Đàn ông ở rể
Xưa nay, chuyện phụ nữ theo chồng về làm dâu là chuyện đương nhiên. Trong khi đó, đàn ông ở rể vẫn còn vướng phải rất nhiều định kiến xã hội…
Thúy và Toàn yêu nhau từ khi cùng bước vào năm đầu tiên đại học. Sau khi ra trường đi làm khoảng 3 năm cả hai tiến tới hôn nhân. Toàn quê ở Miền Tây nên từ khi đặt chân lên thành phố để học hành cho tới lúc đi làm việc đều phải ở trọ trong lúc từ nhỏ Thúy đã sướng như tiên vì là con một, gia đình lại ở thành phố. Cho nên với Toàn chuyện ở rể bên nhà vợ là đương nhiên bởi anh chẳng thể nào có sự lựa chọn khác khi chưa đủ tiền mua nhà trong lúc bố mẹ Thúy cũng không thể đồng ý cho hai vợ chồng thuê nhà để ở.
Lúc đầu mọi thứ đều suôn sẻ nhưng theo thời gian tình hình có vẻ căng thẳng hơn khi không ai chịu nhường ai do những khác biệt về lối sống, văn hóa, sở thích lẫn cách giáo dục con cái. Toàn dạy con luôn phải tự lập, ngoài giờ học biết phụ bố mẹ trong lúc ông bà thì chiều chuộng thái quá, không muốn các cháu động tay đến việc nhà. Cả hai vợ chồng anh đều làm những công việc ít nhiều liên quan đến nghành nghệ thuật giờ giấc đi về thường không cố định, ăn mặc xuề xòa. Trong khi bố mẹ Thúy vốn là nhà giáo nên lúc nào cũng đề cao sự chỉnh chu trong trang phục, đi thưa về trình, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc…
Mặc dù bố mẹ vợ luôn tế nhị nhưng tâm trạng anh vẫn không mấy thoải mái khi sống chung như vậy, lúc nào cũng phải e dè.
Trong lúc đó Lâm, nhân viên một công ty cho thuê tài chính làm việc ở Tân Bình cũng chịu cảnh ở rể cho dù gia đình cách đó không xa nhưng vì diện tích căn hộ chung cư của ba mẹ anh hơi khiêm tốn. Lúc rảnh rỗi, xong việc sớm Lâm thường la cà nơi này, nơi nọ đợi lúc nào vợ về nhà, anh mới về theo. Theo Lâm thì mặc dù bố mẹ vợ luôn tế nhị nhưng tâm trạng anh vẫn không mấy thoải mái khi sống chung như vậy, lúc nào cũng phải giữ kẻ từng lời ăn, tiếng nói. Anh còn cho biết hai vợ chồng đang cố sức cày ngày, cày đêm để mua trả góp một căn hộ ở tận Bình Dương, xa xôi mấy mà là của riêng mình thì vẫn hơn.
Video đang HOT
Xem ra có vẻ ngược đời khi Sinh tình nguyện đi ở rể mặc dù vợ chồng anh đã có nhà riêng ở Q. Bình Thạnh. Hỏi ra mới biết sau khi gia đình người anh vợ định cư ở nước ngoài, Sinh quyết định về ở chung để tiện việc chăm sóc bố mẹ Mai, cũng để nhà cửa bớt trống trải. Anh nói, bố mẹ bên nào thì cũng vậy thôi, mình cứ yêu thương hết lòng chứ nghĩ ngợi, xét nét làm chi. Các cụ còn sống bao lâu thì mình vui bấy nhiêu. Nhìn cảnh mỗi sáng Sinh tất tả đi mua thức ăn sáng cho hai ông bà, đến chiều lại về sớm khi thì chơi cờ với ông, lúc thì đẩy xe lăn đi dạo cùng bà, không ai nghĩ anh là con rể trong nhà.
Khi người đàn ông thực sự trải lòng mình để đối đãi tử tế, xem bố mẹ vợ như bố mẹ mình chính là lúc họ vun vén để hạnh phúc gia đình càng thêm trọn vẹn, an vui.
Phụ nữ làm dâu, đi về nhà chồng là chuyện thường tình bởi bao đời thuyền theo lái, gái theo chồng là lẽ đương nhiên, không cần phải bàn cãi. Thế nhưng khi nghe đến việc đàn ông đi ở rể thì có hàng chục lý do để thắc mắc, hàng trăm lý do để soi mói mong tìm cho ra sự thật. Có khi bị cho đó là những người đàn ông thiếu bản lĩnh chẳng khác gì chó chui gầm chạn hoặc đang là đang những tính toán, mưu mô nào đó…
Phụ nữ làm dâu đã khó trăm đường thì huống chi chuyện đàn ông đi ở rể. Một khi người đàn ông không đủ bản lĩnh trước những lời đàm tiếu xung quanh thì cho dù nhà vợ có dễ dàng, đơn giản cách mấy thì cũng khó có thể sống thuận hòa, yên ấm. Và mỗi khi xảy ra những bất đồng mâu thuẫn thì vợ luôn là người chịu đau khổ nhiều hơn hết khi đứng giữa bên tình, bên hiếu. Nói cách khác, chính cái tôi của người đàn ông là yếu tố quyết định bầu không khí gia đình.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, có lẽ khó có lời giải đáp hoàn hảo cho những ai chấp nhận ở rể. Tuy nhiên cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, khi người đàn ông thực sự trải lòng mình để đối đãi tử tế, xem bố mẹ vợ như bố mẹ mình thì cũng là chính lúc họ vun vén để hạnh phúc gia đình càng thêm trọn vẹn, an vui.
Theo thegioitiepthi.vn
Những ngày còn được yêu thương
Tôi đã sống nông nổi như mùa hè với những buồn vui bất chợt. Tôi đã căng buồm ra khơi khi bão nổi, rồi hành động trong giận dỗi, có ai lấy lửa mà mong dập tắt đám cháy bao giờ.
Có lúc tôi nhìn đời bằng ánh mắt bi quan, ở đâu cũng không là nơi neo đậu an toàn, loay hoay tìm kiếm bến bờ bình yên nhưng chiếc thuyền đời cứ trôi vô định, tôi sống trong trời bơ vơ mà nghe xa lạ xô bờ.
***
Bây giờ đã hơn mười một giờ, tôi cặm cụi và chi li viết lại từng dòng tin nhắn của người, nó đã dày cộm lên rồi, nhiều lắm không đếm hết. Biết bao lời đã nói, biết bao chỗ lặng im nhưng chan chứa ân tình. Lắng nghe, an ủi, động viên và chia sẻ đó là những gì người đã làm, bình thường như bao nhiêu người yêu nhau vẫn làm thế, nhưng người có một thế giới tâm hồn sâu sắc, một trái tim yêu thương chân thật mà không phải ở đâu cũng tìm thấy.
Tôi ngậm ngùi giữa bao ngày đã qua, giữa biết bao con đường để chọn, vậy mà tôi để chân trần cô đơn phố vắng.
Tôi đã sống nông nổi như mùa hè với những buồn vui bất chợt. Tôi đã căng buồm ra khơi khi bão nổi, rồi hành động trong giận dỗi, có ai lấy lửa mà mong dập tắt đám cháy bao giờ. Có lúc tôi nhìn đời bằng ánh mắt bi quan, ở đâu cũng không là nơi neo đậu an toàn, loay hoay tìm kiếm bến bờ bình yên nhưng chiếc thuyền đời cứ trôi vô định, tôi sống trong trời bơ vơ mà nghe xa lạ xô bờ.
Không muốn nói với ai một điều gì, tôi cũng không buồn nghĩ về ai cả. Không xem thường, nhưng tôi không thể cởi mở với những người xung quanh, nụ cười tắt dần theo những tính toan, dự định sai lầm. Tôi luôn cho rằng, mình không nhận được sự công bằng, nhưng tôi lại quên, cuộc sống chứa biết bao nghịch lí và vì nghịch lí mà nó tồn tại.
Tôi muốn tìm lại tôi xưa, nhưng chỉ là hư ảnh ban trưa trên sa mạc trắng nắng cồn cào rát bỏng. Nên biết bao lần tôi ngỡ tôi và kỉ niệm ngày thơ thôi đã lìa nhau. Vậy mà, khi những cơn mưa trái mùa kéo đến, day dứt, lại đánh thức nỗi nhớ thương ngậm ngùi, những kỉ niệm dấu yêu, xưa cũ. Thuở học trò áo trắng tinh khôi, thời tuổi ngọc đã đi qua giờ buồn vương khóe mắt. Con sóng bạc đầu, kỉ niệm còn chăng chỉ là nửa vầng trăng vỡ, một bài thơ thoáng chút ngu ngơ,... Nhưng giờ tôi đã thôi là cô bé dại khờ, trước cuộc đời trầm luân, dâu bể,...
Thế rồi ngày qua ngày, tháng nối tháng tôi quen dần với sự im lặng. Tôi bước vào thế giới của mùa đông, lạnh lẽo, xám ngắt, trơ trụi cành khô. Tôi thu hẹp cuộc sống, co cụm như "người trong bao". Tôi cố tỏ ra cứng cỏi và mạnh mẽ, nhưng tôi yếu mềm và ngốc nghếch, một chút gió cũng làm tôi thấy lạnh, một lời vô tình cũng làm tôi tổn thương, tôi lạc loài giữa thế giới của riêng tôi. Một mùa đông dài đeo đẳng, lòng ngàn nỗi tơ vò.
Rồi một ngày tất cả đổi thay, một ngày người đến thay màu áo mới đời tôi bằng một sự tình cờ. Tôi cứ ngỡ là người cũng vội vã như những người đã qua, vậy mà người đã ở lại, nếu không nhật kí đời tôi lại viết tiếp những trang dài với nỗi niềm khắc khoải. Người đã nắm tay tôi lại, để thôi lơ thơ đi trên con đường mà tôi đang bước, để thôi ngu ngơ tìm những gì không thuộc về tôi nữa.
Sau những ân cần, lo lắng, sau những cái nhìn ấm áp yêu thương. Tôi chợt thấy bình minh tràn về qua khung cửa. Ngày tháng lâu dần, tôi bỗng thấy nhớ người theo từng bước chân đến lớp, từng chiều qua phố đông vui, từng đêm nhìn các vì sao nối nhau lấp lánh,... Một chút ngập ngừng tôi bước vào thế giới của người, tim tôi hé mở mối tình đầu tiên,..
Có những phút giây, trước mắt người tôi không biết mình là ai nữa. Hạnh phúc và ngọt ngào, mọi thứ đổi thay sau lần gặp gỡ ấy. Một mùa hè nông nổi, một mùa thu đơn côi hay một mùa đông lạnh lẽo tất cả đã xa rồi. Bây giờ mùa xuân đã đến, mùa xuân này tràn ngập hồn tôi, mùa xuân có người để đời sang trang mới.
Tình yêu của người không đến từ ánh mắt mà đến từ trái tim, từ sự cảm thông và thấu hiểu, là kết thúc bước chân đơn côi và mệt mỏi là sự đỡ nâng sau những lần vấp ngã, là tay nắm lấy đôi tay là nụ cười cho nhau niềm tin cuộc sống.
Người đã giúp tôi tin vào bản thân, để biết rằng trong mỗi con người luôn có một khả năng tiềm ẩn. Và cuộc sống là một hành trình dài chứ không phải một cuộc đua nên cũng sẽ không có kẻ thua người thắng. Cái ngày hôm qua đã là quá khứ, hôm nay là hiện tại, trong hiện tại đã có tương lai, vậy nên hôm nay ta nên biết mình phải làm gì để ngày mai đừng hối tiếc. Và chúng tôi đã cùng học tập, cùng có gắng vì tương lai. Những khó khăn, va vấp trên đường đời, là một phần của cuộc sống, tất cả chỉ là thử thách thôi, quan trọng là phải biết tự đứng lên trên đôi chân của mình. Hy vọng và phải luôn luôn hy vọng, hãy tin rằng cuộc sống còn biết bao điều kì diệu và đẹp đẽ.
Tình yêu của người cho tôi nhận ra những giá trị của tình thương, sự cho đi không cần nhận lại. Để tôi biết rằng, tự sâu thẳm trái tim con người dù tốt hay xấu luôn có một tình thương và ước mơ âm ỉ cháy. Hãy tha thứ cho người đó là cho mình sự bình yên và thanh thản. Hãy cười với người khác và họ sẽ cười với bạn. Tình yêu ấy còn nói với tôi hãy sống thật với chính mình, đừng ngại bày tỏ tình yêu khi tim bạn còn rung động.
Đừng tìm hạnh phúc ở đâu xa, đôi khi hạnh phúc chỉ cách chúng ta một cái nhìn, một cách nghĩ, nó ở nơi mà ta không ngờ tới. Hãy sống thật ý nghĩa vì ta chỉ có một cuộc đời để sống và yêu thương,...
Cám ơn người đã chìa tay cho tôi nắm, trọn vẹn yêu thương, cám ơn bờ vai vững trãi đã im lặng để tôi ngã đầu sao những vỡ vụn, xót xa. Cám ơn sự tình cờ của ngày hôm qua nhưng hôm nay không phải tình cờ mà tôi cố tình viết ra những dòng chữ này trong niềm hạnh phúc.
Nguyễn Thị Ngọc Đoan
Theo blogradio.vn
Mẹ dạy con gái: Hạnh phúc của ai người nấy hưởng, đàn ông của ai người đó nhờ Con gái ơi! Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng đừng bao giờ trở thành kẻ thứ ba. Đừng trở thành kẻ đạp đổ hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc của ai người nấy hưởng, đàn ông của ai người nấy nhờ, đừng dại mà lao vào nơi đã có bến đỗ. Nghe không con gái? Con ạ, phụ nữ...