nghĩ được đi chơi với các bạn đã là một vinh dự. Việc trả tiền cho những cuộc đi chơi, trò chuyện như thế là lẽ đương nhiên, không đáng nói. Tuy nhiên, mọi thứ cần phải có chừng mực.
Trong cuộc nhậu với đám đồng nghiệp, anh bạn tôi thở dài thườn thượt và không ngừng than vãn về chuyện tình phí quá đắt đỏ . Để hẹn hò và được yêu, anh ta phải chi trả quá nhiều tiền cho những món quà làm quen, những cuộc điện thoại dài hàng giờ để nói chuyện tìm hiểu.
Khi được nàng bật đèn xanh, anh ta còn phải nghĩ đến những địa điểm sang trọng cho những cuộc hẹn, nhằm tạo được ấn tượng tốt đẹp với bạn gái. Thậm chí, anh phải luôn chiều theo ý nàng: ăn gì, đi chơi ở đâu, mua gì… Tất cả đều do anh ta dốc ví thanh toán.
Theo như lời anh đồng nghiệp kể, mỗi lần đi chơi với nàng đều phải bỏ ra ngót nghét 2 triệu, bằng 1/3 tháng lương anh kiếm được.
Sẵn sàng vung tay với một số tiền lớn để ga lăng với bạn gái là thế nhưng sau những cuộc chơi xa xỉ, anh lại phải tằn tiện với cuộc sống của chính mình. Điều đáng nói, mỗi khi bỏ tiền ra mua quà cho bố mẹ hay bạn bè, anh lại không ngớt lời than thở “tiếc đứt ruột”.
Thiết nghĩ, đồng nghiệp của mình bỏ tiền để mua sĩ diện cho bản thân, còn khi cô gái ấy đã thực lòng yêu thương, chắc chắn họ sẽ không đòi hỏi quá cao sang. Chưa kể, cô gái đó còn giúp người yêu tiết kiệm, tính toán sao cho hợp với ví tiền vốn có.
Phản bác lại suy luận của tôi, mấy người đồng nghiệp khác đưa ra đủ dẫn chứng nói rằng phụ nữ thời nay sống thực dụng quá. Họ thích quen thân với một người đàn ông có tiền, phóng khoáng rút hầu bao cho những buổi đi chơi, tiệc tùng hơn là một anh chàng khéo ăn khéo nói mắc bệnh “viêm màng túi”. Bởi lẽ, đi cạnh những người đàn ông có tiền bao giờ cũng có cảm giác an toàn và không phải đắn đo tiết kiệm. Vì tiền không phải là của mình, tiền trong ví của “kẻ địch” nên cứ thoải mái tiêu pha không dè dặt.
Điều đó, giải thích vì sao nhiều cô gái đi chơi với bạn trai lại thả phanh gọi đủ thứ đồ ăn, thức uống mà không cảm thấy lãng phí. Một số phụ nữ giữ quan điểm “trả tiền là bổn phận của đàn ông”, đi với bất cứ người con trai nào dù không phải người yêu, họ cũng không bao giờ chịu trả hay chia tiền. Vì thế nhiều người còn tiến tới mục đích lợi dụng nguồn tài chính “chùa” đó.
Xã hội hiện tại của chúng ta đang thiên về vật chất và tiền bạc. Hai thứ này được coi là phương tiện để duy trì và đảm bảo một cuộc sống đủ đầy. Do đó, một cô gái sống thực tế họ sẽ không ngại nói thẳng suy nghĩ của bản thân, họ không quan ngại khi bày tỏ quan điểm về một tương lai với những đại gia hay những người đàn ông có tiền. Thậm chí, họ dám nói thẳng những điều không có lợi, dám chỉ trích những người đàn ông không có tiền.
Điều đó, dễ lý giải cho suy nghĩ, tiềm thức bấy lâu nay của người Việt: “đàn ông phải là người trả tiền”. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, “quy luật” này không do phụ nữ tạo nên. Nguyên nhân cũng cũng vì đàn ông “chiều chuộng” quá khiến phụ nữ sinh hư.
Thử nghĩ xem, nếu cánh mày râu không sĩ diện, quăng tiền để thể hiện sự ga lăng trước mặt phụ nữ hay muốn chứng tỏ mình là người có thật nhiều tiền để thu hút sự ngưỡng mộ và tình yêu từ các cô. Vậy hỏi có cô gái nào dám bắt họ đứng ra trả tiền, hay nhìn vào ví tiền đánh giá nhân cách của đàn ông?
Theo VNE
Bồ phong độ, ngọt ngào ga lăng đến mấy cũng chỉ là bồ
Nếu cái nhà chính quá cũ nát xập xệ, người ta có thể đập đi xây mới, cũng có thể biến nhà chính cũ thành cái công trình phụ, chẳng mấy bác dám nâng cấp cái công trình phụ thành nhà chính.
Ảnh minh họa
Đôi khi, ngồi trên xe dọc tuyến đường 5 về Hà Nội, mình lại thấy buồn cười khi nhìn nhan nhản biển quảng cáo "Nhà nghỉ". Gọi là nhà nghỉ nhưng đã vào đấy thì nghỉ làm sao được, nhà nghỉ sinh ra để phục vụ cho nhu cầu được lao động của cánh mày râu, có khi chúng ta đổi tên thành nhà "Mệt nghỉ" hoặc nhà "Lao động", vì đã vào đấy làm gì có ai được nghỉ. Ai vào đấy cũng bận cả, vừa bận, vừa vội vàng, vừa mệt, vừa háo hức lo sợ. Có câu chuyện vợ gọi điện cho chồng: "Anh đang ở đâu đấy? Sắp về chưa". Chồng trả lời: "Anh đang bận lắm em ạ, ở Quảng Ninh, công việc phát sinh, có khi mai mới về được". Vợ: "Thế à? Anh mặc quần áo vào rồi ra mở cửa cái Quảng Ninh của anh tôi bảo".
Ngoại tình cho người ta cảm giác thú vị như người ăn vụng, ăn một vài miếng thấy ngon, cũng món ấy được ăn cả mâm lại ngán tận cổ. Nhiều ông có vợ xinh như hoa, vẫn âm thầm chăn rau sạch ở ngoài để thỉnh thoảng đổi món. Nhiều bác nhà cửa đủ đầy, vợ đẹp con ngoan cũng vẫn bỏ cửa bỏ nhà đi làm "nông dân" trồng rau sạch, nuôi ngựa, chăn gà đến là vất vả. Hỏi tại sao? Tại vì bồ lúc nào cũng ngọt ngào, mới mẻ và dịu dàng hơn vợ.
Nếu đàn ông không nghe điện thoại, vợ gọi lại ngay, gắt gỏng "Anh làm cái gì mà không nghe điện thoại". Bồ nhắn tin: "Anh đang bận à? Hôm nay anh có mệt không". Bồ gặp anh lúc nào cũng quần lượt áo là, thơm tho lịch sự, vợ lúc nào cũng tất tả mồ hôi, tay làm miệng quát, luôn gặp anh trong bộ đồ mặc nhà, nói những câu anh nghe đến thuộc lòng: Sao về muộn? Sao không sửa điện? Sao không đóng tiền học cho con? Sao đưa tiền ít, hàng ngày "Vì sao" của vợ là lý do anh thấy cô bồ tỏa sáng lung linh, là bến mơ khi anh như con thuyền mỏi mệt.
Chuyện âu yếm ái ân với bồ anh phải thể hiện mình là người phong độ, nay bài này, mai bài nọ; với vợ anh tặc lưỡi: Tàu nhanh như truyền thống cho xong. Anh nói chuyện cả ngày với bồ, tâm sự chuyện nhân tình thế thái. Còn vợ năm thì mười họa anh mới gọi điện, chỉ để thông báo cụt lủn hôm nay về muộn, không ăn cơm nhà. Trong cái vòng xoay luẩn quẩn, ông nọ cắm sừng lên đầu ông kia, nhìn lại ông nào đầu cũng đầy sừng.
Phụ nữ phải ra sức kiểm soát chồng, kiểm soát bản thân để mình đừng sa ngã hoặc buông tay trao lại tự do cho người kia. Sau một thời gian, người vợ tội nghiệp, nạn nhân của anh chồng ngoại tình sẽ lại trở thành kẻ thứ 3 khác, phá hoại hạnh phúc gia đình một người phụ nữ khác. Họ lại làm giàu cho các nhà nghỉ, khách sạn với sự bận rộn của mình. Chỉ có những đứa trẻ hụt hẫng bơ vơ, thiếu cha vắng mẹ khi mất đi một gia đình đầm ấm, hạnh phúc đủ đầy. Những cơn say nắng luôn mang lại cho người ta cảm giác thú vị. Cũng như say rượu, nếu bạn chỉ say chếnh choáng thôi thì vui nhưng khi đã say khướt ra rồi sẽ mệt lắm.
Một số bác luôn phân biệt giữa cuộc chơi và cuộc đời, giữa vợ con và các thú vui giải trí, giữa tình yêu và rau sạch nhưng khi chân nhúng chàm, chẳng mấy bác phân biệt rõ ranh giới mỏng manh ấy làm gì cho tổn thọ. Việc chơi cứ chơi cho thỏa đi đã; cơi nới mà không đập phá là được, có vợ lo công việc nhà cửa, có bồ cho niềm vui, nên cơi nới sửa chữa cũng như một nghề tay trái.
Nói nhỏ với những cô bồ rằng: Với các anh, đã có nhà chính sẽ chỉ cơi nới thêm công trình phụ, nghĩa là xây thêm nhà tắm, phòng ngủ, bếp, nhà vệ sinh, bể nước, sân vườn... Nếu cái nhà chính quá cũ nát xập xệ, người ta có thể đập đi xây mới, cũng có thể biến nhà chính cũ thành cái công trình phụ, chẳng mấy bác dám nâng cấp cái công trình phụ thành nhà chính. Bất cập vô cùng! Vậy nên, khi làm bồ cần cân nhắc tương lai và thời hạn của mối quan hệ. "Ăn vụng thì ngon, ăn nguyên con chạy mất cả dép".
Bồ phong độ, ngọt ngào ga lăng đến mấy cũng chỉ là bồ. Lấy về làm chồng (hoặc làm vợ), gạo thổi thành cơm, kiểu gì chẳng nát, chẳng khê, chẳng sống, rồi cũng thiu y như nồi cơm cũ. Nhà nghỉ ngày lại mọc nhiều thêm.
Theo VNE
Tôi âm thầm lên kế hoạch khiến chồng không còn khả năng làm bố Anh và một ả nhân viên công ty đang ôm ấp nhau tình tứ ngay dưới sàn. Khi tôi đẩy cửa vào, họ còn trân trân nhìn lại tôi như chính tôi là kẻ phá bĩnh cuộc vui của họ vậy. Tôi lấy chồng khi vừa bước khỏi cổng trường đại học. Năm ấy tôi tròn 22 tuổi. Anh ngày ấy là 1...