Đàn ông, đàn bà đều làm được nghề này, ngày “trúng” cả triệu bạc
Đặc thù của nghề kéo lưới là ở ven biển, không đi ra xa, người làm nghề không phân biệt tuổi tác, chỉ cần có sức khỏe và dẻo tay thì đàn ông hay đàn bà đều có thể kéo được.
Tranh thủ những lúc chưa thể đi theo tàu đánh bắt ngoài khơi do ảnh hưởng thời tiết, nhiều ngư dân làng biển ở tỉnh Bình Định sống với nghề kéo lưới, vây bắt cá ven bờ.
Nghề kéo dưới ít nhất cần khoảng 2 người, họ đi dọc ven biển để bủa lưới kiếm thu nhập.
Ông Đồng Văn Hùng đang kéo lưới cùng “đồng nghiệp” ở vùng biển xã Cát Hải (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) cho biết, khi biển động không ra khơi được thì ông tranh thủ kéo lưới, cải thiện thu nhập hằng ngày.
“Bình thường mỗi ngày thu nhập tầm 300.000 đồng, ngày trúng nhiều cá có khi bán được cả triệu”, ông Hùng cho hay.
Tuy nhiên, theo ông Hùng không phải lúc nào kéo lưới cũng trúng, nhiều ngày chỉ đủ để có bữa ăn cho gia đình, không có cá mang bán.
Video đang HOT
Nghề kéo lưới đã có từ lâu đời ở vùng ven biển Bình Định, đặc thù của nó là ở ven bờ, không đi ra xa.
Nghề này không phân biệt tuổi tác, chỉ cần có sức khỏe và dẻo tay thì đàn ông hay đàn bà đều có thể kéo được. Người dân ven biển cảm thấy vui khi làm nghề này, nếu được ít thì chia nhau mang về ăn, còn được nhiều thì thương lái xuống trực tiếp thu mua về bán tại các chợ địa phương.
Vùng ven biển Bình Định nơi mang về nguồn sống cho nhiều người dân làng biển.
Theo Danviet
Nghề độc, lạ ở Nam Định: Đi cày trên biển bắt ngao to bự
Thủy triều rút, nhà thờ đổ Hải Hậu như cao lên và lộ ra các bãi cát trải dài như những cánh đồng lớn, lúc này nhiều người hì hục cày cuốc tại những bãi cát biển.
Dân cày cuốc trên bãi biển không phải để trồng cấy, cũng không phải tìm kiếm vàng, dây chuyền vàng đánh rơi mà để bắt một loài ngao to bự bán đắt tiền. Cày bãi biển bắt ngao vạng tạo ra một nghề vô cùng độc đáo, lạ mắt ở huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định)
Bên cạnh khung cảnh nhộn nhịp của những làng chài nhỏ ven biển huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định), hình ảnh những người thợ săn ngao dây buộc ngang hông, chân bước chậm để kéo chiếc cào chạy dưới lớp cát biển. Cứ kéo chiếc cào này hết luống này sang luống khác, để tìm những con vạng béo mầm đang ẩn náu trong đó.
Độc đáo nghề bắt vạng giống như đi cày ruộng ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nếu ai mới lần đầu nhìn thấy lần đầu sẽ nhầm tưởng bà con ở đây giống như đang cày ruộng để trồng cấy một loài cây nào đó trên cát biển hơn là đi săn bắt. Và ít ai biết rằng, chính cái nghề độc đáo, lạ mắt này mà vài chục năm qua đã trở thành kế sinh nhai của nhiều gia đình, nuôi sống biết bao nhiêu thế hệ nơi đây.
"Một vốn tám lời, chứ đâu còn một vốn bốn lời" đó là câu nói của nhiều người thợ đi bắt vạng khi chúng tôi đề cập với họ về nghề này.
Đơn giản, chỉ cần một chiếc cào mua ngoài chợ giá 50.000 đồng (có thể dùng được 3-4 năm), một chiếc túi lưới giá 10.000 đồng, là có thể đi cào vạng, kiếm được 200-300.000 đồng/ngày. Có những người bắt giỏi hơn, ngày có thể kiếm tiền triệu, chí ít cũng 500-600 nghìn đồng/ngày. Nhiều người đi cày cát biển bắt ngao vạng trên bờ biển huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) đã tiết lộ như vậy với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Sau khi chiếc cào chạm vào con vạng sẽ phát ra tiếng kêu, sau đó chỉ cần nhẹ tay bới lớp cát là thấy con vạng đang nằm dưới đó.
Gắn bó với về cào vạng gần 40 năm nay, bà Đỗ Thị Hoa không biết cái nghề này có từ bao giờ, chỉ biết nghề này có từ rất lâu, ngay từ còn bé bà đã theo chân người lớn ra biển bắt vạng. Trung bình mỗi ngày, bà Hoa bắt được từ 3-6kg vạng, với giá bán dao động từ 80-100.000 đồng/kg, mỗi ngày bà Hoa có thu nhập vài trăm ngàn đồng.
Bà Hoa phân tích với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Những năm trước vạng nhiều, một ngày bắt được cả mấy chục kg nên dù giá rẻ nhưng tiến kiếm được vẫn khá cao. Nhưng thời gian gần đây vạng ít hơn nhưng bán lại được giá. Có nhiều thời điểm vạng lên tới 100.000 đồng/kg nên dù bắt được ít hơn ngày xưa nhưng tính ra thu nhập vẫn cao. Vì vậy, so với nghề khác thì làm nghề cào vạng biển cũng cho thu nhập cũng khá, đi làm mà tiết kiệm thì cũng chẳng thua kém nghề nào".
Nhờ cái nghề độc đáo này đã giúp bà Hoa có thu nhập lên đến vài trăm ngàn mỗi ngày.
Theo bà Hoa, hiện nay nhiều nơi khác số lượng vạng suy giảm nhưng cồn cát ven biển của huyện Hải Hậu có rất nhiều vạng. Sau mỗi lần thủy triều lên cuốn theo những con vạng từ ngoài biển vào, sau khi nước rút đi, chúng lại lặn sâu dưới cát, con người muốn hưởng lộc biển thì phải chịu đổ mồ hôi cào xuống lớp cát để bắt chúng.
"Nhiều hôm tôi cào ngao vạng gần nhà thờ đổ Hải Hậu, khách du lịch thấy lạ tò mò tới xem, nhiều người lầm tưởng tôi đi cày ruộng để trồng cấy một cây nào đó. Thậm chí nhiều người thương tôi vất vả, nắng nôi thế mà vẫn phải dùng sức "kéo cày". Khi biết tôi đang cào dưới lớp cát để bắt vạng biển thì nhiều người thích thúc, còn xin cào thử, cào trúng vạng cười tẹt ga, thỏa mãn và sau đó còn mua hết số vạng đó nữa"- bà Hoa tiết lộ chuyện vui với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Sau mỗi đường cày dài, người đi bắt sẽ có thể bắt được rất nhiều vạng biển sống dưới đó.
Là một "thợ" bắt vạng chuyên nghiệp ở huyện Hải Hậu, ông Nguyễn Văn Thỏa (61 tuổi) đã hơn 40 năm gắn bó với cái nghề độc đáo này. Đặt chiếc cào xuống bãi cát, ông Minh buộc sợi dây ở giữa thân chiếc cào vào bụng để có sức kéo lê chiếc cào trên mặt cát.
Vừa cào vạng ông Thỏa cho hay, nghề bắt ngao này là nghề truyền thống có từ lâu đời rồi, nghề cào vạng này tuy hơi vất vả nhưng thu nhập cũng khá cao, nhờ đó mà có đồng ra đồng vào để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.
"Vạng giờ được coi là đặc sản biển vì ngày càng khan hiếm nên có giá cao. Cứ bắt được bao nhiêu là thương lái đến tận nhà mua hết nên ngày nào cũng có tiền tươi thóc thật", trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Thỏa dí dỏm nói.
Vạng là loài nhuyễn thể to hơn con ngao. Vạng sống nhiều ở các bãi triều ven biển. Vùng bãi triều ven biển Hải Hậu-nơi có tàn tích nhà thờ đổ nghiên có nhiều vạng biển. Ngoài bắt vạng, thì người dân nơi đây còn đánh bắt tôm, cá... Nhiều gia đình đã đầu tư đóng mới tàu công suất lớn để khai thác nguồn lợi thuỷ sản là loài vạng biển, tôm tít, cá biển các loại...
Theo Danviet
Tích cực xây dựng xã hội học tập vì mục tiêu phát triển toàn diện Xây dựng xã hội học tập (XHHT) là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần gắn kết và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giúp người dân vươn lên làm giàu chính đáng. Học tập và học tập suốt đời góp phần phát triển quê hương, đất nước Ngày nay, để xây dựng...