Đàn ông có vợ muốn những gì?
Nhiều đôi yêu nhau say đắm mới lấy nhau. Vậy mà được một thời gian, đôi bên xảy ra xung đột…
Một trong những lý do dẫn đến việc này là những người vợ chưa hiểu người chồng mình mong muốn điều gì.
Muốn làm “ông chủ”
Video đang HOT
Làm chủ không có nghĩa là đứng tên trong cuốn sổ hộ tịch gia đình. “Ông chủ” muốn mình có quyền hành hơn trong việc quyết định các vấn đề chung của gia đình. Đàn ông có vợ cũng không muốn mình mất đi vai trò là chiếc cột cái trong việc kiếm tiền.
Tất nhiên, họ rất vui khi vợ cũng là một “chiếc cột”, nhưng không được lấn át họ. Đó là một nét đặc điểm tâm lý mà hầu hết đàn ông đều có, dù cho những nhà đấu tranh cho bình đẳng giới có phê phán, nhưng cũng phải công nhận đó là một sự thật. Chính vì vậy, người vợ nào may mắn kiếm tiền nhiều hơn chồng, có năng lực hơn chồng cũng không nên dựa vào đó để lấn át chồng. Người vợ nào biết trân trọng đồng tiền và vai trò của chồng, thì người đàn ông càng tôn trọng mình hơn.
Muốn mắt la, mày lém
Tuy có vợ rồi, nhưng việc đàn ông nhìn ngắm, khen ngợi, thậm chí ao ước có thêm những cô gái xinh đẹp. Việc có vợ không đồng nghĩa với mọi cánh cửa đã khép lại. Kể cả khi đã 35-40 tuổi, các anh chồng vẫn chưa từ bỏ thói quen ngó nghiêng. Họ không chấp nhận mình đã già và luôn luôn khao khát chinh phục những đỉnh cao mới. Tuy nhiên, khát khao, ao ước là một chuyện, còn việc có khả năng, có điều kiện và có chinh phục hay không lại là chuyện khác.
Đừng bà vợ nào nhắc nhở, mắng mỏ chồng mình là hư hỏng, khi anh ấy mắt la mày lém hay mồm mép tép nhảy khi gặp đối tượng xinh đẹp, trẻ trung hấp dẫn. Nhưng cần phải có chiến thuật đề phòng từ xa. Bởi trong chuyện này, đàn ông không phải là những người bản lĩnh, họ rất dễ bị sa ngã. Có thể nói, đàn ông mới là những người yếu đuối.
Thích được vợ chiều chuộng
Khi chinh phục, người đàn ông ra sức chiều chuộng người yêu, người vợ tương lai. Nhưng khi đã làm chồng, các anh ấy muốn đòi nợ các bà vợ. Ai cũng thích được vợ chiều, nhưng chiều một người đàn ông, một người tình khác với việc chăm sóc chiều chuộng một đứa trẻ. Khi người vợ cởi áo, mặc áo, gội đầu hộ chồng, kể cả giúp đỡ khi tắm được các anh chồng đánh giá như những hành vi gợi cảm của phụ nữ. Ép ăn, nhắc nhở quàng khăn, đội mũ khi đi nắng, nhắc nhở đi tắm nhiều khi lại làm các anh chồng tức giận vì họ cho rằng mình bị coi là trẻ con.
Sự chiều chuộng nhau còn thể hiện ở sự đồng điệu tâm hồn. Nhiều đôi ra toà cũng chỉ vì sống với nhau mà không tìm thấy sự hòa hợp. Chồng say mê xem bóng đá, vợ lại ra sức chê bai. Vợ tinh tế trong ăn mặc, cắm hoa, chồng lại kêu rách việc. Chồng đam mê du lịch, vợ lại chỉ muốn ở nhà nghỉ cho khỏe. Đó là những dấu hiệu của không đồng điệu tâm hồn, khiến hai người đồng sàng mà dị mộng, chắc chắn ngày một đẩy nhau ra xa hơn.
Sự đồng điệu còn thể hiện khi càng ngày họ càng phải say mê nhau hơn khi “gần gũi”, không coi chuyện ấy chỉ là nghĩa vụ đáp ứng hay cố gắng “trả bài”.
Để có một gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ không chỉ đòi hỏi sự công bằng, mà cả đôi bên cùng phải hiểu những đặc điểm tâm lý của nhau để điều chỉnh cho càng ngày càng thấy gần gũi nhau hơn. Mối quan hệ vợ chồng không giống như mối quan hệ giữa hai người bạn cùng giới.
Theo VNE