Đàn ông Thụy Sĩ được nghỉ 10 ngày chăm vợ đẻ
Sau cuộc trưng cầu dân ý, người dân Thụy Sĩ đồng ý để đàn ông nước này được “nghỉ thai sản” 10 ngày có lương để chăm vợ sinh con.
Các ông bố Thụy Sĩ trước đây chỉ được nghỉ một ngày khi con chào đời. Tuy nhiên, sau cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành hôm 27/9, họ sẽ được hưởng 10 ngày phép có lương để chăm sóc vợ vừa sinh con, khiến Thụy Sĩ trở thành quốc gia Tây Âu cuối cùng đảm bảo quyền hưởng lương khi đàn ông nghỉ thai sản.
Noemie Bouchet và Arnaud Joal, cặp vợ chồng mới sinh con hồi tháng 4 ở Geneva. Ảnh: Reuters.
Quốc hội Thụy Sĩ đã thông qua quy định nghỉ thai sản cho đàn ông năm 2019. Tuy nhiên, các chính trị gia bảo thủ đã thu thập hơn 50.000 chữ ký phản đối quy định này, buộc vấn đề phải được đưa ra trưng cầu dân ý theo luật Thụy Sĩ. Kết quả sơ bộ của cuộc trưng cầu dân ý hôm qua cho thấy khoảng 60% người dân tán thành quy định.
Luật mới dự kiến áp dụng từ 1/1/2021. Theo đó, người bố có thể nghỉ phép 10 ngày trong vòng 6 tháng sau khi vợ sinh con. Họ sẽ được hưởng 80% tiền lương, với mức tối đa 210 USD/ngày. Các công ty có thể kéo dài thời gian nghỉ phép hoặc tăng tỷ lệ phần trăm lương được hưởng cho các ông bố.
Video đang HOT
“Đây là dấu hiệu rõ ràng về một chính sách gia đình tiên tiến”, nhà lập pháp Min Li Martin nói. “Vẫn còn rất nhiều việc phải làm để cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp”.
Patricia Purtschert, một giáo sư nghiên cứu giới tính tại Đại học Bern, lưu ý luật chỉ áp dụng cho cha mẹ ruột. “Nó không áp dụng cho cha mẹ nuôi hoặc đồng giới”, bà nói. “Vẫn còn khá nhiều người đang thực hiện nghĩa vụ cha mẹ mà không được hưởng lương”.
Dù là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới tính theo thu nhập đầu người, Thụy Sĩ lại tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu vực về quyền phụ nữ và bình đẳng giới. Năm 1971, phụ nữ nước này mới được trao quyền bầu cử và trước năm 1988, các bà vợ Thụy Sĩ muốn đi làm phải được chồng cho phép.
Pháp, Thụy Sĩ yêu cầu người dân không hôn má để phòng COVID-19
Bộ trưởng Y tế Pháp và Thụy Sĩ lần lượt khuyến cáo người dân tránh truyền thống hôn má để chào hỏi hoặc tạm biệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran phát biểu trong buổi họp báo tại thủ đô Paris ngày 29.2 Ảnh AFP
"Người dân nên hạn chế sự tiếp xúc như 'La bise' (hôn má)", Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran nói trong buổi họp báo sau phiên họp chính phủ ngày 29.2 về tình hình dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra, theo CNN. Ông Veran cũng khuyến cáo người dân nên tránh bắt tay.
Thụy Sĩ cũng có truyền thống hôn má xã giao tương tự Pháp. "Người dân Thụy Sĩ nên xem xét từ bỏ hôn má để tránh lây lan SARS-CoV-2", Bộ trưởng Bộ Y tế Thụy Sĩ Alain Berset đưa ra khuyến cáo vào ngày 1.3, theo Reuters.
"Chúng ta nên giữ một khoảng cách nhất định để làm chậm sự lây lan của dịch COVID-19. Đó là lý do tại sao từ bỏ hôn má là một biện pháp cần được xem xét nghiêm túc", ông Berset nói.
Trong khi đó, chính phủ Pháp đã thừa nhận khó theo dõi những nụ hôn nhưng các nghiệp đoàn đưa ra lời khuyến cáo tương tự cho người lao động và được một số công ty, nhà máy hưởng ứng.
Nhà sản xuất bìa cứng Saica Pack ở phía tây nam thủ đô Paris đã gắn biển ghi nhớ "đừng hôn hay bắt tay", "chỉ nên dùng lời nói lời chào hỏi" để phòng dịch COVID-19.
Tính đến nay, có 2 trường hợp tử vong vì COVID-19 ở Pháp cùng 100 ca nhiễm và chính phủ áp dụng nhiều biện pháp đề phòng bao gồm hủy sự kiện lớn.
Pháp trong tình báo động giữa lúc Ý, điểm nóng dịch Covid-19 ở châu Âu, có số người nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tăng vọt với hơn 1.100 ca và số người chết là 29.
Ở Đức, trẻ em được dạy bắt tay thật chặt, nhưng nay các chuyên gia y tế và bác sĩ đang cố gắng thuyết phục mọi người từ bỏ truyền thống này giữa lúc dịch COVID-19 lan rộng khắp châu Âu.
Tại bệnh viện Virchow ở thủ đô Berlin (Đức), các bác sĩ đã ngừng bắt tay với bệnh nhân, bao gồm cả những người không mắc bệnh truyền nhiễm, sau khi nước này ghi nhận 79 ca nhiễm COVID-19.
Dịch COVID-19 đã lan sang hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nâng đánh giá rủi ro lên mức cao nhất.
Trên toàn thế giới, gần 3.000 người đã tử vong và gần 87.000 người nhiễm SARS-CoV-2 kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở TP.Vũ Hán (Trung Quốc) cuối năm ngoái.
Theo thanhnien.vn
Khởi động điều tra quốc tế về Covid-19 Ủy ban điều tra độc lập gồm 13 thành viên do WHO lập ra bắt đầu cuộc điều tra về cách thế giới ứng phó đại dịch Covid-19. Ủy ban này tập hợp các chuyên gia y tế hàng đầu, một cựu thủ tướng, một người đoạt giải Nobel, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lập ra nhưng hoạt động độc...