Đàn ông rửa bát thà mặc váy còn hơn?
“Tôi là chồng, trụ cột gia đình. Tôi mà nấu cơm, rửa bát, giặt giũ thì tôi đi mặc váy cho xong. Cô thích chồng cô mặc váy cho thiên hạ cười à?”.
ảnh minh họa
Kiệt sức vì “việc nước, việc nhà”
“Tôi luôn cảm thấy thiếu thời gian, ngày nào cũng là một vòng quay chóng mặt: Dậy sớm đi chợ, nấu ăn sáng, đưa con đi học, đi làm, chiều về đón con, nấu cơm, tắm gội cho con, giặt giũ rồi lại cắm đầu làm việc tới khuya.
Từ khi bắt đầu học văn bằng hai Đại học Kinh tế buổi tối thì tôi như phải chạy đua, áp lực về thời gian và công việc khiến tôi muốn xỉu.Về đến nhà không thiết làm gì nữa. Chồng tôi bảo: “Có lẽ cô yêu công việc, tiền đồ của cô hơn cái gia đình này…”
Lời tâm sự của chị Mai, một cán bộ làm việc tại một ngân hàng cũng rất đúng với nhiều phụ nữ. Quả là vất vả khi người phụ nữ vừa học vừa làm, nhất là đang nuôi con nhỏ. Gánh nặng gia đình và xã hội trên vai họ quá lớn mà nếu làm tốt cái này ắt sẽ ảnh hưởng đến cái kia.
Ngày nay phụ nữ đang thể hiện sự bình đẳng trong xã hội bằng các vị trí của mình trong công việc. Tuy nhiên để đạt được điều đó họ gặp phải rất nhiều trở ngại, vừa phải làm tốt công việc ở cơ quan đồng thời làm phải làm tốt vai trò làm dâu, làm vợ, làm mẹ trong gia đình.
Để trang bị kiến thức cho mình, người phụ nữ không ngừng trau dồi nghiệp vụ theo học các lớp tại chức văn bằng hai… 8 tiếng làm việc tại cơ quan, việc gia đình rồi học tập khiến họ rối như mớ bòng bong.
Mai Thu cũng rơi vào trường hợp tương tự. Mai Thu là nhà báo. Công việc của cô bất kể ngày đêm, buổi tối phải đi học thì đêm cô viết bài một mạch đến hai ba giờ sáng để kịp nộp cho toà soạn. Đêm nào con ngủ ngoan còn đỡ, đêm nào nó quấy thì phải mất thêm thời gian dỗ con trong lúc anh chồng thì ngáy ầm ầm mà không dám gọi.
Video đang HOT
Thu bảo, cả ngày anh ấy làm việc mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, vả lại đàn ông phải dậy khi đang ngủ say là điều họ ghét nhất. Thu nhiều lần phát khóc lên khi về thấy nhà cửa bừa bộn mà chồng vẫn ngồi xem tivi, quần áo bừa bãi, bếp nguội ngắt.
Không nhận được sự giúp đỡ việc nhà, Thu còn bị mẹ chồng phàn nàn, rằng học ít thôi, phụ nữ chăm lo cho gia đình mới là điều cần thiết. Nhiều lúc, Thu muốn chồng phụ giúp việc gia đình thì nhận ngay “đòn giáng trả”: “Tôi là chồng, trụ cột gia đình. Tôi mà nấu cơm, rửa bát, giặt giũ thì tôi đi mặc váy cho xong. Cô thích chồng cô mặc váy cho thiên hạ cười à?”. Nghe chồng đáp, lòng Thu buồn trĩu.
Thu lại bàn với gia đình muốn thuê người giúp việc. Chưa để Thu nói hết câu, mẹ chồng chị cao giọng: “Cô làm dâu, phải đúng bổn phận của dâu. Nhà có tôi, có chị là phụ nữ chẳng nhẽ làm mô à. Cảm thấy không có thời gian thì đừng học nữa. Học cao, chức vụ nhiều, cãi chồng lắm chứ báu gì!”.
Cuộc sống hiện đại với những sức ép từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người làm người phụ nữ nhiều khi kiệt sức. Ít có thời gian để phát triển tri thức, sự nghiệp. Dường như, áp lực công việc, gia đình là bức tường vô hình ngăn cản sự phát triển phụ nữ. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến họ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây stress – trầm cảm. Song trong vòng quay của cuộc sống, người ta cũng dễ bỏ qua những dấu hiệu của trầm cảm.
Chỉ có 1/4 đàn ông châu Á muốn làm việc nhà
Một cuộc nghiên cứu “Đóng góp kinh tế của phụ nữ thông qua công việc nhà” do Quỹ HeathBridge Canada tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội” đã cho thấy, ở thành thị lẫn nông thôn, người phụ nữ vẫn là người dành nhiều thời gian làm các công việc nhà hơn nam giới.
Trung bình một ngày, người vợ làm việc nhà 5-6 tiếng đồng hồ. Người chồng có tham gia chia sẻ công việc nhà với vợ nhưng không đáng kể: bằng 1/4 phụ nữ. Phụ nữ ngày càng tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động, nhưng thực tế này không có nghĩa là công việc nhà sẽ được chia sẻ công bằng hơn giữa các thành viên trong gia đình.
Trai Việt lười gấp mấy lần trai Tây
Sở dĩ, có tình trạng phụ nữ làm công việc nhà nhiều hơn nam bởi rất nhiều người cho rằng: “Nam tính của người đàn ông của họ sẽ bị đe dọa nếu như họ phải làm những công việc trong gia đình”. Đây cũng là lý do mà nam giới không làm việc nhà hoặc chỉ “giúp” trong chừng mực nào đó. Mặc dù, họ cũng hiểu “thực trạng phân công lao động như vậy không có lợi cho sự tiến thủ và sức khỏe của phụ nữ.”
Theo các số liệu thống kê xã hội học gần đây, đàn ông châu Âu hiện thích làm những gì mà quan niệm truyền thống coi là trách nhiệm của phụ nữ. Một cuộc khảo sát được tiến hành ở Anh cho thấy, 66% đàn ông làm việc nhà tám giờ trở lên/một tuần, trong khi con số này ở phụ nữ chỉ 62%.
Trong khi đó, đáng buồn là đàn ông châu Á làm việc gia đình thua xa các “trai Tây”. Theo truyền thống Á Đông, những việc như lau nhà, giặt ủi quần áo, nấu nướng, rửa bát, thậm chí kiểm tra bài vở của con trong hầu hết các gia đình đều do phụ nữ đảm nhiệm. Chỉ có 1/4 đàn ông châu Á có tham gia vào việc bếp núc.
Nhà tâm lý học Trịnh Trung Hòa: “Hiện nay ở châu Âu, người ta không xem đàn ông làm nội trợ là “bất tài”, là “quẩn quanh xó bếp” mà coi đó là người đàn ông hiện đại, biết làm các món ăn ngon và biết thưởng thức cùng bạn bè. Nhiều gia đình trẻ thích tiếp bạn thân trong bếp để vừa tự làm món ăn vừa trò chuyện vui vẻ.
Cảnh chồng ngồi ngất ngưởng tiếp khách đợi vợ bưng món ăn lên “mời các ngài xơi” đã lỗi thời, không được giới trẻ chuộng nữa. Bởi họ hiểu, phụ nữ rất cần nhận được sự chia sẻ, cảm thông của người thân trong gia đình nhất là người chồng vì chung quy họ cũng vì một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của gia đình và xã hội.
Theo VNE
Dâu mới "giở chiêu" để xin ra riêng
Tự biến mình thành một nàng dâu thật lười, thật đoảng, hai tháng sau Ly được bố mẹ chồng "đuổi" ra khỏi nhà. Hỏi ra mới biết đó là "kế" của cô nàng.
Muốn có cuộc sống tự do nên vừa cưới xong là Ly (Khâm Thiên, Hà Nội) bàn với chồng xin bố mẹ cho ra ở riêng. Nhưng mẹ chồng "cao tay", đoán được ý con dâu nên đã rào trước rằng "nhà cửa sau này sẽ là của các con nên đừng nghĩ chuyện chuyển đi đâu". Cũng phải, bởi chồng cô là con trai một, nhà lại rộng rãi, khó có lý do chính đáng để bố mẹ chồng chấp thuận chuyện sống riêng.
Nhưng không chịu để "số phận an bài", Ly liền tương kế tựu kế. Chỉ sau 2 tháng "làm cách mạng", bố mẹ chồng đã gật đầu lia lịa để vợ chồng cô chuyển ra ngoài.
"Chiến lược của mình là làm sao để mẹ chồng càng ngứa mắt càng tốt. Đương nhiên mình không cãi lại lời bà, bà dạy gì mình cũng dạ, cũng vâng hết nhưng khi làm thì cố gắng sao cho vụng nhất. Ví dụ bà bảo mình nấu ăn, thì bữa cắm cơm nhão, bữa nấu mặn, bữa rán cháy trứng, chả bữa nào ra hồn. Rửa bát thì giả lỡ tay làm vỡ bát, sứt đĩa. Lau nhà thì phiên phiến, đẩy chỗ này một tí, chỗ kia một ít.
Sinh hoạt thì ngược giờ giấc với bố mẹ chồng. Lúc sớm thì ngồi xem phim, lướt net nhưng khi bố mẹ chồng chuẩn bị đi ngủ thì mình lạch cạch đi tắm, giặt quần áo, đi vệ sinh. Nói chung ông bà tỏ ra khó chịu, cũng ra ý nhắc nhở bảo mình làm sớm sớm nhưng mình cứ dạ vâng rồi hôm sau lại y chang thế. Chiều tan sở thì lượn lờ phố xá, ăn quà vặt chán chê mới về, ngồi vào mâm cơm là 5 phút đứng dậy. Sau hai tháng, mình đã được trao danh hiệu nàng dâu siêu lười, siêu đoảng", Ly kể.
Cô bảo, dù phải trở thành một nàng dâu xấu xí trong mắt bố mẹ chồng để có được cuộc sống tự do cô cũng chấp nhận. Bởi theo cô, nếu là một nàng dâu ngoan thì còn phải sống chung dài dài.
"Suy từ nhà mình ra là biết thôi, mẹ mình lấy dâu về là để được đỡ đần việc nhà, có người thay bà nấu cơm, rửa bát. Nếu nàng dâu ngoan ngoãn nghe lời, việc gì cũng làm hoàn hảo từ a đến z thì có mẹ chồng nào muốn cho ra riêng chứ, "osin" miễn phí cơ mà. Còn mình thì, cực lười, cực đoảng, làm gì cũng nhìn ngứa mắt, mẹ chồng chỉ muốn tống cổ ra ngoài cho rảnh nợ", cô nói.
Khi thấy bố mẹ chồng ngấm ngầm than thở với con trai "vợ mày lười lắm, đoảng lắm con ạ" là Ly biết "cách mạng" của mình đã thành công. Lúc này cô mới đặt lời xin bố mẹ chồng cho ra ở riêng để học cách sống tự lập, cô bảo ở chung với ông bà được bao bọc nên cái gì cũng không biết làm, cái gì cũng đoảng. Đang sẵn "ngứa mắt" với con dâu vụng nên bố mẹ chồng gật đầu luôn.
"Tiền trảm hậu tấu"
Sống với mẹ chồng nhiều lời, lại hay soi mói nên cả hai vợ chồng Hương (Từ Liêm, Hà Nội) đều muốn chuyển ra ở riêng cho thoải mái. Nhưng vì nhà chồng rộng, lại có vài nhà khác cho thuê nên bố mẹ chồng nhất định không cho con ra ngoài thuê nhà.
Sau nhiều lần thuyết phục không được, hai vợ chồng quyết định đẩy mọi thứ vào "sự đã rồi". Họ thuê một căn hộ chung cư gần chỗ làm, mục đích ban đầu được cho là "để nấu ăn trưa và nghỉ trưa" vì chỗ làm xa nhà hơn 15 cây số. Rồi chồng cô viện lý do phải làm tăng ca nên tối nào cũng về nhà muộn, hôm 7-8 giờ tối, hôm 9-10 giờ, có hôm đi liên hoan ăn uống đến gần 1 giờ đêm mới về đến nhà, sáng dậy sớm đi làm thì giả bộ kêu mệt để bố mẹ nghe thấy.
Hơn một tháng đi sớm về khuya như thế, con trai gầy đi thấy rõ, mẹ chồng mới gợi ý con dâu "hay hai đứa cứ tạm dọn đến nhà trọ một thời gian khi nào công việc hết bận thì về, chứ đi lại xa xôi thế này khổ chồng con, ngủ cũng không đủ giấc". Chỉ nghe thấy thế là vợ chồng Hương mở cờ trong bụng.
Hương bảo, lúc đầu cứ hứa là khi nào công việc chồng ổn định thì chúng con lại về. Rồi thứ bảy, chủ nhật hai vợ chồng lại về thăm nhà. "Nhưng hứa thế thôi, chứ ra được rồi thì ai dại mà quay lại nữa. Mình đã mua sắm giường tủ, bàn ghế, đầy đủ đồ dùng gia đình hết rồi. Như thế sau này mẹ chồng gọi về thì còn có cớ mà nói", cô chia sẻ.
Theo VNE
Em! Mình cưới nhau nhé? Em! Giả sử như là chúng mình yêu nhau cũng được một thời gian rồi, và mọi điều kiện hoàn hảo trừ việc chính phủ Việt Nam còn chưa muốn chúng mình kết hôn và chướng ngại vật to lớn là bố mẹ của em. Thế thì tại sao chúng ta nên cưới nhau? Vì chúng ta yêu nhau chứ còn sao nữa!...