Đàn ông có những dấu hiệu này, tốt nhất bạn nên tránh quan hệ tình cảm
Đó là những dấu hiệu như: thích kiểm soát đối tác trong mọi khoảng thời gian trong ngày. Thường tìm kiếm những lỗi lầm trong quá khứ của đối tác, tấn công tâm lý kiểu như khóc lóc và dọa tự tử.
Cô lập người yêu và hạn chế các mối quan hệ với người khác giới của bạn đời…
Dựa trên hồ sơ trị liệu hôn nhân gia đình, các chuyên gia tâm lý cho rằng, trên thực tế thường có 3 kiểu cặp đôi nguy hiểm trong hôn nhân. Đó là:
1. Cặp đôi hung hăng:
Thông thường cặp vợ chồng này có một căn bệnh không được phát hiện, có nguồn gốc di truyền hoặc ảnh hưởng bởi những chấn thương tình cảm nghiêm trọng trong thời thơ ấu hoặc tuổi vị thành niên. Đặc điểm của kiểu cặp đôi này là:
Cố tìm kiếm lỗi của đối tác như một cách tìm kiếm xung đột. Họ thường có lối nói kiểu tấn công như kéo dài giọng, cử chỉ mang ý nghĩa tiêu cực. Họ cũng thường ứng xử theo cách cấm người yêu hoặc bạn đời có bạn bè, giao thiệp xã hội rộng, cấm làm việc này việc nọ…
Một trong những biểu hiện khác của kiểu cặp đôi này là họ thích tìm kiếm đối tác là một cô gái hay chàng trai ngoan ngoãn, nhân cách yếu để có thể buộc tội, ngược đãi, làm nhục…
Ví dụ, một cô gái đi đến bữa tiệc tốt nghiệp của trường đại học của người yêu mình, là một chàng trai có quá khứ bị ngược đãi. Tại cuộc họp này, khi chụp ảnh, người yêu của cô gái không bao giờ chụp ảnh cùng nhau với người yêu, ăn mừng với tất cả mọi người dường như phớt lờ cô. Khi cô gái phàn nàn, chàng trai sẽ nhìn cô với sự tức giận và nói rằng, cô gái đã phá hỏng bữa tiệc. Tuy nhiên đó là cách chàng trai đặt cái bẫy để nói với cô gái rằng “em ích kỷ”, “em tàn nhẫn”, “em không nghĩ đến người khác” để buộc chân cô gái. Anh ta làm như vậy là bởi trong sâu thẳm anh ta mắc phải bệnh tình cảm này.
Người có những đặc điểm thuộc vào nhóm những người có mối quan hệ hung hăng thường có nguyên nhân từ gia đình hoặc bị tổn thương từ thủa bé. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Hãy xem một ví dụ khác: Một cô gái kiểm tra điện thoại di động của bạn trai và thấy một tin nhắn của người yêu cô nhắn cho một người bạn: “Đã muộn rồi, hẹn gặp lúc khác”. Cô gái bắt đầu hét lên, xúc phạm anh người yêu và dán nhán cho anh ta là không chung thủy…Và cô gái đã thể hiện sự tức giận tột độ của mình, đòi cắt đứt mối quan hệ. Anh người yêu không biết làm cách nào để cho cô người yêu hiểu được rằng, cô đã hiểu lầm. Đây là dạng những cô gái mắc bệnh tình cảm này.
Hai trường hợp được nêu ở trên đều thuộc vào hai kẻ lạm dụng nguy hiểm bởi văn hóa cảm xúc ở họ đã bị vắng mặt. Cả hai đã bị lạm dụng bởi cha hoặc mẹ. Họ thường đã bị chỉ trích khắc nghiệt, có cuộc sống an toàn, đã có mối quan hệ xấu từ trong gia đình.
2. Cặp đôi ích kỷ: Đó là những người đàn ông hay phụ nữ người thường đã lập gia đình, hoặc đã có người yêu nhưng vẫn có những mối quan hệ tình cảm khác.
3. Cặp đôi có tính khí thất thường: Họ là những người hay lo lắng, hay thay đổi tâm trạng.
Theo bà Rosa María Cifuentes, nhìn chung những cặp đôi được xem là nguy hiểm thường có những đặc điểm như sau:
- Thích kiểm soát đối tác trong mọi khoảng thời gian trong ngày
- Thường tìm kiếm những lỗi lầm trong quá khứ của đối tác
- Tấn công về mặt tâm lý như khóc, dọa tự sát nếu đối tác chia tay
- Cố gắng cô lập người yêu, không cho làm bạn với người khác giới
- Phàn nàn về gia đình của họ như một lý do biện minh cho một điều gì đó ở hiện tại
Một mối quan hệ nguy hiểm là khi họ không bao giờ nhận lỗi trong khi sai lầm thì lặp đi lặp lại không ngừng. Những mối quan hệ này thường không có được sự hòa bình, hài hòa từ bên trong. Nó có tính chất ích kỷ, thiếu thận trọng, không thể giao tiếp và không thể để tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.
Ngân Khánh
Theo giadinh.net.vn
Môn đăng hộ đối ngày nay có còn giá trị?
Nếu chúng ta hiểu đúng nghĩa gốc của từ này thì ngày nay "môn đăng hộ đối" vẫn còn có giá trị trong việc kiến tạo nên một cuộc hôn nhân thuận lợi và lâu bền.
Môn đăng hộ đối có nghĩa đen là cái khung cửa có cân đối thì 2 cánh cửa khép vào nhau mới kín kẽ. Nghĩa bóng ám chỉ một quan niệm hôn nhân thời phong kiến: Trai gái muốn đi đến hôn nhân phải xứng hợp nhau về hoàn cảnh xuất thân, về môi trường sinh sống thì mới thuận lợi bền lâu. Cũng giống như 1 khung cửa có 2 cánh, khung cửa mà lệch, thì 2 cánh sẽ không đóng khít vào nhau được.
Hiểu theo nghĩa bóng thì cái khung cửa chính là nền tảng, là cái phông văn hóa, tri thức, là nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan, là truyền thống của một gia đình. Hai gia đình có cân xứng với nhau thì mối quan hệ của cặp đôi mới thuận lợi, bởi ai cũng biết "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài".
Khi hai người không có cùng một hệ quy chiếu các giá trị, chuẩn mực thì rất dễ dẫn đến tranh cãi, người này mong muốn người kia thay đổi cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của mình. Sự khác biệt làm họ thất vọng và đau khổ khiến hôn nhân chỉ còn là hình thức trói buộc.
Sự khác biệt về nền tảng của hai gia đình cũng dẫn đến thói quen khác biệt trong sinh hoạt hằng ngày của hai người dẫn đến những xung đột lặt vặt không đáng có.
Là công chức, đồng lương cố định, kinh tế không mấy khá giả nhưng bố mẹ Thu là người có nhận thức rất tốt, ăn nói hoạt bát lanh lợi, khôn khéo. Hai chị em Thu được chăm sóc tử tế, học hành đến nơi đến chốn.
Sau một thời gian yêu nhau, Thu đề nghị Pha sắp xếp đưa cô về thăm gia đình anh. Nhà anh rất nghèo, gian nhà tôn thấp lè tè giữa cánh đồng mía nắng chang chang. Ba má anh cùng trang lứa với bố mẹ Thu nhưng trông có vẻ khắc khổ hơn. Tuy mới gặp lần đầu nhưng Thu nhận thấy mẹ Pha không mấy cởi mở và thân thiện với cô. Thời gian sau đó Thu được Pha cho biết, má anh không thích cô vì cho rằng nhà cô không cùng đạo với nhà anh (nhà Pha đạo Tin Lành còn nhà Thu đạo Phật), bà chê Thu vừa lùn vừa bị cận, bà nói cả Thu và anh đều đeo kính cận, thành ra hai người tới tám con mắt (?) khiến nhà cửa luôn bị dòm ngó làm ăn không khá (?).
Pha chỉ thông báo với Thu như vậy rồi thôi, anh không bình luận gì cũng không đưa ra quan điểm hay giải pháp nào khả dĩ đối phó với các tình huống trên. Bị Thu thúc quá, anh trốn biệt luôn. Cô tới nhà tìm anh, mẹ anh không cho anh ra gặp. Bà nói thẳng, bà không chấp nhận con dâu gò má cao, quai hàm bạnh vì không muốn gia đình tán gia bại sản. Đến nước này, Thu không còn bình tĩnh được nữa, cô trả đũa: "Bà có gia sản gì mà lo tán gia bại sản. Con bà cũng "bốn mắt" mà bà chê tôi "bốn mắt". Con bà như cây nấm mà bà chê tôi lùn. Bà vô lý vừa thôi chứ. Tôi không cần mẹ chồng như bà tôi cũng không cần loại chồng như con bà". Nói xong hã tức Thu bỏ về.
Rõ ràng hai bên gia đình họ hoàn toàn không phù hợp với nhau về quan điểm sống và về cách nhìn nhận vấn đề. Trong khi bố mẹ Thu, xuất thân từ công chức, có nhận thức tốt, ăn nói hoạt bát lanh lợi, khôn khéo thì mẹ Pha với những nhận thức lệch lạc, nhuốm màu sắc mê tín dị đoan, trong xu thế hiện nay có thể kết luận là vô cùng lạc hậu.
"Tình yêu không cần môn đăng hộ đối, nhưng kết hôn thì cần..."
Vấn đề thứ hai thuộc về tính cách của hai người. Trong khi Thu là một cô gái năng động, cầu tiến thì Pha là một chàng trai thiếu bản lĩnh, thiếu quyết đoán nếu không muốn nói là nhu nhược. May mà họ chưa cưới nhau.
Sự khác biệt về nền tảng của hai gia đình cũng dẫn đến thói quen khác biệt trong sinh hoạt hằng ngày của hai người dẫn đến những xung đột lặt vặt không đáng có.
Chuyên gia tâm lý hôn nhân gia đình Lý Kiến Quân cho rằng: "Tình yêu không cần môn đăng hộ đối, nhưng kết hôn thì cần. Không môn đang hộ đối rất khó có hạnh phúc hôn nhân bởi vì các giá trị căn bản của con người thường được hình thành ở tuổi ấu thơ, trước 7 tuổi, sau này rất khó thay đổi. Nếu hoàn cảnh gia đình quá khác biệt thì sau khi kết hôn sẽ gặp rất nhiều khó khăn".
Tuy nhiên, cuộc sống không có gì là tuyệt đối. Nếu cuộc hôn nhân của bạn rơi vào trường hợp không môn đăng hộ đối thì vợ chồng hãy lấy cái nghĩa cái tình ra đối đãi với nhau, vì tình yêu, vì con cái, phấn đấu để hòa hợp, để cân bằng và tương xứng thì vẫn đạt đến hôn nhân bền vững.
CÁT TƯỜNG
Theo thegioitiepthi.vn
Nếu vợ chồng bạn đang đối xử với nhau thế này, ly hôn là cách tự cứu lấy mình Nhiều chị em khi gặp điều nghịch cảnh trái ý và bế tắc trong hôn nhân, ý nghĩ đến việc ly hôn luôn thường trực trong đầu họ nhưng họ lại không đủ khả năng để biết là nên ly hôn hay không nên. Vậy dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ hôn nhân của bạn đã không thể nào cứu vãn...