Đàn ông khát khao điều gì ở người phụ nữ bên cạnh mình
Người vợ thông minh luôn biết coi trọng hạnh phúc của bản thân mình là trước nhất, lấy chồng không có nghĩa là chồng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hạnh phúc của bạn.
Một người vợ khéo léo và thông minh luôn biết được những điều người chồng mong muốn ở mình. Người vợ sẽ là người bên cạnh chồng, cùng chồng đi suốt quãng đời còn lại. Biết cảm thông, chia sẻ và gánh vác những lo toan vất vả chính là điều mà người chồng mong muốn có được ở người vợ.
Tôn trọng bản thân
Một người phụ nữ biết lo lắng, chăm sóc cho gia đình chắc chắn cô ấy cũng phải biết cách chăm sóc và tôn trọng bản thân mình. Không có nghĩa rằng khi đã kết hôn với nhau thì người vợ không có quyền tôn trọng bản thân, không có quyền làm đẹp.
Người chồng vẫn luôn mong muốn vợ có chính kiến của riêng mình.
Người chồng vẫn luôn mong muốn vợ mình có cá tính riêng, và tự tin vào bản thân mình. Vì vậy phụ nữ đôi khi cũng đừng quá khắt khe với bản thân mình nhé.
Chồng không phải là duy nhất
Nhiều người phụ nữ luôn tâm niệm rằng, hạnh phúc lớn nhất của người đàn bà là chồng con. Nhưng thực sự người chồng không phải là người duy nhất đem lại hạnh phúc cho phụ nữ. Nếu phụ nữ đặt hạnh phúc của mình lên vai người chồng sẽ thấy trọng trách nặng nề, nhiều khi họ không thể bao quát toàn bộ được.
Video đang HOT
Vậy nên khi có chuyện không may xảy ra như chồng ngoại tình , hoặc chồng có con riêng bạn cũng đừng vội lên án đàn ông. Bởi vì hạnh phúc của bạn không phụ thuộc vào chồng và hãy tự chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của mình.
Biết chia sẻ với chồng
Một người vợ thông minh sẽ luôn biết cách chia sẻ với chồng mình. Tuy nhiên, chia sẻ không có nghĩa là nói với chồng tất cả những chuyện vô nghĩa của bàn dân thiên hạ mà là những câu chuyện có chọn lọc.
Vợ chồng biết chia sẻ và cởi mở với nhau hơn sẽ khiến tình cảm vợ chồng mặn nồng hơn. Đó là chất keo gắn bó hai người trong cuộc hôn nhân này.
Bớt chỉ trích, cằn nhằn chồng
Bớt chỉ trích và cằn nhằn chồng khiến cho tình cảm vợ chồng hòa thuận hơn.
Ai cũng có những mặt tốt và mặt xấu của mình, là người vợ không nên chỉ nhìn vào những điểm xấu của chồng mà hãy nhìn vào những ưu thế mạnh của chồng. Người vợ khôn khéo sẽ biết động viên chồng ở những điểm tốt. Chẳng ông chồng nào muốn vợ chỉ trích, cằn nhằn chỉ bởi một sơ suốt của họ, như vậy bao nhiêu cố gắng, động lực làm việc sẽ tiêu tan khiến đàn ông chẳng muốn làm thêm điều gì khác nữa.
Luôn nói rõ quan điểm của mình
Đã là vợ chồng với nhau, người vợ cũng không nên úp mở về những suy nghĩ, quan điểm của mình với chồng nữa. Vì đàn ông không thực sự là những người tinh tế có thể hiểu được chính xác những gì bạn muốn.
Vậy nên hãy thẳng thắn với chồng, chỉ có như vậy họ mới biết được tâm trạng, suy nghĩ của vợ ra sao và có cách điều chỉnh cho phù hợp. Và người chồng cũng không muốn đón nhận cơn thịnh nộ từ vợ của mình mà không rõ nguyên nhân.
Theo Blogtamsu
Đừng trói phụ nữ vào cái bếp
Có cùng chia sẻ việc nhà thì cả nhà mới có điều kiện chia sẻ tâm tình, mới thấu hiểu nỗi vất vả của bố mẹ và mới biết yêu thương nhau.
Là một người tích cực ủng hộ bình đẳng giới, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh lại cho rằng nội trợ không hẳn là chuyện bình đẳng nam nữ, mà quan trọng, đó là kỹ năng chăm sóc bản thân ai cũng phải biết.
Mới đây diễn ra một cuộc tranh luận khá thú vị giữa một số chuyên gia tâm lý, nhà hoạt động xã hội, nhà báo về việc: phụ nữ và nam giới, ai sẽ là người vào bếp trong gia đình? Người thì bảo, ai cũng phải làm. Người lại bảo họ thích làm bếp và không ai được tranh với họ. Toàn những phụ nữ thông minh, giỏi giang nên tranh luận khá thú vị.
Nói ngay là mình không đam mê nhưng thích tự nấu ăn, thích làm nội trợ (người giúp việc chỉ hỗ trợ, không thể thay thế). Chồng con, đồng nghiệp từng ăn ở cùng có thể làm chứng: mình nấu ăn không cầu kỳ nhưng không tệ. Mình là quần áo, dọn dẹp nhà cửa cũng tốt nhất trong số những người mình từng biết. Thế nhưng mình kịch liệt phản đối những ý tưởng:
1. Buộc mọi phụ nữ phải thích/ghét như mình. Mình không có gì phản đối phụ nữ chỉ thích làm nội trợ, miễn là họ đừng kể lể hy sinh nọ kia rồi khóc lóc kể công khi bất như ý. Tự chọn thì tự chịu chứ!
2. Bắt mình nghĩ bếp núc là ưu tiên số một trong đời phụ nữ. Số mấy, đó là do mình tự chọn tuỳ thời điểm. Ví dụ, khi con còn nhỏ hay nhà có người ốm thì đúng là nên ưu tiên nội trợ số một, nhưng cả nhà khoẻ mạnh thì cùng nhau làm. Đừng có mà bảo mình hy sinh công việc, sự nghiệp, vui chơi cho cái bếp. Mình sẽ tự quyết định.
3. Bắt phụ nữ phải cho rằng bếp núc là nghĩa vụ phục vụ chồng con. Cả nhà phải cùng chia sẻ, cùng phục vụ nhau tuỳ theo khả năng và sở thích. Nếu mình bận, mệt, ốm thì phải có người làm cho mình và phải làm cho tử tế!
Sau nhiều lần đổi người giúp việc, mình thấy chỉ có tự làm lấy là hài lòng nhất và cũng lành mạnh nhất vì "Lao động làm con người tiến hoá". Tiền bạc chả có vấn đề gì ở đây.
Nếu đọc về quý tộc các nước, ta có thể thấy, các trường học đắt đỏ luôn đào tạo học sinh các kỹ năng chăm sóc bản thân và gia đình như nấu ăn, là quần áo, dọn dẹp, làm vườn... Nữ hoàng Anh vẫn đôi khi vào bếp làm cơm cho chồng con. Công chúa trong phim "Kỳ nghỉ ở Rome" tiếc nuối không được trổ tài nấu ăn cho chàng nhà báo. Những người giàu thật sự cả về tiền bạc và văn hoá luôn biết giá trị của công việc gia đình hay rộng hơn là lao động. Hoàng tử William và Harry của Anh đều từng tham gia hoạt động tình nguyện ở những nơi khó khăn như châu Phi, Mỹ Latin và tất nhiên phải biết tự lo cho bản thân.
Đã có quá nhiều giai thoại chê cười đám nhà giàu mới nổi ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc... có vài đồng đã tưởng có thể sống trên lưng người khác. Hình như không mấy người Việt nhớ câu châm ngôn của nhà văn hoá Nguyễn Hiến Lê: "Cách sống đúng đắn là tinh thần phải trên bậc trung nhưng vật chất thì chỉ ngang bậc trung". Có như vậy, ta mới đánh giá chính xác giá trị của cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Có cùng chia sẻ việc nhà thì cả nhà mới có điều kiện chia sẻ tâm tình, mới thấu hiểu nỗi vất vả của bố mẹ và mới biết yêu thương nhau.
Có lần, chồng mình nửa đùa nửa thật bảo: "Anh lương đưa đủ, tối ngủ nhà, em muốn gì nữa?". Mình nói luôn: "Em hy vọng anh biết đây là gia đình anh, không phải nhà trọ và em không chứa trọ, dù anh có trả giá 5 sao đi nữa"! Mình phải quyết tâm chịu ngứa mắt nhìn chồng làm vì đã chứng kiến nhiều nam giới quá được mẹ hay vợ chiều chuộng, khi xa nhà không tự chăm sóc được bản thân. Nhẹ thì gầy mòn, nợ nần, nhem nhếch vì ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo nên học hành, làm việc sa sút. Nặng thì chỉ vì miếng ăn mà rơi vào tay những người đàn bà không xứng đáng.
Chồng dù sao cũng là sản phẩm của những người đàn bà khác nên mình ít nhiều vẫn phải chấp nhận, còn con thì phải là sản phẩm của mình nên đừng có lơ mơ. Các con mình đều phải biết nội trợ, dù còn xa mới được như mẹ chúng muốn. Nhờ vậy chúng bớt bỡ ngỡ khi đi du học hay lập gia đình.
Tóm lại, nấu ăn nội trợ hay mọi kỹ năng chăm sóc bản thân là điều ai cũng phải làm, còn trong nhà tuỳ điều kiện cụ thể mà chia nhau. Còn trói bản thân hay bất kỳ ai khác với cái bếp cả đời hay xa cái bếp cả đời là vi phạm quyền con người.
Theo Tapchiphunu
Mặc chồng năn nỉ, vợ nhất quyết không sinh thêm con thứ hai Mỗi khi có người hỏi thăm, vợ tôi đều bảo đợi con trai lớn đã, nếu sinh con luôn thì cháu sẽ thiệt thòi vì bị san sẻ tình cảm. Tôi vốn là con một, bố mất khi tôi mới 15 tuổi, chỉ một mình mẹ chèo chống nuôi tôi. Mẹ tôi là giảng viên đại học, bao nhiêu tình thương bà dồn...