Đàn ông ‘Sợ vợ’: Lợi đủ đường
Quý ông sợ vợ thường không dám sống buông thả, phải về nhà sớm, bỏ được nhiều thói quen xấu, nhờ đó có sức khỏe tốt và sống lâu hơn.
Ảnh minh họa: News.
Theo Health Sina, đàn ông sợ vợ thường cảm thấy xấu hổ vì bị bạn bè châm chọc là ‘núp váy đàn bà’. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy sợ vợ chính là nét tính cách giúp nam giới có lối sống lành mạnh, địa vị xã hội tốt hơn và đời sống tinh thần ổn định, ít gặp các vấn đề về sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu đúc kết 9 lợi ích đó như sau:
Sợ vợ giúp đàn ông khỏe mạnh hơn
Hầu hết bà vợ không muốn chồng hút thuốc, uống rượu, không sống buông thả, tan sở phải về nhà sớm. Trong trường hợp này, đàn ông nghe lời vợ sẽ có lối sống quy củ, thay đổi được nhiều thói quen xấu trước khi kết hôn. Họ cũng chăm chỉ làm việc nhà và rèn luyện cơ thể nhiều hơn nên tự khắc sức khỏe sẽ tốt lên và sống lâu hơn.
Đàn ông sợ vợ thường có cuộc sống trên mạng lành mạnh
Người sợ vợ ý thức được sự cám dỗ của các trang web xấu, vì vậy có trách nhiệm và cẩn trọng hơn khi chat hoặc trò chuyện. Vì sợ vợ buồn, anh ta tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích giúp nâng cao chất lượng đời sống vợ chồng và sức khỏe cho gia đình. Để làm vợ vui, họ còn dành thời gian tìm kiếm những ca khúc hay, mẩu chuyện thú vị hài hước, công thức nấu ăn ngon để chia sẻ với bạn đời.
Video đang HOT
Sợ vợ giúp tiết kiệm tiền
Đàn ông sợ vợ thường lấy bà xã làm cớ để cự tuyệt những cuộc ăn chơi tốn kém của bạn bè. Họ tiết kiệm được tiền rượu, bia, thuốc lá, sớm đạt các mục tiêu lớn như mua nhà, xe hơi.
Sợ vợ để bảo vệ sự ổn định xã hội
Ổn định gia đình là nền tảng cho sự ổn định xã hội. Bạo lực gia đình giảm mang lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia. Lực lượng công an, cảnh sát không phải hao tốn nhiều sức lực và thời gian để giải quyết các vụ mâu thuẫn vợ chồng, tỷ lệ ly hôn giảm cũng giúp tòa án tập trung sức lực để xử lý những vụ án quan trọng khác.
Sợ vợ có lợi cho công việc
Người sợ vợ sau một thời gian dài thường được rèn luyện tính cẩn thận chu đáo, tốc độ phản ứng nhanh. Đặc điểm này rất thích hợp cho những công việc có tính bảo mật cao. Khi viết hồ sơ xin việc đừng ngại ghi thêm chi tiết này vào. Nếu người sử dụng lao động bỏ qua chi tiết này thì rõ ràng họ không khôn ngoan.
Sợ vợ là biểu hiện của người có địa vị
Người sợ vợ trước khi làm bất cứ việc gì đều lên kế hoạch, tìm ra lối thoát cho những trường hợp ngoài ý muốn. Đây là một trong những tố chất không thể thiếu của các chính trị gia. Tổng thống Bill Clinton là một bằng chứng. Người sợ vợ thường giỏi giữ lời hứa với vợ, điểm này cũng thích hợp với các chính trị gia khi đối diện với cử tri
Sợ vợ là sự thay đổi tư tưởng gia trưởng
Thái độ sợ vợ đã thay đổi tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ trong gia đình Đông Á từ nghìn xưa. Những người đàn ông sợ vợ thường hy sinh cái tôi của mình để giữ gìn hạnh phúc và nếp sống gia đình.
Sợ vợ thực chất là yêu vợ
‘Sợ’ ở đây đúng nghĩa là ‘yêu’, chứ không phải sợ hãi. Sợ vợ thực chất là tôn trọngý kiến của người bạn đời, nhận ra những ý kiến đó hợp lý để giúp bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Ví dụ khi bạn đi làm, nếu sợ sếp thì làm việc nghiêm túc hơn, chủ tiệm sợ mất lòng khách thì phục vụ chu đáo hơn, quan sợ mất lòng dân thì đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
Sợ vợ có lợi cho mối quan hệ cha con
Khi người đàn ông trụ cột gia đình không ngại làm bất cứ công việc nhà nào như dọn dẹp nhà cửa, thay tã, dỗ con thì sẽ trở thành tấm gương thiết thực cho con trai mình về việc tự lập và tôn trọng phụ nữ. Đây là cách tốt nhất để dạy con trai biết cách chia sẻ, đồng thời giúp con gái thêm tin tưởng vào cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.
Theo VNE
Sợ vợ sẽ 'xử cả đôi' mà tôi đau lòng dứt tình với cô đồng nghiệp
Tôi thấy kiệt quệ về tinh thần và thể xác. Ở bên vợ mà không cảm nhận được sự chia sẻ, chỉ thèm cảm giác được cô đồng nghiệp động viên.
Tôi 43 tuổi, bôn ba tây tàu đều đủ cả nhưng không ngờ lại không vượt qua được chuyện khổ ải này. Sinh ra trong gia đình khá giả nhưng tính tôi tự lập, đi làm được vài năm thì tôi ra nước ngoài làm việc. Sau 8 năm bôn ba, tôi trở về. Hơn một năm tìm hiểu em, tôi cưới dù lúc đó cũng có nhiều phân vân. Em không hoà hợp với gia đình tôi, tuy rất giỏi nhưng có tính hiếu thắng quá trớn và máu điên. Cứ nghĩ hai nhà nói chuyện rồi thì cưới rồi về từ từ điều chỉnh. Thế mà chỉ vài tháng sau cưới đã thấy không ổn, khi tôi dự định ly hôn thì lại cấn thai, vì trách nhiệm với vợ con, tôi an phận.
Chúng tôi ở chung với mẹ già vì tôi là con út, mẹ người gốc Nam, vợ gốc Huế, đụng nhau chan chát. Cuối cùng chúng tôi ra ở riêng, nói dối mẹ là đi thuê trọ nhưng thực ra tôi mua đất và xây nhà. Đến nay đã 2 năm nhưng tôi vẫn nói dối mẹ, điều này làm tôi khổ tâm vô cùng. Mẹ nay gần 80 tuổi, vẫn ở một mình, nhiều khi tôi đau lòng mà cũng không biết làm sao ; ở chung thì không ngày nào vui cả, mẹ và vợ không ai chịu ai. Còn ở riêng thì tôi bận con cái, công việc nên chỉ về thăm mẹ cuối tuần.
Vì con, tôi phải buộc lựa chọn như vậy. Đã 7 năm nay, chúng tôi càng ngày càng có những điều không hoà hợp, cứ sống như hai người bạn cùng nuôi con. Vợ tôi rất giỏi, dù bằng tuổi tôi nhưng trẻ vì nhà có điều kiện. Vợ làm công ty riêng nên cũng thoải mái giờ giấc nhưng rất hiếm khi nấu được bữa cơm, hay đi đón đưa con. Hàng ngày tôi lo đưa và đón con đi học, chiều về hai cha con ghé tiệm ăn tối hoặc tôi về nhà nấu cơm hai cha con cùng ăn. Vợ hiếm khi về trước 19h tối và kén ăn nên món tôi nấu em ăn không được. Tiền làm ra mỗi người tự quản, mua sắm thì chia chung, vợ tôi cũng vất vả kiếm tiền vì em muốn phải có nhiều tiền dù nhà không thiếu gì. Em cũng muốn tôi làm cao kiếm tiền nhiều nhưng lại cũng muốn tôi phải lo việc nhà, con cái. Vì điều này mà vợ chồng cũng không vui, dù vậy nhưng chúng tôi không bao giờ tranh cãi.
Vì muốn lo cho vợ con nên tôi dần dần phải đánh đổi gia đình, bạn bè. Tôi không còn thời gian để dành cho những người thân khác vì mỗi lần đi ra ngoài thì vợ lại tỏ ý không vui dù em có thể đàn đúm bạn bè thường xuyên. Năm ngoái, tôi có tình cảm với một nữ đồng nghiệp ở sở làm. Cô ấy cứ im lặng chia sẻ với tôi những vui buồn trong cuộc sống, chỉ lắng nghe và động viên mỗi khi tôi buồn hay giận chuyện nhà. Rồi tôi nhận ra tôi yêu cô ấy quá nhưng cứ cất giữ trong lòng và thấy ngột ngạt. Cuối cùng tôi thổ lộ, cũng chỉ dừng lại ở việc mỗi ngày nhắn tin động viên nhau. Thời gian đó tôi như được hồi sinh, cứ ra khỏi nhà tôi tạm quên đi những mệt mỏi của cuộc hôn nhân mà bấy lâu đã chai lỳ cảm xúc, chỉ khi về nhà tôi lại phải đối diện với sự ngột ngạt đó. Thực lòng tôi rất tôn trọng vợ và cũng không ghét vợ, chỉ là không còn tình yêu hay cảm xúc gì.
Từ rất lâu, hai vợ chồng cũng tìm đủ cách hâm nóng tình yêu, đi gặp chuyên gia tâm lý,... Trước khi thổ lộ tình cảm với nữ đồng nghiệp, tôi đã nói chuyện thẳng thắn với vợ rằng bản thân không còn cảm xúc và chỉ sống để nuôi dạy con thôi. Vợ cũng là chuyên gia tâm lý, xác định là không còn cảm xúc, nhưng vẫn đòi hỏi ở tôi những cử chỉ quan tâm, âu yếm. Tôi làm không được. Khi thổ lộ tình cảm với đồng nghiệp, tôi cũng nói chuyện với vợ, rằng nên xa một thời gian để xem tình cảm hai bên thế nào thì vợ không đồng ý mà tỏ ra đe doạ rằng nếu tôi có người khác thì sẽ xử lý cả đôi. Tôi biết vợ, em có thể làm mọi chuyện.
Tôi vẫn chu toàn chuyện chăm sóc con cái, lo cho vợ những điều em cần. Và vì sự đe dọa, tôi rơi vào trạng thái hoảng loạn, suy nghĩ nhiều và quyết định kết thúc với nữ đồng nghiệp, dù ngay cả trong giấc ngủ tôi còn mơ thấy cô ấy. Cô ấy buồn, suy sụp khi thấy tôi đau khổ vì mỗi ngày vẫn gặp ở sở làm. Cô ấy chấp nhận nhưng lâu lâu thấy tôi buồn quá lại hỏi có cần phải thả lỏng ra không để mọi chuyện tự nhiên. Tôi từ chối dù lòng đau. Tôi tỏ ra lạnh lùng và mạnh mẽ nhưng khi đêm về, đối diện với chính mình mới thấy mệt mỏi thực sự. Hàng ngày tôi chăm con, vui đùa với con thì nguôi ngoai, chỉ cần tĩnh tâm lại nhói lòng nghĩ về em.
Gần đây tôi quyết định đi ra nước ngoài sống để con có môi trường tốt, cũng là để cách xa cô ấy, để có thể nguôi ngoai và an phận chịu đựng tiếp cuộc hôn nhân này vì con. Nhưng sao tôi vẫn trống trải, mỗi ngày chỉ nghĩ về cô ấy. Tôi cố gắng hoà hợp với vợ nhưng không được vì quan điểm sống của cả hai khác xa nhau quá. Ở nước ngoài tôi làm kiếm tiền để lo cho vợ con đi học, vợ tôi muốn làm tiến sĩ.
Đôi khi ngồi nghĩ lại, tôi thấy kiệt quệ về tinh thần và thể xác. Ở bên vợ nhưng không cảm nhận được sự chia sẻ, chỉ thèm cảm giác được cô đồng nghiệp động viên. Tôi có gì sai không? Phải làm sao để vượt qua nỗi khổ này?
Theo Vnexpress
Tôi đã tự hành xác đau đớn để được vợ thương Để được vợ chiều chuộng, yêu thương,bao năm qua anh P. đã có những màn hành xác kỳ quái... Cưới vợ được 3 năm, nhưng hàng xóm chẳng đếm nổi đã bao lần anh P. (Phú Nhuận - TP.HCM) phải nhập viện. Chẳng phải anh mắc bệnh nan y hay bệnh nguy hiểm to tát gì, nhưng cứ dăm bữa nửa tháng anh...