Đàn ông lúc yêu, mua quà đắt không cần đúng – kết hôn rồi, chỉ mua đúng cần đắt?
Con người ta, bất kể khi nào cũng chỉ nên mua thứ cần thiết, không nên mua thứ mà mình không cần.
Giống như khi tìm kiếm một nửa còn lại của đời mình, hãy tìm kiếm người phù hợp nhất thay vì người hoàn hảo nhất.
Lại một ngày lễ lớn trong năm sắp tới – 20/10. Tôi nhớ mình từng đọc được đâu đó trên mạng xã hội nước ngoài một đoạn như này:
“Lễ tình nhân qua, tiếp theo là Quốc tế phụ nữ. Ý muốn nói, sau khi lễ tình nhân kết thúc, thiếu nữ như hoa như ngọc sẽ biến thành phụ nữ. Quốc tế phụ nữ kết thúc là tới ngày Cá tháng Tư, vậy là thiếu nữ sau khi biến thành phụ nữ, mới biết là mình bị lừa vào tròng. Cá tháng Tư đi qua là tới Quốc tế lao động, chính là khi phát hiện ra mình bị lừa thì đã muộn rồi, chỉ có thể lao động cả đời. Hết Quốc tế lao động lại là Quốc tế thiếu nhi, trời ơi, lại cả sinh con nữa… Đời người, đâu đâu cũng là ‘bẫy’ cả!”.
Một góc nhìn khá thú vị. Câu chuyện này làm tôi nhớ lại câu chuyện năm ngoái. Sau khi ngày lễ dành cho phái nữ chúng ta kết thúc, cô bạn Vân tới tìm tôi để than thở.
“Cậu nói xem, đàn ông bây giờ có thực tế quá không, vừa kết hôn có một năm, ngày của chị em chúng mình, lại chỉ nấu cho tớ một bữa cơm ở nhà”, cô ấy nói với cái giọng “chán chả buồn nói”.
“ Sao thế, chồng nấu cơm cho ăn, sướng thế còn gì, biết bao nhiêu chị em phụ nữ còn chưa từng được ăn cơm chồng nấu kia kìa”, tôi nói.
“Hả, không lẽ cậu nghĩ vào dịp đặc biệt, không nhận được món quà nào, thì mới là hạnh phúc?”, Vân trợn mắt lên.
Tôi cười không nói gì, đâu thể nào nói với cô ấy rằng “Thực ra tớ có nhận được hoa và quà”, tôi sợ nói ra rồi, về nhà hai vợ chồng cô ấy lại chiến tranh lạnh hơn.
“Ừ, tớ ước được ăn cơm chồng nấu còn không được đây này!”, tôi cười nói.
“Ôi giời, thế thì chồng cậu cũng không ổn rồi, tớ còn tưởng có mình tớ bất hạnh”, tâm trạng của Vân bỗng nhiên tốt lên rất nhiều. “Tớ thấy đàn ông khi yêu và lúc kết hôn rồi khác nhau hoàn toàn. Lúc yêu đương, dịp đặc biệt nào cũng làm rất lãng mạn, đến cả ngày bình thường cũng vẫn cứ ngọt ngào như lễ tình nhân, quà nào, bất ngờ nào, hầu như ngày nào cũng có, lúc nào cũng nghĩ cách để tớ vui. Muốn ăn gì uống gì, nhắn tin một phát, lập tức mang qua, đi dạo phố, chỉ cần tớ thích, không cần nhìn giá, mua mua mua, tặng tặng tặng. Còn giờ thì sao? Đấy cứ nhìn hai đứa mình thì biết!”.
Lúc này tôi thực sự muốn ngắt lời cô ấy, bảo cô ấy sửa “hai chúng mình” thành “tớ” thôi, ít nhất thì tôi cũng không cảm thấy cuộc sống sau khi kết hôn buồn tẻ như cô ấy nói.
“Cứ nhìn hai chúng mình nhé, trước khi kết hôn, có ai trong hai ông chồng không đối xử vô cùng dịu dàng với mình không, cậu thì thôi tớ không nói. Tớ với chồng, lúc yêu nhau nghe tớ răm rắp, tớ nói đông ông ý không dám đi tây, tớ có bảo hái sao trên trời cho tớ cũng ok, nhưng giờ thì đấy, mới kết hôn có một năm, vẫn coi là tân hôn đúng không, thế mà ngày lễ lại chỉ nấu cho đúng bữa cơm, đến một bó hoa cũng không có, ôi buồn!”, cô bạn nói với giọng không thể nào chán nản hơn.
Video đang HOT
Thực ra, cá nhân tôi thấy chồng nấu cơm cho vợ ăn, nó khá lãng mạn và chân thành. Chồng của Vân là cảnh sát, công việc bận rộn, mặc dù cũng không giống như những gì chúng ta hay thấy trên phim, ngày nào cũng phải chiến đấu giữa ranh giới của sự sống và cái chết, nhưng cũng thường xuyên phải đi sớm về muộn, thường xuyên đi công tác tỉnh ngoài, ít thì 3 – 5 ngày, nhiều thì có khi cả nửa tháng. Vì là bạn thân nên chúng tôi thỉnh thoảng cũng hay tụ tập, lần nào anh ấy cũng nói thấy có lỗi với Vân, sau khi kết hôn, ít có thời gian ở bên cô ấy, cũng vô cùng biết ơn vì Vân trước giờ hiểu chuyện, thông cảm cho chồng, để anh ấy có thể yên tâm làm việc.
Vì vậy, tôi nghĩ mong muốn lớn nhất của anh ấy chính là có thời gian, dù chỉ là một ngày, không vướng bận công việc, ở bên vợ cả ngày. Một bữa cơm đích thân làm vào ngày lễ, đặc biệt biết bao!
“Còn nữa, lúc yêu đương, tớ không hề thấy ông ý keo kiệt, nhưng mà giờ cứ tiết kiệm sao ấy. Có một lần hai đứa đi siêu thị, tớ nói hay là mua nải chuối, vì thấy nải chuối ấy đầy đặn mà cũng khá ngon mắt. Nhưng sau khi nhìn giá, ông ý nói to nhỏ gì ăn cũng giống nhau, mua cái này, anh thấy cái này vừa đủ chín, nải em nói vẫn còn xanh, phải để hai ngày nữa mới ăn được. Thấy không, cái nải chuối đắt hơn có vài ngàn mà cũng để ý. Sau này mà bảo muốn mua quần áo, mua túi xách chắc ông ý dẫn tớ ra chợ mua theo lố cho rẻ mất”, Vân tiếp tục, cảm giác như cô ấy đang rất tủi thân vì cuộc sống hôn nhân không được như ý muốn.
“Người ta nói cũng đâu có sai, mua chuối thì mua cái nào ăn được ngay ấy, với lại to nhỏ thì có gì khác nhau đâu. Tớ thấy cậu hơi quá khắt khe rồi đấy!”, tôi khuyên.
“Không hề nhé. Cái hồi yêu đương, tớ muốn ăn gì ông ý cũng đều mua, không một lời kêu ca đắt rẻ. Còn nữa, cái lần đi chơi, tớ muốn mua một món quà lưu niệm ở khu du lịch, ông ý cản luôn, bảo là, đồ ở khu du lịch đắt lắm, còn bảo đồ lưu niệm mua về cũng không làm gì, không có chỗ để, nói một thôi một hồi, cậu xem, ý là bảo tớ tiêu tiền linh tinh hay gì. Cảm giác như bị lừa vậy, biết ông ý keo kiệt như vậy, tớ thèm vào mà lấy”, cô ấy tiếp tục “bức xúc” nói.
“Ôi giời, người ta nói cũng đúng mà, tại cậu đang bức xúc nên mới liên kết mọi chuyện lại thôi”, tôi khuyên nhủ, sợ nàng về ly hôn chồng thật.
“Cậu phải bạn tớ không đấy, nói gì cũng bảo không đúng”, Vân nói.
“Tình bạn này chắc không bền lâu được nữa đâu nhỉ!”, tôi trêu. “Vân ơi, yêu đương với kết hôn là hai chuyện khác nhau, lúc yêu đương, không cần lo lắng tới chuyện cơm áo gạo tiền, hết tiền có thể xin ba mẹ, không cần tính chuyện nhà cửa, kết hôn rồi, nếu có con, còn phải chi tiêu cho nó, cậu biết giờ nuôi một đứa trẻ tốn kém thế nào không? Áp lực của đàn ông thường chỉ đến sau khi kết hôn, các cụ bảo đàn ông là trụ cột gia đình, họ muốn nuôi vợ, nuôi con thật tốt, còn áp lực công việc…”.
“Không phải tớ không biết mấy cái đó, nhưng cũng không thể nào tiết kiệm tới cái mức làm giảm chất lượng cuộc sống chứ!”, Vân nói.
“Kết hôn rồi tiết kiệm một chút là chuyện bình thường, không thể nào đánh đồng tiết kiệm với chất lượng cuộc sống được. Đúng là vật chất chiếm một phần trong chất lượng cuộc sống, nhưng ngoài nó ra vẫn còn đời sống tinh thần, cảm xúc, quan hệ xã hội. Có người ngày ngày ăn cơm rau vẫn vui vẻ, ăn uống lành mạnh, chất lượng cuộc sống của họ vẫn rất tốt, có người ngày nào cũng ăn sơn hào hải vị, nhưng lại mắc biết bao nhiêu là bệnh tật. Cậu nhìn cậu xem, chồng cậu đã khi nào bắt cậu phải nỗ lực làm việc, gắng sức kiếm tiền chưa? Tiền nhà tiền điện nước mỗi tháng cậu có cần lo hay không? Cậu muốn làm gì người ta đã bao giờ cấm cản chưa? Việc lớn việc nhỏ trong nhà đều nghe cậu đúng không? Tiền lương tháng nào cũng đều đặn đưa vợ, không thuốc lá cờ bạc, không chơi game thâu đêm, không tụ tập rượu chè nếu không cần thiết, có thời gian là chỉ ở nhà với vợ, đưa vợ đi chơi lúc nào cũng cầm đồ cho vợ không kêu ca một lời, đồ cậu ăn không hết người ta ăn, có một ông chồng như vậy, cậu còn muốn cái gì nữa?” Nghe tôi liệt kê ưu điểm của chồng ra, tâm trạng cô ấy khá hơn nhiều.
“Cũng đúng nhỉ, chồng tớ đúng kiểu, ‘em chỉ cần xinh đẹp, còn lại để anh lo’, chưa bao giờ ép buộc hay yêu cầu tớ điều gì. Việc lớn việc nhỏ cũng đều hỏi ý kiến tớ”, Vân cười nói.
“Vâng ạ, bạn biết thỏa mãn đi bạn ạ”, tôi nói.
Tóm tắt lại nội dung chính trong lời phàn nàn của cô bạn: Khi yêu, người đàn ông chỉ mua những thứ đắt tiền, không cần biết có cần thiết hay không; sau khi kết hôn, họ chỉ mua những thứ phù hợp chứ không mua những thứ đắt tiền. Vậy đây là keo kiệt, là bủn xỉn ư?
Tối hôm đó về, tôi hỏi một người bạn là nam giới của mình về vấn đề này, câu ấy nói với tôi:
“Rất bình thường mà, lúc yêu, đằng gái luôn nghĩ là, ai mà biết được người đàn ông này sau này sẽ là chồng của ai, mua được cái gì đắt đắt thì cứ mua thôi; còn đằng trai thì lại nghĩ làm thế nào để nhanh nhanh chóng chóng cưa đổ đằng gái, vì vậy, chỉ cần cô ấy vui là đủ, muốn gì cũng đều không phải là vấn đề. Nhưng sau khi kết hôn, người đàn ông sẽ nghĩ, đằng nào cũng lấy nhau rồi, không cần lãng phí nữa, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy; còn người phụ nữ sẽ nghĩ, đằng nào cũng gả cho người ta rồi, tiêu tiền anh ấy cũng là tiêu tiền của mình, mua cái gì dùng được là được, mua đắt để làm cái gì”.
Nghe cậu ta nói một thôi một hồi, tôi chỉ muốn quát, đàn ông đúng là đầu óc đơn giản.
Thực ra tôi cảm thấy, hai người ở bên nhau, dù là lúc yêu hay sau khi kết hôn, họ đều nên nhớ về những đam mê và tình cảm mà họ có khi lựa chọn ở bên nhau. Yêu nhau, hiểu nhau, ủng hộ nhau, tôn trọng nhau, quan tâm đến nhau, tại sao phải quan tâm đến giá trị của những vật chất ngoài thân?
Vì vậy, “lúc yêu, chỉ mua đắt không cần mua đúng; kết hôn rồi, chỉ mua đúng không mua đắt” thực ra chỉ là một góc nhìn phiến diện. Con người ta, bất kể khi nào, cũng chỉ nên mua những thứ cần thiết, không nên mua những thứ mà mình không cần. Tương tự như vậy, giống như khi chúng ta tìm kiếm một nửa còn lại của cuộc đời mình, hãy tìm kiếm người phù hợp nhất với mình, thay vì cố gắng tìm kiếm người hoàn hảo nhất.
Dù trong tình yêu hay hôn nhân, cái tốt nhất chưa chắc đã phù hợp nhất, và cái phù hợp nhất thường chưa chắc đã là tốt nhất; dù trong cuộc sống hay trong kinh doanh, cái đắt nhất chưa chắc đã cần thiết, và cái rẻ thì cũng chưa chắc đã xấu. Dù là chọn bạn đời hay chọn sản phẩm, chúng ta cũng phải là một “người tiêu dùng” sắc sảo!
Anh trai mất mẹ "đuổi khéo" chị dâu, 3 năm sau nhìn chủ nhân nhà hàng xóm mà cúi gằm
Vừa ngẩng đầu nhìn rõ khuôn mặt người phụ nữ ấy, mẹ tôi lập tức cúi gằm, cố tình kéo sụp chiếc nón lá để họ không phát hiện ra mình.
Bố mẹ tôi có 3 người con, tôi là con gái út. Ban đầu vợ chồng anh cả sống chung với ông bà. Anh thứ kết hôn thì ra ngoài ở riêng, còn tôi cũng lấy chồng về nhà chồng.
Nhưng bất hạnh thay 3 năm trước anh cả tôi mắc bệnh nan y qua đời. Lúc đó anh cả và chị dâu sinh được hai bé gái, còn anh thứ có một bé trai. Bình thường mẹ tôi vốn đã có thành kiến với chị dâu cả vì chị không chịu sinh bé thứ ba, đẻ con trai nối dõi vì anh tôi là con trưởng. Anh cả qua đời, mẹ tôi lại càng bất mãn với chị.
Ông bà bàn tính rồi quyết định để vợ chồng anh thứ về sống cùng. Dù sao bây giờ bà cũng chỉ còn một người con trai, chẳng ở với anh thì ở với ai. Hơn nữa anh có con trai mình dõi, lại đang phải thuê nhà bên ngoài, để vợ chồng anh về sống cùng là hợp tình hợp lý.
Ông bà bàn tính rồi quyết định để vợ chồng anh thứ về sống cùng. (Ảnh minh họa)
Nhưng chị dâu cả và 2 hai cháu thì phải làm thế nào. Nhà bố mẹ tôi không rộng lắm, hơn nữa đông người rất phức tạp. Mẹ tôi nghĩ rồi nói với chị dâu cả thế này:
- Bây giờ không còn chồng bên cạnh, chắc hẳn sống ở đây con cũng không thoải mái. Mẹ cho phép con đưa hai bé về nhà ông bà ngoại ở, con nhỏ thì không thể xa được mẹ. Bố mẹ sẽ sang thăm cháu, có tiền thì gửi cho con phụ giúp thêm, con cứ yên tâm.
Mẹ chỉ nói với chị ấy một lần như vậy, hai hôm sau chị dâu thu dọn đồ đạc, đưa hai con ra ngoài thuê nhà chứ không về nhà đẻ. Vì bố mẹ chị ấy cũng đang sống với con trai, con dâu cùng hai cháu nội, chị dâu không thích về. Mẹ bảo thôi kệ, đằng nào cũng là chị ấy chủ động bỏ đi, chứ bà nào có đuổi.
Ba năm qua, tôi không gặp chị dâu cả và hai cháu, chị ấy cũng không hề đưa con về thăm ông bà nội. Nói chung đôi bên coi như tuyệt giao, không qua lại gì với nhau.
Cách đây một tháng, gia đình tôi xảy ra biến cố. Anh trai làm ăn thua lỗ, không còn cách nào khác, bố mẹ đành phải bán nhà đi trả nợ cho anh. Chẳng còn chỗ ở, mọi người phải dắt díu nhau ra ngoài thuê nhà trọ. Nhà đông người, thuê chỗ trọ rộng rãi đàng hoàng thì rất tốn kém. Trong khi anh tôi vừa phá sản, nợ nần còn chưa trả hết, chị dâu mới sinh thêm đứa thứ hai nên vẫn ở nhà trông con. Bố mẹ tôi không có thu nhập, chỉ có vài triệu lương hưu ít ỏi của bố.
May mắn lúc đấy có một người quen của nhà tôi thừa căn nhà cũ nên cho ở nhờ khoảng 2 năm, nhà vừa rộng lại không mất tiền thuê. Giữa lúc mọi người đang thở phào nhẹ nhõm, không còn phải lo chuyện chỗ ở nữa thì hôm đó mẹ tôi ra ngoài về tình cờ nhìn thấy người hàng xóm ở căn nhà bên cạnh. Sở dĩ chuyển đến một tuần rồi bà mới nhìn thấy họ vì người hàng xóm này đưa con về quê ngoại chơi, vừa mới lên thôi.
Vừa ngẩng đầu nhìn rõ khuôn mặt người phụ nữ ấy, mẹ tôi lập tức cúi gằm, cố tình kéo sụp chiếc nón lá để họ không phát hiện ra mình. Bởi vì người đó không ai khác chính là chị dâu cả của chúng tôi!
"Cô ấy chồng qua đời, một mình dọn khỏi nhà chồng nuôi hai đứa con nhỏ. Mấy năm qua cũng không thấy yêu đương qua lại với ai, có bà ngoại từ quê lên giúp trông con thôi. Giỏi giang lắm, ban đầu mua căn nhà này phải vay mượn khắp nơi nhưng ba năm qua đã trả hết nợ rồi đấy", đó là những lời bác bán nước ở đầu ngõ kể về chị dâu cả mà mẹ tôi hỏi thăm được.
Mẹ tôi thì sĩ diện và tự ái, không muốn con dâu cả biết về hoàn cảnh bi thảm của nhà mình hiện tại. (Ảnh minh họa)
Sau đó nhà tôi cất công hỏi thăm mấy người quen mới biết bây giờ chị dâu cả làm ăn khấm khá lắm, một mình gây dựng mọi thứ. Dù hiện tại chị ấy vẫn là con dâu của bố mẹ nhưng nhà tôi làm gì còn mặt mũi nhận. Từ hôm phát hiện chị dâu cả là chủ nhân căn nhà bên cạnh, nhà tôi đều hạn chế ra ngoài hết mức có thể, có ra ngoài cũng che kín không muốn đụng mặt chị.
Những rõ ràng đó không phải là cách lâu dài. Mẹ tôi thì sĩ diện và tự ái, không muốn con dâu cả biết về hoàn cảnh bi thảm của nhà mình hiện tại. Nhưng nếu dọn đi chỗ khác thì lại mất tiền thuê nhà. Giá kể khi trước vẫn giữ chị ấy ở lại, dù bây giờ có bán đất trả nợ cho anh trai thì bố mẹ tôi cũng có thể ở cùng chị dâu cả trong nhà mới, chẳng đến mức long đong thế này!
Đàn ông xem phụ nữ là vợ hoặc chỉ đơn giản là người thay thế bộc lộ hết ở 4 biểu hiện này Có rất nhiều người phụ nữ nhận ra, sau bao năm chung sống, họ vẫn chỉ là người thay thế, vẫn núp sau hình bóng người yêu cũ của chồng. Anh ta nói bạn giống người cũ Chẳng một người phụ nữ nào lại cảm thấy thoải mái khi bị chồng so sánh với người cũ cả. Và cũng không có người đàn...