Đàn ông hói sớm dễ ung thư “vùng kín”
Một cuộc nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng đàn ông bị hói khi qua tuổi 40 sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt – một tuyến nằm trong hệ sinh dục nam.
Các nhà khoa học ở Úc đã nghiên cứu mẫu tóc rụng của gần 10.000 người và phát hiện ra rằng những người sớm bị hói thường sẽ dễ mắc phải bệnh ung thư về sau. Kết quả này thêm khẳng định cho những nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa hói đầu và bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Lý do của mối liên hệ này vẫn chưa được làm rõ, nhưng nhiều cuộc nghiên cứu trước đã suy đoán rằng nguyên nhân có thể là do lượng testosterone quá cao trong cơ thể. Hormone này không chỉ kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư mà còn ngăn cản sự phát triển của tóc. Mức độ testosterone cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các nang tóc, khiến cho việc mọc tóc bị chậm lại.
Đàn ông hói đầu sớm dễ mắt bệnh ung thư khi về già
Các chuyên gia tại Hội Đồng Ung Thư Victoria ở Úc đã theo dõi 9.448 người đàn ông tham gia vào một cuộc nghiên cứu sức khỏe lâu dài tại Melbourne.
Video đang HOT
Tế bào ung thư tuyến tiền liệt
Trong độ tuổi từ 40 đến 69, những người đàn ông này đã được yêu cầu thống kê lại tỉ lệ tóc mà họ đã mất vào lúc 20 tuổi và lúc 40 tuổi. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi xem có bao người trong số này mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt khi về già.
Kết quả cho thấy rằng hầu hết những người đàn ông bị hói trước 40 tuổi đều có khả năng khởi phát sớm bệnh ung thư, trong khi nhiều người khác thường bị vào độ tuổi 50 hoặc 60.
Trước đó, nhiều cuộc nghiên cứu và điều tra khác cũng đã được thực hiện về mối quan hệ giữa hói và ung thư tuyến tiền liệt. Một cuộc nghiên cứu còn chứng minh rằng những người đàn ông hói còn có nguy cơ cao mắc một căn bệnh tuyến tiền liệt khác gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
Theo Kim Anh (Người lao động)
8 dấu hiệu ung thư vùng kín ở phụ nữ
Nếu bạn ngứa quanh âm đạo trong thời gian dài thì đó là một trong những dấu hiệu báo động để bạn đi kiểm tra sức khỏe vùng này.
Ung thư âm hộ bắt đầu ở trong âm môn, sau đó ảnh hưởng đến môi âm hộ, các nếp gấp da bên ngoài âm đạo. Trong một số trường hợp, bệnh có thể bắt đầu từ âm vật hoặc trong các tuyến ở hai bên âm đạo.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này bao gồm: nhiễm virus papilloma (virus gây ung thư cổ tử cung hoặc mụn cóc sinh dục) ở phụ nữ dưới 50 tuổi, sự thay đổi của da như xơ cứng hoặc tăng sản các biểu mô da có vảy ở phụ nữ trên 50 tuổi, hút thuốc....
Nên đến bác sĩ khi có dấu hiệu lạ.
Gần 20% phụ nữ mắc bệnh ung thư âm hộ không có triệu chứng. Trong số trường hợp còn lại, các biểu hiện có thể gặp là:
- Ngứa quanh âm đạo trong nhiều năm hoặc có thể bị chảy máu âm đạo.
- Thay đổi da xung quanh âm môn.
- Nốt ruồi hoặc đốm trên da có thể hồng, đỏ, trắng, hoặc màu xám.
- Da dày lên.
- Da đau loét.
- Đau hoặc rát khi tiểu tiện.
- Đau khi giao hợp.
- Xuất hiện mùi không bình thường ở âm đạo.
Nếu nghi ngờ ung thư âm hộ, bạn cần đi khám và làm những xét nghiệm như sinh thiết, chụp CT hay MRI xương chậu để tìm lây lan bệnh ung thư, xét nghiệm khung xương chậu để tìm thay đổi ở da.
Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn đầu sẽ có kết quả tốt. Để ngăn ngừa ung thư âm hộ, cần thực hành tình dục an toàn, tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung, khám sức khỏe định kỳ đều đặn.
Theo SKDS
Vitamin D có thể giúp chữa hói Vitamin D có khả năng "đánh thức" những thụ thể ngủ quên ở nang tóc, mang lại hy vọng mới trong điều trị bệnh hói. Hói vì nang tóc "ngủ quên" Một số nghiên cứu gần đây phát hiện thấy, tình trạng rụng tóc hay hói ở một số người là do các nang tóc đã bị mắc kẹt trong trạng thái "ngủ"...